Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân của đào tạo nhân lực tại Công

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần BellSystem 24 HoaSao, thành phố Hà Nội (Trang 55 - 59)

4 .Nhiệm vụ nghiên cứu công ty

8. Kết cấu của đề tài

2.4. Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân của đào tạo nhân lực tại Công

2.4.1 Thành công và nguyên nhân

Một là,công ty đã xây dựng cho mình được một quy trình đào tạo phù hợp với yêu cầu nhằm đúng mục tiêu, đối tượng đào tạo, nội dung, chương trình đào tạo,

phương thức đào tạo, phối hợp đào tạo hợp lý.

Hai là, hàng năm công ty đã bỏ ra chi phí phù hợp cho đào tạo nguồn nhân

lực, điều này cho thấy sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty đối với đào tạo.

Ba là, chương trình đào tạo của công ty được xây dựng khá đầy đủ, nhiều

chương trình đào tạo cho nhiều loại đối tượng từ nhân viên, nhân viên hành chính đến quản lý cấp và cả nhà lãnh đạo cấp cao, với nhiều hình thức đào tạo khác nhau từ đào

tạo tại chỗ trong công việc đến cử đi đào tạo ở ngoài

Bốn là,những chính sách,thủ tục đào tạo đã được thể hiện một cách tương đối đầy đủ, cho thấy công ty đã đánh giá được tầm quan trọng trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển, nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Năm là,các giảng viên lànhững nhân viên có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao . Chi phí cho hoạt động đào tạo và phát triển là hợp lý

Nhìn chung hoạt động đào tạo được tiến hành theo đúng kế hoạch, có người

giám sát, đánh giá sau mỗi khóa đào tạo, thay đổi linh hoạt khi cầnthiết.

Nguyên nhân mang đến thành công cho công ty:

Một là,việc tổ chức thực hiện đào tạo của công ty đã đạt được hiệu quả khá cao. Nhờ có quy trình đào tạo theo từng bước mà các bộ phận và cá nhân hiểu rõ công việc, trách nhiệm của mỗi bộ phận cũng như cá nhân từ đó thực hiện tốt theo quy định.

Hai là, do đối thủ cạnh tranh ngày càng trú trọng đầu tư đào tạo, phát triển nhân lực đòi hỏi công ty BHS_Khối DAMB cũng phải hiệu quả công tác đào tạo để đứng vững trên thị trường kinh doanh

Ba là,do đặc điểm ngành nghề kinh doanh là về lĩnh vực CSKH cho nên việc

xác định nội dung đào tạo đều cần chuyên sâu và đặc thù.

Bốn là, công ty luôn coi nhân viên là nguồn tài nguyên quý giá nhất để tạo ra những dịch vụ hoàn hảo nhất. Quan điểm đúng đắn của nhà quản trị lấy việc phát

triển con người làm nền tảng. Nhận thức được điềuấy nên công ty luôn tạo mọi điều

kiện thuận lợi nhất để động viên khuyến khích, nâng cao chất lượng mọi hoạt động.

Năm là,trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, công ty đã đánh giá được tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực đối với sự phát triển, nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Cùng với sự quan tâm và coi trọng công việc thực hiện công tác đào tạo và phát triển nhân viên của Ban lãnh đạo, công ty đã biết cách sử dụng tối đa nội lực của mình trong công tác đào tạo và phát triển nhân sự. Nhà quản trị Công ty đã vạch ra được quy trình cũng như cách thức đúng đắn trong quá trình đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Một là,kế hoạch đào tạo của công ty còn chung chung, chưa cụ thể, gây khó khăn cho việc đánh giá kết quả, cũng như chất lượng đào tạo. Một số hạn chế trong kế hoạch đào tạo của công ty như: mục tiêu đào tạo chưa cụ thể, rõ ràng; các phương pháp đào tạo hiện tại của công ty chưa đa dạng. Điều này cũng phần nào hạn chế hiệu quả đạt được trong quá trình đào tạo. Chủ yếu là tài liệu tự biên soạn của những người có kinh nghiệm và cập nhật còn chậm.

