CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Một số hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện vẫn còn những tồn tại, hạn chế, nhất là thu trong cân đối cần đƣợc khắc phục, đó là:
Thứ nhất, về hệ thống chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về thu NSNN: - Hệ thống chính sách thu chƣa bao quát hết đối tƣợng nộp thuế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về chuyển hƣớng kịp thời để thích nghi với môi trƣờng kinh tế ngày càng đổi mới nên chƣa nhận thức hết phạm vi điều chỉnh các sắc thuế và chƣa lƣờng hết đƣợc các nguồn thu sẽ phát sinh trong quá trình phát triển của kinh tế thị trƣờng. Cụ thể: Luật thuế giá trị gia tăng (VAT) đƣợc Quốc hội khóa XII thông qua ngày 03/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2009, sửa đổi bổ sung năm 2013. Luật thuế VAT mới có nhiều ƣu điểm so với Luật thuế VAT cũ nhƣng vẫn bộc lộ những hạn chế nhƣ Khoản 1, Điều 5 quy định: “Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chƣa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thƣờng của tổ chức cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu” không thuộc đối tƣợng chịu thuế VAT. Vậy đối với trƣờng hợp doanh nghiệp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hình thức ký hợp đồng với các cá nhân hộ gia đình có trang trại, có tay nghề thực hiện nuôi gia công, doanh nghiệp chỉ đầu tƣ
Hiện doanh thu từ dịch vụ nuôi gia công của hộ gia đình trên địa bàn huyện không thuộc đối tƣợng chịu thuế, chỉ phải nộp tiền thuê đất, khi thu hồi sản phẩm, doanh nghiệp bán sản phẩm chƣa qua chế biến có phải chịu thuế không?. Điều này là một trong những bất cập trong xác định đối tƣợng chịu thuế.
- Ngoài ra, chính sách thuế vẫn còn nhiều phức tạp, có sắc thuế còn nhiều thuế suất, còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn, giảm thuế làm hạn chế tính tập trung của thuế.
- Chính sách về phí, lệ phí còn chồng chéo, một đối tƣợng phải chịu nhiều loại phí khác nhau nên công tác khai thác và thu các loại phí cũng gặp nhiều khó khăn nhƣ phí đƣờng bộ đối với xe gắn máy, trong chăn nuôi chịu 16 loại lệ phí, giống cây trồng chịu 15 khoản phí...
- Các chính sách quản lý kinh tế - xã hội chƣa đƣợc cải cách đồng bộ để hỗ trợ khuyến khích công tác quản lý thu nhƣ: quản lý đất đai, quản lý đăng ký kinh doanh...Cụ thể: Nghị quyết số 29/2011 của HĐND tỉnh quy định số thu từ tiền sử dụng đất của các huyện, thành phố qua đấu giá, xử lý vi phạm, giao đất đều trích lại ngân sách tỉnh 20%, cơ chế này đã hạn chế nguồn thu của cấp dƣới, không tạo đƣợc động lực cho các cấp chính quyền cấp dƣới thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất nhất là trong thời kỳ thi trƣờng nhà, đất đóng băng, đòi hỏi bồi thƣờng của ngƣời dân cao nên khó thực hiện.
Thực hiện Luật đất đai mới năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 việc phê duyệt giá đất cụ thể để đấu giá thu tiền sử dụng đất do UBND tỉnh quyết định thay vì UBND huyện phê duyệt nhƣ Luật đất đai 2003. Điều này cần nhiều thời trong việc thực hiện thủ tục các bƣớc theo quy trình, gây chậm tiến độ giải phóng mặt bằng để đấu giá quyền sử dụng đất của huyện.
