Thực trạng tổ chức thực hiện khai thác sử dụng tài sản công tại Tòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại tòa án nhân dân tỉnh thái bình (Trang 59 - 68)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phân tích thực trạng quản lý tài sản công tại Tòa án nhân dân tỉnh

3.2.2 Thực trạng tổ chức thực hiện khai thác sử dụng tài sản công tại Tòa

án nhân dân tỉnh Thái Bình

3.2.2.1 Đầu tư xây dựng trụ sở tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình

Bảng 3.5: Tình hình đầu tƣ xây dựng trụ sở tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2013-2017

ST T Đơn vị Số lƣợng trụ sở hiện tại (cái) Số lƣợng trụ sở đƣa vào sử dụng khai thác trong giai đoạn 2013-2017 (cái) Số lƣợng trụ sở đang trong quá trình xin đầu tƣ xây dựng mới Nguyên giá trụ sở mới (nghìn đồng) 1 TAND tỉnh Thái Bình 03 01 60.255.000 2 TAND TP. Thái Bình 01 3 TAND H. Vũ Thƣ 01 4 TAND H. Đông Hƣng 02

5 TAND H. Thái Thụy 02 01 25.476.000

6 TAND H. Tiền Hải 01 01

7 TAND H Kiến Xƣơng 01

8 TAND H.Quỳnh Phụ 01

9 TAND H. Hƣng Hà 01 01

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình)

Trong giai đoạn 2013-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã hoàn thành quyết toán và đƣa vào sử dụng 02 trụ sở làm việc mới cụ thể:

Năm 2013, 01 trụ sở Tòa án nhân dân huyện Thái Thụy đƣa vào sử dụng với nguyên giá là 25.476.000 nghìn đồng, 03 tầng, tổng diện tích sàn xây

dựng là 3.900 m2, với 03 phòng họp, 02 hội trƣờng xét xử (hình sự và dân sự), 15 phòng làm việc, phục vụ cho 26 cán bộ công chức và ngƣời lao động.

Năm 2015, 01 trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đƣa vào sử dụng với nguyên giá là 60.255.000 nghìn đồng, 04 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng là 5.200 m2, với 05 phòng họp, 03 hội trƣờng xét xử (hình sự, dân sự và hôn nhân gia đình), 25 phòng làm việc phục vụ cho 59 cán bộ công chức và ngƣời lao động.

Cũng trong năm 2015 Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã có văn bản gửi Tòa án nhân dân tối cao xin chủ trƣơng đầu tƣ xây dựng mới 02 trụ sở của TAND huyện Tiền Hải và huyện Hƣng Hà với lý do từ lâu đã đƣợc UBND 2 huyện cấp đất mới để xây dựng trụ sở.

Đánh giá chung công tác xây dựng trụ sở làm việc đƣợc thực hiện theo đúng quy định pháp luật về Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, đã đảm bảo phục vụ công tác cho không chỉ các cán bộ công chức và ngƣời lao động của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình mà còn phục vụ cho công tác tiếp dân, công tác xét xử.

3.2.2.2 Mua sắm tài sản công tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình

Tài sản công đƣợc đầu tƣ, mua sắm, trang cấp để phục vụ công tác chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao. Theo phân cấp của Tòa án nhân dân tối cao, việc mua sắm tài sản phục vụ hoạt động văn phòng do Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện theo phƣơng thức mua sắm tập trung, sau đó phân chia tài sản lại cho các Tòa án nhân dân huyện thuộc phạm vi quản lý.

Về phƣơng tiện đi lại, việc trang bị ô tô năm 2014 do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức theo phƣơng thức mua sắm tập trung cho toàn bộ ngành Tòa án, sau đó tổ chức phân chia tài sản cho các đơn vị cấp tỉnh và huyện.

Về tài sản có nguyên giá trên 500 triệu, cụ thể là bàn ghế phòng xét xử cũng đƣợc Tòa án nhân dân tối cao tổ chức theo phƣơng thức mua sắm tập trung vào năm 2017.

Các tài sản khi bàn giao giữa nhà thầu và đại diện TAND huyện đều đƣợc lập biên bản giao nhận và kế toán tại các đơn vị đều ghi chép theo dõi trên sổ sách kế toán.

