Các chỉ tiêu chủ yếu của khu vực đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam (Trang 73 - 78)

Chỉ tiêu

Thực hiện giai đoạn 2001-2005

2005 2006 Kế hoạch 2007 Giá trị Tốc độ tăng Giá trị Tốc độ

tăng Doanh thu 77.400 22.000 25.000 113,6% 27.000 108,0% Xuất khẩu 34.231 20.176 20.400 101,1% 23.400 114,7% Nhập khẩu 44.471 13.100 16.200 123,7% 19.000 117,3% Nộp ngân sách 3.673 1.297 1.400 107,9% 1.540 110,0%

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.3.1.3.Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư : Số lao động cuối kỳ báo cáo làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2001-2005 là khoảng 1 triệu người. Năm 2006 số lao động là 1,2 triệu người tăng 20% so với năm 2005. Theo dự tính năm 2007 số lao động cũng sẽ tăng 20%, năm 2009 là 5.625 (chiếm 2,7%). Hiện có 90.800 lao động đang làm việc cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.

Có thể nhận thấy rằng, lực lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI tăng lên hàng năm. Tính đến ngày 20 tháng 9 năm 2012, các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam giải quyết công ăn việc làm cho hơn 400.000 lao động Việt Nam chiếm tới 18 % tổng số lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài. Nhiều công ty thu hút nhiều lao động như PangRim YooChang, Công ty may DAEWOO, DAEWOO-Hanel … trong đó, số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng 70%), tiếp đến là các doanh nghiệp liên doanh (chiếm 25%) và còn lại là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và công ty cổ phần, chiếm 5%,

Nếu xét lao động theo cơ cấu ngành kinh tế, số lượng lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 62%), ngành

dịch vụ đứng vị trí thứ hai (khoảng 23%) và sau cùng là ngành nông - lâm - ngư nghiệp (khoảng 15%).

Phần lớn các doanh nghiệp FDI, bên cạnh việc thu hút và sử dụng lao động trực tiếp thì số việc làm gián tiếp do khu vực này tạo ra cũng đáng khích lệ. Cụ thể, đó là số lao động làm việc được tăng thêm trong các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu hay các đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc. Rõ ràng, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc đã đóng góp tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam và góp phần nâng cao chất lượng lao động trong khu vực này.

Các nghiên cứu về chất lượng lao động khẳng định rằng chất lượng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn so với chất lượng lao động trong các khu vực thuộc các thành phần kinh tế khác. Thông qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài, người lao động được đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao tay nghề và tiếp cận công nghệ tiên tiến.

Trong tổng số 201 doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam cho biết đang tiến hành tuyển dụng khoảng 96.000 nhân công. Nếu tính toàn bộ số doanh nghiệp Hàn Quốc thì lượng nhân công tuyển dụng tại các doanh nghiệp này có thể lên 136.000 người. Đặc biệt, nguồn nhân lực trong ngành da giầy được các doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm nhất.

Các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc thường đầu tư chủ yếu vào các ngành đòi hỏi chất lượng lao động cao như cơ khí, điện, điện tử. Đây là lĩnh vực tạo được đội ngũ lao động có trình độ tay nghề thích hợp với yêu cầu của công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc yêu cầu lao động phải có kỷ luật rất cao, thậm chí có những chế tài hà khắc, điều này góp phần nâng cao chất lượng lao động và có những tác phong kỷ luật lao động phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.3.1.4.Chuyển giao công nghệ

Phần lớn các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam là các dự án về chuyển giao công nghệ. Hoạt động đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nói riêng. Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, FDI góp phần thúc đẩy nghiên cứu và triển khai (R&D), áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Nhiều công nghệ mới từ Hàn Quốc đã được chuyển giao thông qua dự án FDI. Việc chuyển giao công nghệ mới và hiện đại vào Việt Nam không chỉ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp FDI mà còn có tác dụng phổ biến những công nghệ mới này cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới trong các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Hầu hết các dự án đầu tư của Hàn Quốc tập trung vào các ngành công nghiệp quan trọng như công nghiệp ô tô xe máy, công nghiệp điện tử và ngành dệt may. Ngành công nghiệp điện tử đã thu hút phần lớn các công ty đa quốc gia lớn của Hàn Quốc hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Một số công ty hoạt động trong lĩnh vực điện tử như công ty đèn hình Orion-Hanel, công ty điện tử DAEWOO-HANEL, điện tử DAEWOO Việt Nam, SAMSUNG Vina ELECTRONICS …