Thứ hai, công tác xây dựng dự toán thu ngân sách chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan, cảm tính, thực hiện theo lối mòn, thiếu cơ sở khoa học. Cơ quan quản lý nguồn thu chƣa làm tốt công tác thống kê, rà soát, xác định các nguồn thu sẵn có cũng nhƣ dự báo nguồn thu sẽ phát sinh để từ đó có biện pháp quản lý nguồn thu, thu đúng, thu đủ, không bỏ sót nguồn thu nhƣ thuế môn bài
của các hộ kinh doanh vận tải, thuế đất phi nông nghiệp của các hộ gia đình....Điều này đƣợc thể hiện số thu trong cân đối bình quân hàng năm đều tăng nhƣng có năm vẫn không đạt dự toán đƣợc giao (năm 2012 số thu đạt 104.850/122.660 triệu đồng, bằng 85,4% dự toán), trong đó số thu thuế từ khu vực ngoài quốc doanh, thu tiền sử dụng đất có năm không đạt dự toán giao, năm 2012 số thu thuế ngoài quốc doanh đạt 56% dự toán, năm 2014 chỉ đạt 90,4% dự toán; số thu tiền sử dụng đất liên tiếp các năm 2011, 2012, 2013 không đạt dự toán giao, cụ thể năm 2011 đạt 73,3%, năm 2012 đạt 96,3%, năm 2013 đạt 95,7% dự toán.
Thứ ba, công tácquản lý thu ngân sách trong việc chấp hành dự toán của một số cơ quan chuyên môn, UBND xã, thị trấn chƣa đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm túc, Cụ thể: số thu phát sinh tại địa bàn từ khu vực NQD còn đạt thấp, chƣa đƣợc tập trung khai thác. Sự phối hợp trong công tác kê khai, quản lý thuế thuế xây dựng trong các hộ trong dân cƣ chƣa đƣợc thực hiện, đặc biệt là 2 thị trấn và các trục đƣờng giao thông chính. Biện pháp tổ chức thu đọng chƣa kịp thời. công tác quản lý thu phí bảo vệ môi trƣờng, phí khai thác đất, hiệu quả chƣa cao. Công tác đôn đốc, hỗ trợ xử lý thu các hộ kinh doanh phƣơng tiện vận tải còn hạn chế, hàng tháng vẫn để đọng nhiều.
- Công tác quản lý tổ chức thu phí, lệ phí chƣa chặt chẽ; việc kiểm tra, giám sát cán bộ chuyên môn đƣợc giao nhiệm vụ thu chƣa thƣờng xuyên, vẫn để tình trạng thất thu xảy ra. Việc thanh toán chƣa kịp thời với đơn vị quản lý thu, việc cập nhật danh mục phí, lệ phí chƣa thƣờng xuyên.
Trong công tác quản lý thu thuế nhà đất còn bộc lộ nhiều hạn chế, hồ sơ chi tiết thuế đất phi nông nghiệp chƣa đƣợc theo dõi chặt chẽ do UBND các xã cơ bản là giao cho thôn thực hiện. Do vậy số liệu chi tiết đến hộ còn vênh so với hồ sơ Chi cục Thuế quản lý. Nợ đọng chƣa có biện pháp tổ chức thu, có nơi kéo dài nhiều năm chƣa thu đƣợc; xét miễn, giảm thuế cho đối tƣợng CSXH, hộ nghèo chƣa chặt chẽ, đôi khi còn chƣa đúng đối tƣợng (Chi cục Thuế Việt Yên, 2014).
Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra thu NSNN tuy đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa phát huy đƣợc hết vai trò, nhiệm vụ, việc thực hiện kiểm tra thuế theo kế hoạch đƣợc giao có năm chƣa đầy đủ.
3.3.2.2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế nhƣ đã nêu ở trên, nhƣng tập trung ở một số nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, tổ chức bộ máy quản lý thu NS còn bất cập.
Nhận thức và trách nhiệm của một số cấp uỷ, chính quyền xã, thị trấn cũng nhƣ ngƣời đứng đầu các đơn vị tham ra thu phí, lệ phí chƣa thực sự quan tâm đến công tác quản lý nguồn thu phí, lệ phí trên địa bàn, đơn vị mình dẫn đến việc lãnh đạo, chỉ đạo chƣa kịp thời, thiếu sâu sát. Còn một số loại phí, lệ phí đã có văn bản hƣớng dẫn thực hiện song chƣa đƣợc các cấp ở địa phƣơng triển khai thu hoặc thu chƣa triệt để nhƣ các loại phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt, khai thác khoáng sản…chƣa áp dụng đúng biểu thu phí, lệ phí. Nhiều danh mục phí, lệ phí đã đƣợc sửa đổi bãi bỏ, hoặc thay đổi nhƣng quá trình thu chƣa cập nhật đƣợc kịp thời.
