Đơn vị tính: triệu USD
Năm Số dự án Vốn đầu tư Quy mô bình quân Tốc độ tăng (số lượng) Tốc độ tăng (vốn đầu tư) 1988 2 3,97 1,99 - - 1990 2 0,90 0,45 0,0% -77,3% 1991 9 50,20 5,58 350,0% 5477,8% 1992 10 121,20 12,12 11,1% 141,4% 1993 38 400,99 10,55 280,0% 230,8% 1994 45 278,37 6,19 18,4% -30,6% 1995 48 667,90 13,91 6,7% 139,9% 1996 51 940,26 18,44 6,3% 40,8% 1997 32 823,53 25,74 -37,3% -12,4% 1998 13 88,93 6,84 -59,4% -89,2% 1999 32 212,52 6,64 146,2% 139,0% 2000 43 93,94 2,18 34,4% -55,8% 2001 91 183,56 2,02 111,6% 95,4% 2002 169 441,22 2,61 85,7% 140,4% 2003 192 519,42 2,71 13,6% 17,7% 2004 181 524,65 2,90 -5,7% 1,0% 2005 239 873,03 3,65 32,0% 66,4% 2006 282 3.225,72 11,44 18,0% 269,5% 2007 446 5.434,97 12,19 58,2% 68,5% 2008 294 2.016,44 6,86 -34,1% -62,9% 2009 273 2.371,24 8,68 -7,1% 17,6% 2010 254 2.117,97 8,33 -6,9% -10,7% 2011 208 2.555,01 12,28 -18,1% 20,6% 9 tháng 2012 157 432,10 2,75 -24,5% -83,1% Cộng 3.111 24.378,04 7,83 - -
Từ năm 2001 đến 2010, dòng vốn đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Vốn đầu tư năm 2001 đạt 183,5 triệu USD, tăng 95% so với năm 2000, năm 2002 tăng 140% so với năm 2001, năm 2003 tăng 17% so với năm 2002. Năm 2004, số lượng dự án đầu tư có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2003, tuy nhiên vốn đầu tư tăng nhẹ so với năm 2003. Từ năm 2005 trở đi, số lượng dự án và vốn đầu tư tăng lên nhanh chóng và đạt kỷ lục vào năm 2007 là 5.434 triệu USD, đạt mức cao nhất trong 20 năm thu hút đầu tư nước ngoài, với sự xuất hiện của nhiều dự án có quy mô lớn, đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ (công nghệ thông tin, du lịch …).
Sở dĩ có sự tăng đột biến vào năm 2007 là do năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của WTO. Năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào kinh tế của Hàn Quốc mà đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam có xu hướng giảm xuống. Chỉ có 294 dự án với vốn đầu tư là 2.016 triệu USD, giảm 34% số lượng dự án và 63% vốn đầu tư so với 2007. Năm 2009 xu hướng đầu tư tiếp tục giảm với 273 dự án, nhưng tổng số vốn đầu tư hơn 2.371 triệu USD, giảm 7,1% số lượng dự án. Năm 2010 đầu tư giảm với số 254 dự án, tổng số vốn hơn 2.117 triệu USD, giảm 6,9% số lượng dự án và 10,7% vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2011 xu hướng đầu tư tiếp tục giảm về số dự án 208, tổng số vốn cao hơn, đạt 2.555 triệu USD, giảm 18,1% số lượng dự án và 20,6% vốn đầu tư so với 2010. Tính đến ngày 20 tháng 9 năm 2012 đầu tư giảm với số dự án 157, tổng số vốn đầu tư hơn 432 triệu USD, giảm 25 % số lượng dự án và 83 % vốn đầu tư so với năm 2011. Nhìn chung, từ 2008 đến nay, FDI vào Việt Nam nói chung, FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam
nói riêng giảm mạnh có quan hệ chặt chẽ với tình hình suy giảm kinh tế thế giới và trong nước về khách quan suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với việc cạnh tranh trong thu hút FDI với các nước trong khu vực đã làm cho dòng vốn FDI trở nên khan hiếm. Về chủ quan là do khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa được giải quyết như cơ sở hạ tầng thiết đồng bộ, nguồn nhân lực chưa tương xứng .