Bảng 3.6: Tổng hợp tình hình mua sắm trang thiết bị văn phòng của TAND tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013-2017

STT Năm Tài sản mua sắm Số lƣợng Nguyên giá (nghìn đồng)

1 Năm 2013 Máy tính xách tay + bàn ghế

làm việc cho thẩm phán

70 chiếc + 70 bộ

1.900.000

2 Năm 2014 Tăng âm loa đài + camera 25 bộ 2.300.000

3 Năm 2015 Máy vi tính + máy in 113 bộ 1.469.000

4 Năm 2016 Máy photocopy 30 chiếc 2.150.000

5 Năm 2017 Điều hòa nhiệt độ 77 chiếc 1.155.000

(Nguồn:Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình)

Căn cứ theo hƣớng dẫn mua sắm của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã thực hiện mua sắm theo đúng quy định của Luật Đấu thầu. Trình tự tổ chức thực hiện mua sắm tài sản:

Bƣớc 1: Thành lập Hội đồng mua sắm gồm lãnh đạo trong cơ quan TAND tỉnh và Tổ chuyên gia đấu thầu gồm đại diện phòng tổ chức cán bộ, phòng kế toán, phòng thống kê tổng hợp, phòng tin học.

Bƣớc 2: Tổ chuyên gia lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình Chủ tịch hội đồng mua sắm phê duyệt.

Bƣớc 3: Căn cứ Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Tổ chuyên gia lập Hồ sơ mời thầu trình Chủ tịch hội đồng mua sắm quyết định.

Bƣớc 4: Phát hành hồ sơ mời thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu theo luật Đấu thầu.

Bƣớc 5: Sau khi có thẩm định kết quả nhà thầu trúng thầu, chủ tịch Hội đồng mua sắm sẽ ký kết hợp đồng với nhà thầu cung cấp tài sản.

Bƣớc 6: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh có trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng.

Bƣớc 7: Hội đồng mua sắm cùng Tổ chuyên gia tiến hành nghiệm thu tài sản và thanh lý hợp đồng với nhà thầu.

Bƣớc 8: Kế toán tại các đơn vị sẽ ghi tăng tài sản vào sổ sách kế toán và nhập cơ sở dữ liệu vào phần mềm quản lý tài sản của ngành Tòa án.

Đánh giá chung công tác mua sắm tài sản tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo tiêu chuẩn định mức, đáp ứng nhu cầu trang thiết bị tài sản cho đội ngũ cán bộ công chức và ngƣời lao động.

3.2.2.3 Thuê tài sản, thu hồi và bán tài sản công

Trong giai đoạn 2013 -2017, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình không có hoạt động phát sinh liên quan đến thuê tài sản, bán và thu hồi tài sản công nên luận văn không đề cập đến vấn đề trên.

3.3.2.4 Bảo dưỡng sửa chữa tài sản

Việc bảo dƣỡng sửa chữa tài sản tập trung chủ yếu vào tài sản công là trụ sở làm việc với nguồn kinh phí không tự chủ đƣợc cấp bởi Tòa án nhân dân tối cao, với các tài sản là thiết bị văn phòng hoặc phƣơng tiện đi lại sẽ đƣợc sửa chữa từ nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên.

Trong giai đoạn này, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã thực hiện quy trình sửa chữa tài sản cố định, phƣơng tiện làm việc (với giá trị sửa chữa dƣới 100 triệu) nhƣ sau:

sản bị hƣ hỏng có trách nhiệm báo cho phòng Kế toán thông qua Giấy đề nghị sửa chữa.

Bƣớc 2: Cán bộ văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh đƣợc phân công trách nhiệm liên hệ với một đơn vị sửa chữa có uy tín, kiểm tra và lấy báo giá sửa chữa.

Bƣớc 3. Cán bộ văn phòng sẽ gửi báo giá cho Kế toán trƣởng để kiểm tra xem xét.

Bƣớc 4. Sau khi đƣợc chấp thuận, đơn vị sửa chữa tiến hành sửa chữa và cán bộ văn phòng sẽ giám sát công tác sửa chữa tài sản.

Bƣớc 5. Cán bộ văn phòng và cá nhân có tài sản sửa chữa sẽ cùng nghiệm thu kết quả sửa chữa bằng biên bản.

Bƣớc 6. Cá nhân có tài sản sửa chữa có trách nhiệm lập Giấy đề nghị thanh toán nộp lại cho phòng kế toán để có cơ sở thanh toán cho đơn vị sửa chữa.

Các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi quản lý của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình cũng thực hiện quy trình sửa chữa tài sản cố định, phƣơng tiện làm việc (với giá trị sửa chữa dƣới 100 triệu) nhƣ trên.