Tinh thần trách nhiệm của Hội đồng tƣ vấn thuế xã, thị trấn còn chƣa cao, chƣa kịp thời đƣa hết những hộ KD mới phát sinh có doanh thu, thu nhập đến mức phải chịu thuế vào lập bộ để quản lý thu thuế hàng tháng.
Công tác phối hợp với các Ngân hàng trên địa bàn trong việc thanh toán, khấu trừ thuế chƣa đƣợc thực hiện. Một số khoản thuế của các cơ sở sản xuất kinh doanh còn nợ đọng hoặc không chấp hành kê khai nhƣng Chi cục Thuế chƣa phối hợp để đề nghị các Ngân hàng trên địa bàn có biện pháp hỗ trợ, trích trên tài khoản để thanh toán nộp vào NSNN.
Công tác phối hợp giữa cơ quan Tài nguyên – Môi trƣởng, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và Chi cục Thuế trong việc quản lý lập hồ sơ, xác nhận thông tin liên quan đến việc chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất nhƣ vị trí, nguồn gốc, khu vực địa lý để lập hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất chƣa chặt chẽ, việc chuyển nhƣợng, sang tên đổi chủ phối hợp giữa các cấp còn chƣa đồng bộ.
Công tác kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế đối với đối tƣợng chịu thuế chất lƣợng còn hạn chế, chức năng và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chƣa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn
Thứ hai, về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập:
Tuy huyện Việt Yên là huyện trọng tâm công nghiệp của tỉnh nhƣng tỷ lệ nông nghiệp vẫn còn lớn, thu nhập bình quân đầu ngƣời vẫn ở mức khiêm tốn 18 – 20 triệu đồng/ngƣời/năm. Kết quả thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp còn chậm, nhận thức của ngƣời dân về đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc còn hạn chế nên tình trạng trốn thuế, lậu thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều khoản thu, sắc thuế vừa làm thất thu ngân sách, vừa không đảm bảo công bằng xã hội.
Một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả; kinh tế tập thể phát triển chậm, một số hợp tác xã đƣợc thành lập nhƣng chỉ hoạt động cầm chừng, trông chờ vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc, một số không hoạt động dẫn đến nợ tiền thuê đất, thuế môn bài, chƣa chấp hành nghiêm việc tự kê khai thuế một cách chính xác...(UBND huyện Việt Yên, 2015)
Thứ ba, Thị trƣờng bất động sản trong giai đoạn vừa qua đóng băng nên các giao dịch về bất động sản trên địa bàn trầm lắng. Đây cũng là nguồn thu lớn cho NS huyện nên đã ảnh hƣởng không nhỏ tới thu NS của huyện.
CHƢƠNG 4
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN VIỆT YÊN,
TỈNH BẮC GIANG
4.1. Bối cảnh kinh tế xã hội và quan điểm và định hƣớng về quản lý thu NSNN tại địa bàn huyện.
4.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội
Trong bối cảnh kinh tế cả nƣớc cũng nhƣ ở nhiều địa phƣơng đang trong quá trình phục hồi nhƣng còn chậm thì công tác quản lý thu NSNN ở địa bàn Huyện Việt Yên cũng gặp một số bất lợi. Tuy nhiên, với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế-xã hội thì nền kinh tế của Huyện Việt Yên vẫn từng bƣớc ổn định và phát triển trên các lĩnh vực, cụ thể: giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 68,2%, vƣợt 38,2% so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đề ra; giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp - thủy sản tăng 10,1%, vƣợt 0,1% so với mục tiêu Đại hội , cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ phát triển. (Huyện ủy Việt Yên , 2015).
Đến nay, có 148 dự án đầu tƣ vào các khu công nghiệp của tỉnh đóng trên địa bàn huyện, tổng số vốn đầu tƣ là 3.056 tỷ đồng và 1.878 triệu USD, thu hút trên 38.000 lao động, thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/ngƣời/tháng. Tại các cụm công nghiệp của huyện đến nay đã có 12 doanh nghiệp đăng ký đầu tƣ với tổng diện tích đất đã đƣợc đầu tƣ là 13,3 ha, đạt 31% diện tích quy hoạch, ngoài ra còn có các doanh nghiệp nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp hoạt động. Đây cũng là những thuận lợi cho công tác thu ngân sách trên đại bàn huyện . (Huyện ủy Việt Yên, 2015).
