4 .Nhiệm vụ nghiên cứu công ty
8. Kết cấu của đề tài
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp
1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
●Thị trường lao động
Thị trường lao động là một trong các yếu tố bên ngoài quan trọng tác động
đến công tác đào tạo nhân lực của doanh nghiệp. Thị trường lao động tác động trực
tiếp đến lực lượng nhân lực cần của doanh nghiệp không chỉ về số lượng và còn về
chất lượng. Các doanh nghiệp luôn muốn mở rộng hoạt động, phát triển đi lên thì
luôn không chỉ cần đủnhân lựcvà những nhân lựcnày cần phải có năng lực, kỹ năng
thị trường lao động có chất lượng lao động cao, các doanh nghiệp có thể thu hút
những nhân lực phù hợp ngay từ đầu, công tác đào tạo nhân lựcsẽ ít áp lực hơn và
ngược lại, khi chất lượng lao động ngoài thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu của
doanh nghiệp, công tác đào tạo nhân lựccủa doanh nghiệp sẽ cần được chú trọng và
đẩy mạnh hơn.
● Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những đối tượng hoạt động trong cùng lĩnh vực, có cùng sản phẩm, cùng phân khúc khách hàng, có giá tương đương nhau và có sức mạnh cạnh tranh trên cùng phân khúc thị trường. Đây cũng là một trong những yếu tố khách
quan ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lựccủa doanh nghiệp. Doanh nghiệp nếu
muốn có một vị thế vững chắc trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh thì buộc phải tìm hiểu kỹ lưỡng và nắm rõ đối thủ cạnh tranh của mình. Để từ có có thể đưa ra được các chiến lược cụ thể, rõ ràng. Trong thời điểm hiện tại, doanh nghiệp muốn cạnh tranh được thì cần sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực của mình nhất là nguồn lực con người. Nhân viên ở các doanh nghiệp sẽ mang những đặc điểm khác nhau, tiềm năng và có các thế mạnh khác nhau để giúp cho doanh nghiệp tạo ra được lợi thế riêng cho họ. Vì vậy, muốn nâng cao được tính cạnh tranh trong thị trường thì doanh nghiệp cần tập trung vào đào tạo nhân lực, đưa ra các chương trình đào tạo để
bổ sung, nâng cao được những kiến thức cho nhân lực.
● Pháp luật, chính sách của Nhà nước: Pháp luật về lao động và thị trường
lao động có quy định rõ ràng và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước ảnh hưởng tới cơ chế và chính sách đãi ngộ, quyền lợi và nghĩa vụ hai bên, mức độ thu hút nhân
lựccủa các doanh nghiệp. Chính vì vậy, đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp phải được
thực hiện theo các quy định pháp luật về lao động và thị trường lao động nhằm tránh các sai phạm liên quan đến vấn đề hợp đồng lao động, thôi việc, sa thải và các chế độ theo quy định.
● Các yếu tố văn hóa, xã hội: Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nền văn
hóa riêng biệt và đặc trưng văn hóa của mỗi nước có ảnh hưởng đến tư duy và hành động của con người trong đời sống kinh tế xã hội của nước đó. Do vậy, các vấn đề
thuộc về văn hóa- xã hội như: lối sống, nhân quyền, dân tộc, khuynh hướng tiết kiệm và tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, thái độ đối với chất lượng cuộc sống.
1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
● Quan điểm của nhà quản trị
Quan điểm của nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết
định về đào tạo nhân lựcở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Mỗi nhà quản trị sẽ
có những quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau đối với công tác đào tạo. Nếu một
nhà lãnh đạo chú trọng, đánh giá cao công tác đào tạo thì hoạt động sẽ được quan
tâm, tiến hành thường xuyên. Ngược lại, nếu một nhà quản trị chưa nhận thức đúng
về tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực thì công tác đào tạo sẽ không được
quan tâm, thực hiện thường xuyên, trở thành một cản trở cho công tác đào tạo nhân
lựctại doanh nghiệp. Vì thế, đào tạo nhân lựcở mỗi công ty được quan tâm hay không
đều do quan điểm của nhà lãnh đạo.
●Trình độ nhân lực trong doanh nghiệp
Trình độ nhân lực trong doanh nghiệp là một trong những yếu tố bên trong
doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến đào tạo nhân lực. Các kết quả đánh giá thực
hiện công việc của các nhân lựcsẽ đưa ra trình độ hiện tại của nhân lực đã phù hợp
với công việc chưa? Qua đó nhận thức được nhu cầu đào tạo nhân lựcvà đưa ra quyết
định về số lượng nhân lực cần đào tạo, phương pháp đào tạo, hình thức đào tạo và
các chương trình chính sách đào tạo khác nhau sao cho phù hợp đối với từng đối
tượng nhân lựccủa tổ chức. Trình độ nhân lựcsẽ quyết định hoạt động đào tạo được
lên kế hoạch, triển khai thực hiện có sát với thực tế hay không, quyết định quan trọng
đến hiệu quả của đào tạo nhân lực.
● Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Tài chính là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp nói chung. Đối với hoạt động đào tạo nhân lực, dù doanh
nghiệp đã xác định được rõ cần đào tạo nhân lực, nhưng nếu khả năng tài chính không
cho phép thì họ cũng có thể không thực hiện được. Có rất nhiều những khoản chi phí
cho hoạt động đào tạo nhân lực như: chi phí trang thiếtbị, chi phí thuê giảng viên,
ổn định, và cần thành lập nguồn quỹ riêng cho đào tạo nhân lực. Một doanh nghiệp
có tài chính vững mạnh thì việc đầu tư cho đào tạo nhân lựcmới không gặp khó khăn.
Khi một doanh nghiệp lập ra được một quỹ đào tạo thì sẽ đảm bảo được các chương trình đào tạo được diễn ra đúng kế hoạch, đáp ứng được mong muốn của nhà quản trị
cũng như là nhân lực.
• Công đoàn: Công đoàn không chỉlà nơi để sinh hoạt mà còn là nơi giải
quyết những khúc mắc của người lao động với doanh nghiệp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp trong việc tổ chức nâng cao chất lượng vềmôi trường làm việc, thời giờ làm việc, chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu vềđào tạo của nhân viên trong doanh nghiệp. Có thểnói công đoàn có vai trò quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1, tác giả đã hệ thống các khái niệm nhân lực, đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp. Nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp và quy trình thực hiện công tác đào tạo nhân lực. Từ cơ sở lý luận phân tích ở chương 1, tác giả đã ứng dụng để phân tích thực trạng công tác đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần BellSystem 24 HoaSao, thành phố Hà Nội
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BELLSYSTEM 24 HOASAO, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần BellSystem 24 Hoa Sao, thành phố Hà Nội