Bảng 3.7: Tổng hợp kinh phí bảo trì sửa chữa trụ sở làm việc của TAND tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013-2017

Đơn vị: nghìn đồng

Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng kinh phí sửa chữa 1.500.000 1.900.000 1.700.000 0 1.400.000 Đơn vị đƣợc cấp sửa chữa TAND huyện Đông Hƣng và Thái Thụy TAND tỉnh và huyện Tiền Hải TAND thành phố Thái Bình Không đơn vị nào sửa chữa TAND huyện Vũ Thƣ, Kiến Xƣơng

Cơ bản công tác sửa chữa bảo trì trụ sở đƣợc thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng. Các phần công việc đều tuân thủ quy trình sửa chữa bảo trì trụ sở theo luật định và văn bản hƣớng dẫn của cơ quan Tòa án nhân dân tối cao. Công tác tổ chức thực hiện sửa chữa đã khắc phục kịp thời những hỏng hóc về trụ sở, đảm bảo an ninh an toàn cho cán bộ công chức và tài sản của cơ quan cũng nhƣ tính trang nghiêm của cơ quan xét xử.

3.2.2.5 Thanh lý tài sản công

Hàng năm, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức thanh lý những tài sản đã hết hao mòn, không còn sử dụng đƣợc. Các tài sản thanh lý hàng năm chủ yếu là trang thiết bị văn phòng và phƣơng tiện làm việc.

Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả thanh lý tài sản của TAND tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2013-2017

STT Số tiền thu đƣợc từ thanh lý (triệu đồng)

Số lƣợng tài sản thanh lý

Năm 2013 110 01 ô tô, 10 điều hòa nhiệt độ, 05 máy

photocopy, 18 bộ máy tính để bản

Năm 2014 60 03 xe máy, 12 bộ tăng âm loa đài

Năm 2015 0 Số lƣợng tài sản ít nên không tổ chức

Năm 2016 62 02 xe máy, 10 máy photocopy, 20 bộ

máy tính để bàn

Năm 2017 40 22 điều hòa nhiệt độ, 25 bộ máy tính

để bàn, 05 máy photocopy

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình)

Tổ chức thực hiện:

- Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đƣợc lãnh đạo giao tổ chức thực hiện công tác thanh lý.

- Tổ chức thành lập hội đồng thanh lý tài sản gồm có: lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh, đại diện Văn phòng Tòa án tỉnh, kế toán và đại diện các Tòa án nhân dân huyện có tài sản thanh lý.

Hội đồng thanh lý có trách nhiệm xác định số lƣợng, phân loại tài sản, thu thập hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật có liên quan đến tài sản cần thanh lý phù hợp.

- Sau đó Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình sẽ phối hợp với đơn vị tổ chức đấu giá tại tỉnh để thanh lý ô tô hoặc bán thanh lý đối với các tài sản là thiết vị văn phòng.

- Số tiền thu đƣợc từ thanh lý sau khi trừ đi các chi phí phát sinh đều đƣợc nộp vào kho bạc nhà nƣớc.

- Kế toán tại các đơn vị sẽ ghi giảm những tài sản thanh lý trên sổ sách theo dõi tài sản.

Công tác tổ chức thanh lý tài sản công tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình cơ bản thực hiện thống nhất quy trình theo đúng quy định trình tự pháp luật góp phần giải quyết công việc nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của đơn vị nhằm thực hiện tốt chủ trƣơng tiết kiệm, chống lãng phí.

3.2.2.6 Điều chuyển tài sản

Về phân cấp điều chuyển tài sản: đối với điều chuyển tài sản là trụ sở, ô tô sẽ do TAND tối cao quyết định, đối với điều chuyển các tài sản còn lại sẽ do TAND tỉnh quyết định

Tổ chức thực hiện khi điều chuyển trụ sở, ô tô: căn cứ vào văn bản của đơn vị tiếp nhận tài sản và đơn vị có tài sản, TAND tỉnh sẽ lập tờ trình cùng 02 văn bản trên, hồ sơ về tài sản cần điều chuyển gửi về TAND tối cao để quyết định phê duyệt.

Tổ chức thực hiện điều chuyển các tài sản khác: theo quy định, khi luân chuyển hoặc điều chuyển cán bộ hàng năm giữa các TAND trong tỉnh Thái

Bình, TAND tỉnh sẽ ra quyết định điều chuyển những tài sản đã đƣợc giao cho cán bộ sử dụng trƣớc đó sang đơn vị mới. Nhƣng trên thực tế, các cán bộ thuộc diện luân chuyển hay điều chuyển công tác không mang tài sản cũ mà sẽ đƣợc trang bị tài sản của đơn vị mới, nên trong giai đoạn 2013-2017, TAND tỉnh Thái Bình không thực hiện ra quyết định điều chuyển nói trên.

