Phân Bổ Dòng FDI giữa các khu vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam (Trang 94 - 118)

Bắc Phi Châu Phi Sub- saharan Tây Á Nam Đông và ĐNÁ C.Mỹ Latinh và Caribe Mỹ và Canada EU- 15 EU- 12 Các nước Châu Âu khác Các nước phát triển khác Nam đông Âu và CIS Mức độ ưu tiêntrong phân bổ ( 1= marginal, 5= extremely important) 1.8 1.6 2.4 3.6 3 3.2 3.4 2.5 2.1 2.3 2.4

Triển vọng về sự thay đổi tài sản nước ngoài đến 2012 so sánh với 2009

2.2 2.3 2.5 2.7 2.6 2.5 2.3 2.4 2.2 2.3 2.4

Nhóm 5 quốc gia nhận FDI hàng đầu giai đoạn 2010 – 2012: trung Quốc- Ấn Độ- Brazil- Mỹ - Nga Nhóm 5 quốc gia đầu tư FDI hàng đầu giai đoạn 2010 – 2012: Mỹ- Trung Quốc- Đức- Anh- Pháp.

Nguồn: World investment report 2010,UNTAC 3.1.1.3. Tình hình kinh tế Hàn Quốc

Hàn Quốc là một đất nước nghèo tài nguyên, trước thập niên 60 của thế kỷ 20 vẫn là một đất nước chậm phát triển. Nhưng bắt đầu từ sau những năm 1960, kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, đến giữa thập niên 80 đã trở thành nước công nghiệp phát triển mới ( NIC) với một nền kinh tế hỗn hợp : kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.

Ngày nay, Hàn Quốc đã trở thành một đất nước giàu có, là nền kinh tế đứng thứ 8 thế giới. Sau chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát

triển nhanh chóng từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc nhảy vọt từ 100 USD năm 1963 lên 10,000 USD năm 1995 và 25,000 USD vào năm 2007. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm

Trong những năm 1970 đến 1980, kinh tế Hàn Quốc tập trung phát triển ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô và đã thu được những thành công đáng kinh ngạc: Hiện Hàn Quốc có Posco là công ty sản xuất thép lớn thứ 3 trên thế giới và ngành sản xuất ô tô cũng phát triển nhanh chóng điển hình là Hyundai Kia Automotive Group góp phần đưa Hàn Quốc trỏ thành cường quốc đứng thứ 5 trên thế giới về ngành này.

Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, một mốc quan trọng trong lịch sử phát trỉên kinh tế của họ. Ngành dịch vụ phát trỉên nhanh, chiếm khoảng 70% GDP. Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên nhanh chóng thậm chí còn cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia. Đặc biệt gần đây chính phủ Hàn Quốc đang tăng cường xuất khẩu thiết bị bán dẫn và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu kinh tế tự do.Việc hình thành các khu kinh tế tự do (KKTTD), không những thu hút vốn FDI mà còn tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ và chuyển giao các bí quyết sản xuất, nhằm làm tăng năng lực cạnh tranh và phát triển các ngành sản xuất mới. Ngày 25/4/2008 Hàn Quốc vừa ra quyết định thành lập 3 khu kinh tế tự do (FEZs), một phần trong nỗ lực nhằm thu hút thêm đầu tư nước ngoài và thức đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Hiện nay Hàn Quốc đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt

Nam với 1655 dự án đang hoạt động cùng tổng vốn đăng ký xấp xỉ 12,7 tỉ USD( năm 2007).

Ngoài ra đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc đầu năm 2008 tăng vọt ( tăng 69.8% trong quý I so với cùng kỳ năm ngoái) do có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn. Trong đó đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ đạt 94,9% lên 1.93 tỉ USD với số vốn thực hiện đạt 24.4% lên 725 triệu USD. Các thương hiệu mới đầu tư vào Hàn Quốc tăng 58% hàng năm lên 1.73 tỉ USD. FDI của Hàn Quốc chủ yếu từ Mỹ, liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản.

Tuy nhiên, nền kinh tế Hàn Quốc trong quý I năm 2008 chỉ đạt mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 3 năm qua, do người dân giảm tiêu dùng và các công ty hạn chế đầu tư (GDP của Hàn Quốc trong quý I chỉ tăng 0.7% so với quý trước là 1.6%.)

