FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam (Trang 62 - 65)

Đơn vị tính: triệu USD

Năm Số lượng dự án Vốn đầu tư CN& XD NLN Dịch vụ Tổng cộng CN& XD NLN Dịch vụ Tổng cộng 1988 2 - - 2 3,97 - - 3,97 1990 1 1 - 2 0,30 0,60 - 0,90 1991 5 1 3 9 39,45 3,50 7,25 50,20 1992 8 1 1 10 113,79 3,50 3,91 121,20 1993 31 2 5 38 361,87 1,25 37,87 400,99 1994 37 3 5 45 241,29 26,12 10,96 278,37 1995 38 3 7 48 553,97 4,59 109,34 667,90 1996 33 5 13 51 341,84 13,96 584,46 940,26 1997 25 2 5 32 695,09 22,44 106,00 823,53 1998 9 1 3 13 58,80 2,39 27,74 88,93 1999 23 2 7 32 70,62 1,83 140,07 212,52 2000 37 4 2 43 85,57 2,85 5,52 93,94 2001 75 5 11 91 159,56 5,58 18,42 183,56 2002 144 12 13 169 410,61 7,20 23,41 441,22 2003 158 15 19 192 455,68 19,50 44,24 519,42 2004 147 14 20 181 436,52 23,88 64,25 524,65 2005 189 17 33 239 550,08 26,80 296,15 873,03 2006 202 13 67 282 2.059,93 28,32 1.137,47 3.225,72 2007 303 8 135 446 2.216,97 24,35 3.193,65 5.434,97 2008 176 3 115 294 800.20 6.85 1.209.39 2.016.44 2009 169 3 101 273 997,49 2,51 1.371,24 2.371,24 2010 167 1 86 254 952,27 0,92 1.164,78 2.117,97 2011 197 1 10 208 2.278,67 0,69 275,65 2.555,01 9 tháng 2012 119 - 38 157 348,99 - 83,12 432,10 Cộng 2.295 117 699 3.111 14.233,52 229,63 9.914,89 24.378,04

Về lĩnh vực dịch vụ, các nhà đầu tư Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào hoạt động kinh doanh bất động sản, bao gồm xây dựng văn phòng, căn hộ, phát triển khu đô thị mới và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. Tính đến hết ngày 20 tháng 09 năm 2012, có 699 dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ với số vốn đầu tư là 9.914,89 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư vào dự án kinh doanh bất động sản chiếm 66%. Tiếp đến là đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và du lịch chiếm 16,8% vốn đầu tư. Các ngành khác thuộc lĩnh vực dịch vụ được các nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư chiếm tỷ trọng không lớn.

Phân tích cơ cấu đầu tư theo ngành cho thấy hiện nay ở nước ta, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có mặt ở hầu hết khắp mọi ngành của nền kinh tế quốc dân và đang có sự chuyển dịch cho phự hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tỷ trọng đầu tư vào công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất với 2.295 dự án với số vốn đăng ký là hơn 14 triệu USD và vốn đầu tư thực hiện là hơn 14 triệu USD

2.2.2.3.Theo vùng

Tính đến ngày 20 tháng 9 năm 2010, FDI của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam có mặt ở 48 tỉnh, thành phố của Việt Nam, nhưng tập trung chủ yếu là khu vực Miền Nam với tổng số vốn đầu tư cao nhất là 13.954,94 triệu USD, với 57,4% tổng số vốn đầu tư.

Miền Bắc chiếm 8.424,56 triệu USD vốn đầu tư, với 34,5% tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc trong giai đoạn 1988- tháng 9 năm 2012. Vốn đầu tư của Hàn Quốc vào các tỉnh Miền Trung là 1.998,54 triệu USD, với 8,1% vốn đầu tư.

Gồm có ba tỉnh, thành phố ở Miền Nam có số dự án và vốn đầu tư lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh với 682 dự án và 3.351 triệu USD, Đồng Nai với 236 dự án và 2.572 triệu USD; Bình Dương với 369 dự án và 619 triệu USD. 3 tỉnh, thành phố ở Miền Bắc có số dự án và vốn đầu tư lớn nhất là Hà Nội với 276 dự án và 2.525 triệu USD; Hà Tây có 20 dự án và 862 triệu USD, Hải Phòng với 47 dự án và 48 triệu USD. Miền Trung chủ yếu các dự án tập

cũng tương xứng với xu hướng đầu tư chung của cả nước, tập trung chủ yếu vào Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hà Nội.

Trong giai đoạn 1988-1990, FDI của Hàn Quốc tập trung toàn bộ vào khu vực Miền Nam, chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh.

Sang giai đoạn 1991-1996, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã mở rộng địa bàn đầu tư ra Miền Bắc mà chủ yếu là Thành phố Hà Nội. Trong giai đoạn này, chỉ có duy nhất 1 dự án đầu tư tại Miền Trung (Đà Nẵng) với vốn đầu tư là 12,59 triệu USD. Sang các giai đoạn tiếp theo, các dự án đầu tư xuất hiện cả ba miền nhưng chủ yếu vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh ở các tỉnh Miền Nam Việt Nam.

Theo ông Lư Thanh Phong, phó giám đốc sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP.HCM, Việt Nam nói riêng và TP.HCM nói riêng chưa thu hút được các dự án công nghiệp hỗ trợ như mong muốn.Đối với nguồn vốn từ Hàn Quốc, hiện nay các doanh nghiệp Hàn Quốc đã không còn coi Việt Nam là “miền đất hứa vô điều kiện” mà đã có cách tiếp cận thận trọng hơn đối với thị trường Việt Nam. Thay vì đầu tư mang tính ngắn hạn vào các lĩnh vực phi sản xuất (bất động sản, chứng khoán), gia công sản phẩm công nghiệp nhẹ thuần tuý (may mặc), các doanh nghiệp Hàn Quốc đã chú trọng hơn vào các lĩnh vực công nghiệp nặng, hoá dầu, năng lượng, tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, M&A…), dịch vụ, logistics, bất động sản có chọn lọc và nghiên cứu sản xuất sản phẩm điện, điện tử hướng tới mục tiêu tiếp cận mang tính dài hạn tại thị trường Việt Nam và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có tỉ trọng chất xám cao.

Các địa phương mà các nhà đầu tư FDI của Hàn Quốc đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Hà Tây và Hải Phòng với 56% số dự án và 57% vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam (Trang 62 - 65)