Đến nay, nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã có mặt tại Việt Nam với các sản phẩm có uy tín, có sức cạnh tranh và hàm lượng kỹ thuật cao, trong đó, có nhiều sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu và tham gia tích cực vào xuất khẩu. Trong số các nhà đầu tư Hàn Quốc xin tăng vốn tại Việt Nam vừa qua hầu hết đều là những công ty hàng đầu của Hàn Quốc như: Samsung, Kumho Asiana, Posco, CJ, Lotte...…, trong đó Tập đoàn Samsung sẽ nâng vốn đầu tư từ 670 triệu USD lên 1,5 tỷ USD để biến dự án tại Bắc Ninh thành một khu tổ hợp (Samsung Complex) Nhìn nhận về chất lượng các dự án đầu tư từ Hàn Quốc, các địa phương đều cho rằng đây là những dự án có giá trị gia tăng cao, hỗ trợ hình thành và phát triển nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn cho các tỉnh, thành trên cả nước. So với một số đối tác đầu tư vào Việt nam thì Hàn Quốc chiếm tổng số vốn và cả số lượng dự án không ngừng gia tăng, chỉ tính 6 tháng đầu năm 2012, Hàn Quốc đã có số dự án cấp mới 90 (sau đối tác Nhật Bản) với vốn đăng ký cấp mới 272,9 triệu USD, số dự án tăng thêm 22, số vốn đăng ký thêm 207,9 triệu USD. Như vậy qua bản số liệu cho thấy Hàn Quốc đầu tư tăng thêm và cấp mới đứng sau Nhật Bản, điều này chứng tỏ các nhà đầu tư Hàn Quốc thấy môi trường đầu tư ở Việt Nam liên tục được cải thiện khiến nhiều doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng kinh doanh. Và đây là một dấu hiệu cho thấy đang có một dòng vốn đầu tư lớn của các doanh nghiệp chảy vào Việt Nam". Do giá nhân công tại Hàn Quốc ngày càng đắt đỏ, những công ty vừa và nhỏ của Hàn Quốc ngày càng có xu hướng chuyển ra nước ngoài đầu
tư và một trong những yếu tố để họ quyết định đầu tư là tham khảo các tập đoàn công ty lớn đi trước. Trong 90 dự án cấp mới của các doanh nghiệp Hàn Quốc từ đầu năm đến ngày 20 tháng 6 năm 2012, có thể thấy có cả dự an lớn và cả các dự án vừa và nhỏ, phần lớn thuộc các ngành công nghệ cao. Tham tán Thương Mại Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết việc chuyển đổi đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc sang Việt Nam đang là một xu hướng phát triển rất manh mẽ. Việt Nam đang được xem là một trong những sự lựa chọn đầu tiên khi các doanh nghiệp này có ý định đầu tư ra nước ngoài.
Bảng 2.4: Danh sách 10 đối tác đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam từ ngày 01/ 01/ 2012- 20/6/2012
STT Nhà đầu tư Số cấp mới Số tăng thêm Tổng
Dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Dự án vốn đăng ký (triệu USD) 1 Nhật Bản 126 3.536,6 38 622,5 4.159,1 2 BritishVirginIslands 7 8,6 8 475,3 484,0 3 Hàn Quốc 90 272,9 22 207,9 480,8 4 Hồng Kông 13 406,7 4 52,0 458,7 5 Singapore 45 146,7 5 24,9 171,6 6 Đài Loan 19 59,8 14 67,5 127,3 7 Hà Lan 8 106,1 - - 106,1 8 Thái Lan 10 26,9 3 38,5 65,4 9 Trung Quốc 21 45,6 6 13,2 58,8 10 Hoa Kỳ 13 9,1 5 46,8 55,9
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Có thể nói, sự ổn định về chính trị và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây không những tạo ấn tượng tốt, mà còn là nhân tố tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng quy mô đầu tư ở Việt Nam nhằm đón đầu những cơ hội mới khi Việt Nam triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2020. Mặt khác,
các nhà đầu tư Hàn Quốc muốn san sẻ rủi ro, thay vì chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc.
2.2.1.2. Chất lượng các dự án đầu tư
Trong các dự án đầu tư của Hàn Quốc còn hiệu lực, có trên khoảng 740 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh với doanh thu hàng năm khoảng trên 23 tỷ USD, giải quyết việc làm cho trên 200 nghìn lao động trực tiếp và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp khác.