Hơn nữa, trong lĩnh vực dệt may cũng đã thu hút được nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc với số vốn đầu tư rất lớn, phải kể đến như công ty PangRim Yoo Chang, Dệt Choongnan, Việt Nam Viko Glowin, gần đây ngày 21 tháng 11 năm 2012, hợp tác Việt Nam và Hàn Quốc có hợp tác dự án về Công nghệ thông tin với công nghệ cao thực hiện ở Tỉnh Thái Nguyên, nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ Việt- Hàn … Với những dây chuyền công nghệ tiên tiến và hiện đại trên thế giới đã được các công ty chuyển giao vào Việt Nam,

tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam nâng cao chất lượng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại hóa, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước và thúc đẩy cho nên kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc đóng góp nguồn thu lớn cho Ngân sách Nhà nước thông qua công cụ thuế như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TNDN

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế 2.3.2.1. Hạn chế

- Về cơ cấu vốn đầu tư

+ Theo ngành: FDI của Hàn Quốc chỉ tập trung chủ yếu trong ngành

công nghiệp và xây dựng, và dịch vụ chiếm 73,7% về số dự án và 58 % vốn đầu tư trong cả giai đoạn 1988-2012. Tỷ trọng vốn đầu tư tập trung vào hai lĩnh vực này về quy mô đầu tư cơ bản đã đáp ứng yêu cầu cải thiện cơ cấu kinh tế của Việt Nam, đây cũng là tình trạng chung của các nhà đầu tư nước ngoài .

Tuy nhiên, nhìn vào chất lượng vốn đầu tư trong từng lĩnh vực so với yêu cầu phát triển nền kinh tế của Việt Nam theo hướng CNH-HĐH thì vẫn chưa đạt yêu cầu. Nhiều ngành dịch vụ như tài chính – ngân hàng (chỉ có 8 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 95 triệu USD), tư vấn về kỹ thuật và chuyển giao

công nghệ hiện đang là mục tiêu phát triển nhưng vẫn chưa được tập trung.

+ Theo vùng: Xét cơ cấu vốn đối với địa bàn hoạt động kinh doanh, mặc dù cho đến nay Hàn Quốc có xu hướng mở rộng đầu tư sang các tỉnh thành phố trên cả nước, nhưng nói chung các dự án vẫn chủ yếu tập trung vào các địa bàn hay những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi. Các dự án tập trung đầu tư chủ yếu vào 5 địa phương, đó là các khu vực Thành phố Hồ Chí Minh,Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội và Bắc Ninh . Đối với các tỉnh hay

địa bàn có điều kiện cơ sở hạ tầng khó khăn như các tỉnh miền núi phía Bắc, vùng sâu, vùng xa và đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp là chưa đáng kể, vốn đầu tư giành cho những khu vực này tương đối thấp. Sự chênh lệch về vốn đầu tư giữa các vùng sẽ tạo nên sự phát triển kinh tế không đồng đều, làm gia tăng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn về nhiều mặt

- Về hình thức đầu tư

Hình thức doanh nghiệp chủ yếu của FDI của Hàn Quốc là 100% vốn đầu tư nước ngoài, tiếp đến là hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh vì thế khả năng chuyển giao công nghệ sang Việt Nam là rất hạn chế do hình thức quản lí được quy định bởi hình thức đầu tư. Có đến 142 doanh nghiệp chọn hình thức 100% so với 15 doanh nghiệp chọn hình thức liên doanh. Điều này được giải thích như là sự am hiểu luật pháp, thị trường của nhà đầu tư Hàn Quốc với Việt Nam tăng lên. Vì vậy, họ không cần đến hình thức liên doanh để dựa vào đối tác trong việc tiếp cận thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)