Có thể thấy rằng những bước phát triển của Hàn Quốc hoàn toàn xứng đáng với cái tên” Kỳ tích Sông Hàn”: Từ một đất nước nghèo đói, chậm phát triển, lại nghèo t ài nguyên thiên nhiên, cộng với những hậu quả của cuộc chiến tranh dân tộc để lại họ đã vươn lên trở thành một con Rồng của Châu Á chỉ sau có hơn 20 năm phát triển.. Đây quả là thành công mà nhiều nước mong đợi và luôn tìm được cho mình những bài học kinh nghiệm trong công cuộc làm giàu cho đất nước mình.

3.1.2. Bối cảnh trong nước

- Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội sau 10 năm thực hiện chiến lược

phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010. Việt Nam đã đạt được những thành tựu

quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001- 2010 đã được thực hiện, đạt được bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.

Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26% năm. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện .

- Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt thành tựu quan trong trên nhiều mặt :

+ Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. + Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng.

+ Chính trị- xã hội ổn định ; quốc phòng, an ninh được giữ vững

+ Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo được môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Thực hiện đường lối của Đảng , chúng ta đẩy mạnh và từng bước năng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế : mở cửa buôn bán biên giới với Trung Quốc ; gia nhập ASEAN, tham gia hiệp định mậu dịch tự do ASEAN, APEC, là sáng lập viên ASEM. Cùng với các nước ASEAN ký hiệp định thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc, ASEAN- Hàn Quốc, ASEAN- Australia và New Zealand. Ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ ( BTA), gia nhập WTO..đây là cơ hội để nước ta có những cơ hội mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ và không bị phâp biệt đối xử, có vị thế bình đẳng như các nước thành viên. Đặc biệt hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để nước ta tận dụng xu hướng tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư để nhận chuyển giao kỹ nghệ mới , tạo động lực và sức ép nâng cao chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam, tăng sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài, tăng thương mại- đầu tư do đó có việc làm, phúc lợi xã hội,

người tiêu dùng Việt Nam hưởng lợi, giải quyết tranh chấp thương mại theo nguyên tắc công bằng của WTO...Đối với hoạt động FDI. Hội nhập đem đến triển vộng lớn, hoạt động của Việt Nam sẽ có những động thái mới nhờ lòng

tin của các nhà đầu tư.

- Căn cứ vào định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020) và chỉ tiêu chủ yếu trong 5 năm tới là : Tốc độ tăng trưởng

kinh tế bình quân 5 năm : 7.0 – 7.5% . Năm 2015, GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD ; cơ cấu GDP : nông nghiệp và xây dựng 41- 42%, dịch vụ 41- 42%, tỉ lệ lao động qua đào tạo dật 55%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12% năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu và từ mục tiêu kinh tế cần đạt được trong thời gian tới, căn cứ vào tình hình thực hiện đầu tư nước ngoài trong thời gian qua, quan điểm thu

hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới, bao gồm:

Nhà nước Việt Nam luôn xác định vốn FDI là một phần quan trọng đóng góp vào nguồn vốn quốc gia và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, Việt Nam luôn khuyến khích thu hút FDI và tạo điều kiện cho khu vực vốn đầu tư nước ngoài phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Nhà nước Việt Nam chủ trương tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn FDI, nhất là các công ty đa quốc gia. Mở rộng các lĩnh vực đầu tư và đa dạng hóa các hình thức đầu tư nước ngoài phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chính phủ Việt Nam khuyến khích kêu gọi FDI tập trung vào các ngành mà Việt Nam chưa có năng lực phát triển mang tính cạnh tranh cao như công nghệ cao, công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, các ngành năng lượng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghệ sinh học, công nghệ nguồn từ các nước phát triển, chế biến nông - lâm – thủy hải sản. Về ngành dịch vụ, đặc biệt khuyến khích thu hút đầu tư vào các

đó, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nên kinh tế cũng là những lĩnh vực mà Việt Nam đặc biệt khuyến khích nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển và tăng trưởng kinh tế khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO và tham gia đầy đủ vào tiến trình tự do hóa toàn cầu.

Để có thể thực hiện tốc độ tăng trưởng theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới với nhu cầu một lượng vốn đầu tư lớn, Việt Nam thực sự cần được sự đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc gia tăng nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các nhà đầu tư Hàn Quốc.