Cùng với các nhà sản xuất, các doanh nghiệp của Hàn Quốc hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, vận tải biển, giáo dục đào tạo cũng đang gia tăng sự hiện diện và mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam. Phần lớn các dự án của Hàn Quốc làm ăn có hiệu quả và góp phần tạo nên sự gia tăng năng lực sản xuất và hiện đại hóa nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam.
Nhìn chung, chất lượng các dự án Hàn Quốc khá cao thể hiện ở nguồn vốn đầu tư thực hiện của các dự án của Hàn Quốc hơn 240 triệu USD.Tính hết tháng 12 năm 2011, trong tốp 10 nhà đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam thì Hàn Quốc đứng thứ 2 về số vốn đầu tư, sau Singapore, đứng thứ hai về số vốn thực hiện trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Khi gặt hái được kết quả tốt từ nhà máy sản xuất hàng điện tử Samsung Vina tại TPHCM, Tập đoàn Samsung Electronic đã mở rộng đầu tư thêm nhà máy sản xuất điện thoại di động ở tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những nhà máy sản xuất điện thoại hiện đại nhất hiện nay, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 23.000 lao động.
Tính đến hết tháng 12-2011, tập đoàn này đã giải ngân được 492 triệu USD vốn đầu tư, chiếm 73,43% tổng vốn đăng ký. Dự kiến đến hết năm 2012, nguồn vốn giải ngân sẽ đạt 684,7 triệu USD. Trong năm 2012, công suất sản xuất của Samsung Electronic Vietnam (SEV) đạt 100 triệu sản phẩm/năm, doanh thu dự kiến đạt 10 tỷ USD, trong đó doanh thu từ hoạt động xuất khẩu là 9,5 tỷ USD.
Đặc biệt, khi nhà máy này đi vào hoạt động đã thu hút 31 nhà đầu tư vệ tinh khác đến địa phương này. Bên cạnh đó, SEV đã đầu tư thêm một nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Thái Nguyên trị giá 700 triệu USD để mở rộng dây chuyền sản xuất toàn cầu.
Trong khi đó, tập đoàn Kumho Asiana cũng đang tính toán tăng cường nguồn vốn đầu tư vào các dự án tại Việt Nam. Theo đó, nhà máy sản xuất lốp xe Kumho Tires ở Bình Dương sẽ được bổ sung thêm 100 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư lên 300 triệu USD, đưa công suất hoạt động từ 3,2 triệu lên 5,6 triệu sản phẩm/năm. Đây chỉ mới là nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn 2, trong giai đoạn 3 và 4, tập đoàn cũng sẽ nâng vốn đầu tư để tiến đến mục tiêu đạt 13 triệu sản phẩm/năm.
Ngoài ra, sau khi hoàn thành Kumho Asiana Plaza tại TPHCM vào năm 2009 với tổng vốn đầu tư 230 triệu USD, Kumho Asiana có ý tưởng sẽ xây dựng một dự án tương tự tại Hà Nội và đang tìm kiếm cơ hội để đầu tư một nhà máy điện. Mới đây, Posco E&C Việt Nam cũng đã đầu tư thêm 100 tỷ đồng vào nhà máy sản xuất thép tại huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, nâng tổng vốn đầu tư của nhà máy lên 280 tỷ đồng.
Đầu tư tại Việt Nam từ năm 1992, đến nay Tập đoàn Posco đã đầu tư nhiều dự án công nghiệp khác nhau với tổng vốn đầu tư 2,1 tỷ USD. Ngoài ra còn có các đơn vị như Công ty TNHH MTV Keangnam - Vina có tổng vốn đầu tư 800 triệu USD hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khách sạn; Công ty TNHH Hi Brand Việt Nam có tổng vốn đầu tư 660 triệu USD hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; Lotte đang nỗ lực để mở rộng hệ thống các trung tâm thương mại ra khắp các vùng, miền ở Việt Nam…
2.2.2. Cơ cấu đầu tư
2.2.2.1.Theo hình thức đầu tư
ngoài với 2.672 dự án đầu tư và tổng số vốn đầu tư lên đến 18.935 triệu USD chiếm 85,88% về số dự án và 77,7% về tổng vốn đầu tư. Tiếp đến là hình thức liên doanh 352 dự án với tổng số vốn đầu tư là 4.496 triệu USD chiếm 11,31% về số dự án và 18,44% về tổng vốn đầu tư. Theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh 51 dự án với tổng vốn đầu tư là 4.495,83 triệu USD chiếm 1,6% về số dự án và 18,44% tổng số vốn đầu tư. Hình thức công ty cổ phần chiếm tỷ lệ nhỏ về với 1,16% về tổng số dự án và 2,32% về tổng số vốn đầu tư.