Kết quả công tác điều chuyển tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013-2017 nhƣ sau:

Năm 2013, TAND tối cao điều chuyển 01 ô tô thuộc phạm vi quản lý của TAND tỉnh Thái Bình cho TAND thành phố Thái Bình.

Năm 2015, TAND tỉnh đã đƣợc TAND tối cao phê duyệt điều chuyển trụ sở cũ của TAND tỉnh cho TAND thành phố và trụ sở TAND thành phố cũ đƣợc điều chuyển về cho TAND tỉnh quản lý, sử dụng làm nhà công vụ.

3.2.2.7 Lập và lưu trữ hồ sơ tài sản

Về phân cấp quản lý trong lập hồ sơ: Phòng kế toán của Tòa án nhân dân tỉnh và huyện chịu trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi về tài sản khi có các hoạt động phát sinh tăng giảm tài sản tại đơn vị mình. Định kỳ cuối năm tất cả tài sản trên sổ sách kế toán sẽ đƣợc kế toán các đơn vị trích lập khấu hao.

Đối với những tài sản mua mới, phòng kế toán của TAND tỉnh và huyện sẽ căn cứ trên: Hóa đơn, chứng từ mua sắm, Quyết định đƣa vào sử dụng, Biên bản giao nhận tài sản cho bộ phận sử dụng, quản lý để ghi tăng tài sản vào sổ theo dõi tài sản và trích lập khấu hao định kỳ.

Đối với những tài sản thanh lý, phòng kế toán của TAND tỉnh và huyện sẽ căn cứ trên: Biên bản họp hội đồng thanh lý tài sản, Quyết định của Chánh án về việc thanh lý tài sản cố định, Hợp đồng thanh lý tài sản, Biên bản bàn giao tài sản cho ngƣời mua để ghi giảm tài sản vào sổ sách theo dõi tài sản.

Quản lý, lƣu trữ hồ sơ tài sản công: Kế toán TAND huyện lƣu trữ hồ sơ về tài sản do đơn vị mình quản lý; phòng kế toán TAND tỉnh lƣu trữ hồ sơ tài

sản của TAND tỉnh và báo cáo kê khai tài sản công, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công của các đơn vị TAND huyện và tỉnh hàng năm.

Về cơ bản công tác lập hồ sơ đã thực hiện đúng quy định pháp luật, phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm kê tài sản hàng năm một cách nhanh chóng hiệu quả.

Kết quả điều tra, khảo sát cán bộ quản lý và kế toán tại các đơn vị về tình hình tổ chức thực hiện công tác quản lý tài sản công được tổng hợp tại bảng 3.9 dưới đây:

Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả điều tra công tác tổ chức thực hiện quản lý tài sản công tại TAND tỉnh Thái Bình

STT Nội dung điều tra

Tổng số phiếu Trả lời Có Không Đúng quy định Không đúng quy định Đáp ứng Không đáp ứng 1 Công tác tổ chức thực hiện có

tuân thủ theo kế hoạch không? 38 25 13

2

TAND tỉnh có tổ chức thực hiện các vấn đề về đầu tƣ xây dựng trụ sở, mua sắm, sửa chữa, điều chuyển và thanh lý tài sản công theo đúng quy định pháp luật không?

38 30 8

3

Việc theo dõi tài sản bằng sổ sách nhƣ hiện nay có đáp ứng yêu cầu công việc không?

38 20 18

4

Cơ sở vật chất nhƣ hiện nay đã đáp ứng công việc, chức năng nhiệm vụ của Tòa án nhân dân?

38 27 11

Từ bảng điều tra:

- Có 25/38 bằng 65,8 % ý kiến đƣợc hỏi cho rằng công tác tổ chức thực hiện có tuân thủ theo kế hoạch.

- Có 30/38 bằng 78,9 % ý kiến đƣợc hỏi cho rằng TAND tỉnh đã tổ chức thực hiện các vấn đề về đầu tƣ xây dựng trụ sở, mua sắm, sửa chữa, điều chuyển và thanh lý tài sản công theo đúng quy định pháp luật.

- Có 20/38 bằng 52,6 % ý kiến đƣợc hỏi cho rằng việc theo dõi tài sản bằng sổ sách nhƣ hiện nay có đáp ứng yêu cầu công việc.

- Có 27/38 bằng 71% ý kiến đƣợc hỏi cho rằng cơ sở vật chất nhƣ hiện nay đã đáp ứng công việc, chức năng nhiệm vụ của Tòa án nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản công tại tòa án nhân dân tỉnh thái bình (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)