3.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam

Thấy được tầm quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cả về lý luận và thực tiễn, đồng thời dựa vào các bài học kinh nghiệm của các nước bạn trong việc giải quyết vấn đề này. Theo Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ năm 2009 về định hướng vốn đầu tư nước ngoài, thu hút vốn FDI cần được thực hiện theo định hướng như sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức đối với chủ trương tăng cường thu hút và

quản lý vốn FDI đã được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là: "Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội từ năm (2006 - 2011). Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn FDI”.

Thứ hai, thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc vào các lĩnh vực quan

trọng như công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ; phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; chế biến nông sản, phát triển các vùng khó khăn, nông nghiệp và nông thôn; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; các ngành có tỷ trọng xuất khẩu

lớn; các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vac-xin, sinh phẩm), bảo đảm môi trường và an ninh quốc gia.

Thứ ba, thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc gắn

với vấn đề an sinh xã hội nảy sinh. Qúa trình phát triển kinh tế đã tạo ra vô số vấn đề nảy sinh về mặt xã hội như : thất nghiệp, bất bình đẳng trong thu nhập, ô nhiễm môi trường…Việc giải quyết các vấn đề đó không đơn thuần là sử dụng các biện pháp hành chính, mà cần huy động mọi biện pháp, mọi nguồn lực FDI , nếu làm cho các doanh nghiệp đầu tư của Hàn quốc chung tay giải quyết phần nào những vấn đề nói trên .

Tuy vậy, trong giai đoạn mới đẩy nhanh thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài nói chung và Hàn Quốc nói riêng phải có quan điểm mới:

+ Không nhất tiết thu hút FDI bằng mọi giá, mà phải lựa chọn đúng đắn, kiên quyết từ chối các dự án đầu tư của Hàn Quốc mà có công nghệ thấp và ô nhiễm môi trường.

+ Thu hút vốn đầu tư của Hàn Quốc vào phát triển công nghiệp phải coi trọng chất lượng và hiệu quả hơn số lượng.

+ Bảo đảm hài hòa giữa thu hút và triển khai vốn,coi trọng vốn thực hiện hơn là vốn đăng ký.

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam.

3.3.1. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc

Trong khuôn khổ dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc, tại cuộc tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Hàn Quốc - Việt Nam ông Choi Yong Joo vào chiều 12/11/2012, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định: quan hệ hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc-Việt Nam nói chung và Hàn Quốc-Hà Nội nói riêng ngày càng tốt đẹp.

lẫn nhau. Thời gian tới, Hà Nội mong muốn Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ, đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm chống ùn tắc giao thông; phát triển công nghệ, xây dựng chính quyền quyền điện tử trong điều hành công việc...

Đến nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với 636 dự án, chiếm gần 31% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội và đứng thứ hai về tổng vốn đầu tư, với trên 3,5 tỷ USD. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là: xây dựng với 239 dự án, chiếm 37% số dự án của Hàn Quốc. Các lĩnh vực chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất như: bất động sản, khách sạn, khu đô thị, văn phòng cho thuê với số vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, chiếm gần 86% số dự án. Hà Nội (Việt Nam) và Seoul (Hàn Quốc) là hai thành phố thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác từ năm 1996 và đã có nhiều thỏa thuận, văn bản ghi nhớ, hợp tác thúc đẩy kinh tế hai bên phát triển mạnh trong thời gian qua như: Lập quy hoạch cơ bản phát triển khu vực hai bên sông Hồng đoạn 40km chạy qua Hà Nội do chính quyền Seoul tài trợ 4,3 triệu USD; Hà Nội tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào các dự án trọng điểm và phục vụ nhu cầu phát triển của thành phố như tập đoàn Keangnam, Chamvit, Possco...; tạo điều kiện cho sinh viên Hà Nội tham dự các khóa học tại Hàn Quốc...

Phát biểu khai mạc hội thảo, Giáo sư Heungchong Kim - Giám đốc KIEP, nhấn mạnh:Việt Nam và Hàn quốc đã có mối quan hệ từ lâu đời và trong lịch sử quan hệ, 2 quốc gia chúng ta đã cùng trải qua những thăng trầm, biến động.

Mối quan hệ đó đã được kết nối trở lại khi cả 2 Chính phủ, 2 Dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam (Trang 94 - 118)