Xem xét FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau từ năm 1998 đến ngày 20 tháng 9 năm 2012 thì hình thức đầu tư trực tiếp có sự biến động theo thời gian. Cụ thể, trong giai đoạn 1988 đến 1990 thời kỳ mới thực thi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hình thức liên doanh được ưa chuộng, sở dĩ các nhà đầu tư nghiên cứu Hàn Quốc mong muốn tìm liên doanh liên kết với các đối tác Việt Nam là để nghiên cứu thị trường, chia sẻ mạo hiểm, hạn chế rủi ro và tranh thủ được sự hỗ trợ của đối tác Việt Nam. Mặc dù trong thời kỳ đầu này số lượng dự án đầu tư còn ít và quy mô bình quân/1 dự án còn thấp.
Đến thời kỳ 1991 - 1996 có sự chuyển dịch từ hình thức liên doanh sang hình thức 100% vốn nước ngoài. Sự dịch chuyển này có thể hàm ý rằng các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng độc lập trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam do có thể đã hiểu rõ về thị trường Việt Nam, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam và các nhà đầu tư có thể kiểm soát được rủi ro. Cụ thể, hình thức công ty 100% vốn nước ngoài chiếm tới 58,7% số lượng dự án và 44% vốn đầu tư, hình thức liên doanh chiếm 36,3% số lượng dự án và 48% vốn đầu tư. Tiếp đến là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 4,4% tổng số dự án, trong khi đó hình thức công ty cổ phần chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 0,5% tổng số dự án (chỉ có duy nhất 1 công ty cổ phần).
Bảng 2.5: FDI của Hàn Quốc theo hình thức đầu tư (vốn đầu tư)
Đơn vị tính: triệu USD
Năm 100% vốn nước ngoài Liên doanh Hợp đồng HTKD Công ty cổ phần Tổng cộng 1988 - 3,50 0,47 - 3,97 1990 - 0,90 - - 0,90 1991 8,63 41,42 0,15 - 50,20 1992 17,70 19,50 84,00 - 121,20 1993 93,51 307,48 - - 400,99 1994 170,86 105,00 2,51 - 278,37 1995 411,24 249,96 6,70 - 667,90 1996 380,35 468,68 53,23 38,00 940,26 1997 345,70 477,53 0,30 - 823,53 1998 28,89 56,69 3,35 - 88,93 1999 50,65 154,85 7,02 - 212,52 2000 55,14 15,81 22,99 - 93,94 2001 165,29 17,59 0,68 - 183,56 2002 314,27 122,89 4,06 - 441,22 2003 460,78 47,81 5,83 5,00 519,42 2004 480,43 37,23 6,99 - 524,65 2005 723,02 145,69 4,32 - 873,03 2006 2.721,74 499,58 4,40 - 3.225,72 2007 4.293,97 733,37 48,26 359,37 5.434,97 2008 1.641,32 247,58 - 127,54 2.016,44 2009 1.920,71 395,19 33,60 21,74 2.371,24 2010 1.809,98 217,46 74,35 16,18 2.117,97 2011 2.418,10 121,23 15,68 - 2.555,01 9 tháng 2012 423,21 8,89 - - 432,10 Cộng 18.935,49 4.495,83 378,89 567,83 24.378,04
Trong giai đoạn 1997 – 2000, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á năm 1997 đã ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam. Số lượng dự án và vốn đầu tư nói chung giảm hơn so với giai đoạn 1991-1996, tuy nhiên hình thức 100% vốn nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng cao trong giai đoạn này, chiếm 71,7% tổng số dự án. Tiếp đến là hình thức liên doanh chiếm 19% tổng số dự án và cuối cùng là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 9,3% tổng số dự án.
Trong giai đoạn 2001 đến ngày 20 tháng 9 năm 2012, FDI vào Việt Nam nói chung và FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam nói riêng có sự chuyển biến hoàn toàn tích cực. Có thể nói đây là giai đoạn bùng nổ số lượng dự án, chiếm đến 89% tổng số dự án trong cả thời kỳ 1988 đến ngày 20 tháng 9 năm 2012 và vốn đầu tư chiếm 85% tổng vốn đầu tư trong cả thời kỳ