Bên cạnh những thuận lợi, bối cảnh kinh tế hiện nay vẫn còn có những khó khăn trong quản lý thu ngân sách của huyện, cụ thể:
- Kết quả thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp còn chậm, công tác quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp còn hạn chế, việc
giám sát thực hiện cam kết đầu tƣ của các doanh nghiệp chƣa chặt chẽ, Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn tuy có bƣớc phát triển nhƣng chƣa tƣơng xứng với tiểm năng của địa phƣơng, chủ yếu vẫn tự phát theo nhu cầu của các hộ dân. Việc cơ cấu, sắp xếp lại hoạt động của các hợp tác xã còn chậm, hoạt động của một số hợp tác xã còn yếu. Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ chủ yếu là tự phát, quy mô nhỏ, phạm vi hẹp, kênh phân phối chƣa đa dạng, đặc biệt hệ thống bán buôn chƣa hình thành, chƣa xây dựng đƣợc các điểm thƣơng mại dịch vụ tại các khu công nghiệp.
- Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung còn hạn chế, kết cấu hạ tầng nông thôn chƣa đồng bộ. Sản xuất nông nghiệp chƣa gắn kết chặt chẽ với thị trƣờng và công nghiệp chế biến nên còn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thu sản phẩm. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên còn thiếu sót, việc lấn chiếm đất đai còn xẩy ra chƣa đƣợc xử lý triệt để.
- Một số khoản thu từ khu vực ngoài quốc doanh chƣa đƣợc quản lý triệt để nhƣ: thu thuế phƣơng tiện vận tải, xây dựng cơ bản trong dân cƣ...; tình trạng nợ thuế, chuyển giá, trốn thuế còn xẩy ra.
Qua việc phân tích trên cho thấy công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn sẽ có những khó khăn nhất định. (Huyện ủy Việt Yên, 2015).
4.2. Quan điểm và định hƣớng về quản lý thu NSSN của huyện
4.2.1. Quan điểm
Qua phân tích thực trạng về quản lý thu NSNN ở địa bàn nghiên cứu, tác giả đƣa ra một số quan điểm sau:
Thứ nhất, hoàn thiện quản lý thu NSN huyện Việt Yên phải dựa trên các quy định của pháp luật gắn với đƣờng lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Huyện ủy, UBND huyện nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với trình độ phát triển của huyện.
Thứ hai, Việt Yên là huyện trọng tâm công nghiệp của tỉnh, có cụm công nghiệp, cụm làng nghề truyền thống và nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh khác phát triển, cần đa dạng hóa phƣơng pháp quản lý thu, đa dạng hóa nguồn thu tạo ra sự đóng góp của các thành phần kinh tế trên địa bàn ngày càng tăng.
Thứ ba, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn rà soát các nguồn thu, tổ chức thực hiện tốt việc quản lý các nguồn thu không để bỏ sót nguồn thu.
Thứ tư, hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách đi liền với hoàn thiện bộ máy quản lý thu ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ làm công tác quản lý thu ngân sách.
4.2.2. Định hướng
Thứ nhất, cần phải hoàn thiện cơ chế tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện phát triển, có cơ chế khuyến khích kêu gọi đầu tƣ vào các cụm công nghiệp của huyện.
Thứ hai, Có chính sách hỗ trợ cho nghề truyền thống tại các làng nghề phát triển tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân nhƣ: Tạo điều kiện cho các Hợp tác xã, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh vay vốn thuận lợi; hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; quan tâm hỗ trợ các Hợp tác xã, hộ gia đình có cơ hội tham gia các cuộc xúc tiến thƣơng mại, xây dựng thƣơng hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, tham gia các chƣơng trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm,....
Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách phƣơng pháp thu NSNN, chống tham nhũng lãng phí. Quản lý tốt nguồn thu, đối tƣợng thu không để tình trạng gian lận