Hai là,còn tồn tại khóa đào tạo chỉ mang tính định hướng, chưa đi vàonhững vấn đề cụ thể mang tính tổng quan chung cho tất cả các ngành, chậm được bổ sung, cập nhật. Công tác đào tạo được thực hiện khá tốt tuy nhiên vẫn chưa thật sự hiệu quả và đồng đều.

Ba là, đánh giá kết quả đào tạo còn bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng, chưa có bước đánh giá cụ thể, việc thực hiện còn giản đơn và không có được phân thành bước riêng biệt mà tiến hành luôn sau quá trình triển khai đào tạo… Ngoài ra, công tác

đánh giá sau đào tạo còn mang tính hình thức, vẫn chưa chính xác. Nhân viên đánh

giá khóa học không nhiệt tình, chỉ trả lời cho qua. Đánh giá kết quả đào tạo ở mức độ

ứng dụng chỉ thông qua quan sát của người trưởng phòng ban, bộ phận còn mang tính

chủ quan.

Bốn là, nội dung đào tạo về Chính trị - lý luận tại công ty còn thiếu: Đây là một nội dung khá quan trọng và cần thiết đối với nhân viên, giúp nhân viên biết kết hợp hài hòa giữa mục tiêu của doanh nghiệp với mục tiêu toàn xã hội; trung thành với doanh nghiệp, với đồng nghiệp; có trách nhiệm với công việc được giao. Ngoài ra, công ty chưa thực sự chú ý đúng mức tới công tác nâng cao trình độ ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên nên tỷ lệ cán bộ công nhân viên thông thạo ngoại ngữ còn thấp

Nguyên nhân của những hạnchế trên:

Một là,việc xây dựng kế hoạch theo mẫu có sẵn, thường theo kế hoạch hàng năm.

Hai là,việc kiểm soát quá trình thực hiện đào tạo chưa được tốt nên kế hoạch

đào tạo chưa được thực hiện theo kế hoạch làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác

đào tạo,chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng lao động của công ty. Bộ phận phụ

trách đào tạo chưa thật sự nắm bắt thông tin đào tạo một cách cụ thể chính xác, chủ yếu dựa trên báo cáo ở dưới gửi lên mà không có kế hoạch hay chương trình kiểm tra công tác thực hiện có phù hợp và chính xác hay không.

Ba là,quy trình đào tạo chưa đầy đủ, bước đánh giá việc xây dựng phát triển kế hoạch đào tạo nhân lực chưa được rõ ràng và tách biệt trong quy trình. Đánh giá đào tạo còn mang nhiều cảm tính của giảng viên, chưa có quy định cụ thể, tài liệu

giảng dạy do các giảng viên tự chuẩn bị còn mang tính cá nhân.

Bốn là, nội dung chính sách đào tạo khá đầy đủ nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, các chiến lược, chính sách về đào tạo của công ty chỉ mang tính chung chung, chưa thực sự rõ ràng và cụ thể.

Năm là,quan điểm nhà quản trị chưa quan tâm đến nội dung đào tạo về Chính

Tiểu kết chương 2

Vận dụng hệ thống cơ sở lý luận về công tác đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp ở chương 1, tác giả đã nghiên cứu và phân tích thực trạng ứng dụng công tác đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần BellSystem 24 HoaSao, thành phố Hà Nội. Thể hiện qua sơ lược về công ty, lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của Công ty,

tình hình nhân lực, sơ lược kết quả hoạt độngkinh doanh; Khái quát thực trạng công

tác và quy trình đạo tạo nhân lực của công ty; Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực tại Công ty từ đó đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân từ đó làm cơ sở đề ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại công ty.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BELLSYSTEM 24 HOA

SAO, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Định hướng, mục tiêu hoạt động của Công ty Cổ phần BellSystem 24 Hoa Sao, thành phố Hà Nội đến năm 2025

Một phần của tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần BellSystem 24 HoaSao, thành phố Hà Nội (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)