1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn
1.4. Quản lý nhà nƣớc với hoạt động chỉ định thầu
1.4.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về hoạt động chỉ định thầu
Đánh giá kết quả quản lý nhà nƣớc về hoạt động chỉ định thầu là một trong những nội dung quan trọng đối với quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu. Mục đích đánh giá này để xác định kết quả thực hiện nội dung quản lý nhà nƣớc.
Quản lý nhà nƣớc về hoạt động Chỉ định thầu có những tiêu chí cơ bản sau đây mà pháp luật về đấu thầu chỉ định thầu quy định nhƣ sau:
(1) Tiêu chí coi trọng hiệu quả
Có thể nói đây là nguyên tắc tiên quyết, một gói thầu đƣợc chỉ định thầu có nghĩa công trình, dự án đó đƣợc thực hiện trong tình huống khẩn cấp, vì những lý do bất khả kháng....phải mang lại những ý nghĩa, hiệu quả nào đó. Tuy nhiên khác với các hình thức đấu thầu khác, chỉ định thầu phải đảm bảo đƣợc các yếu tố về thời gian thi công, giá gói thầu, chất lƣợng gói thầu.
Chỉ định thầu là cả một quá trình phải trải qua nhiều giai đoạn, giai đoạn trƣớc làm tiền đề cho giai đoạn sau, các giai đoạn liên quan mật thiết với nhau. Do vậy các giai đoạn của chỉ định thầu phải đƣợc chuẩn bị hết sức cẩn thận, đầy đủ, VD với nhà thầu xây dựng do liên quan nhiều tới các công trình qui mô lớn và đòi hỏi cao về kỹ thuật và công nghệ. Mỗi giai đoạn đòi hỏi các bên phải cung cấp những thông tin, dữ liệu cụ thể. Những dữ liệu này là cơ sở đánh giá hồ sơ dự thầu. Dữ liệu đƣa ra không đầy đủ, chuẩn xác gây ra những hậu quả khó lƣờng nhƣ: Hoãn tổ chức đấu thầu để bổ sung, đấu thầu lại hay hủy bỏ gây lãng phí. Việc thực hiện nghiêm túc nguyên tắc này góp phần đảm bảo thành công của đấu thầu xây dựng.
(3) Tiêu chí đánh giá khách quan
Đây là nguyên tắc quan trọng trong chỉ định thầu nói chung cũng nhƣ trong đấu thầu XDCB nói riêng. Nguyên tắc này đòi hỏi phải đƣợc thực hiện xuyên suốt quy trình chỉ định thầu từ việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải đảm bảo sự bình đẳng, những tiêu chuẩn đánh giá cũng phải đuợc ghi rõ ràng, cụ thể trong hồ sơ yêu cầu. Nguyên tắc này cũng yêu cầu HSYC phải đuợc đánh giá khách quan bởi một tổ chuyên gia có đầy đủ năng lực, phẩm chất. Kết quả đánh giá HSĐX cũng phải đƣợc công khai và giải thích lý do các nhà thầu vì sao hồ sơ của họ đuợc lựa chọn hoặc bị loại để hạn chế tranh chấp phát sinh.
(4) Tiêu chí trách nhiệm phân minh
Nguyên tắc này đƣợc thực hiện xuyên suốt trong quá trình chỉ định thầu, đƣợc ghi nhận rõ ràng trong hợp đồng. Trên thực tế, các bên khi tham gia vào qua hệ chỉ định thầukhông chỉ liên quan đến nhau về quyền lợi mà còn cả nghĩa vụ, họ luôn nhận thức đƣợc trách nhiệm của mình trong cả quá trình. Nguyên tắc này đảm bảo sự nghiêm túc trong chỉ định thầu, hạn chế đƣợc những tiêu cực có thể xảy ra, đem lại những hiệu quả cao nhất.
Có thể nói đây là nguyên tắc đặc thù của chỉ định thầu. Chỉ định thầu bao giờ cũng có bảo lãnh dự thầu, khoản tiền bảo lãnh đó đƣợc coi nhƣ một phần của hồ sơ đề xuất, HSĐX không có bảo lãnh sẽ không đƣợc chấp nhận. Vì hình thức chỉ định thâu chi có 1 nhà thầu tham gia, hạn chế những rủi ro trong ứng xử của nhà thầu, loại bỏ ngay nhà thầu không có ý định nghiêm túc.
(6) Tiêu chí tôn trọng các điều ƣớc quốc tế
Khi tiến hành chỉ định thầu các gói thầu từ nguồn vốn vay ODA, FDI...có liên quan đến các điều ƣớc quốc tế mà chúng ta đã tham gia thì áp dụng điều ƣớc đó. Nếu khi thực hiện các văn bản, thỏa thuận đã kí sử dụng vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nƣớc ngoài mà có quy định liên quan đến chỉ định thầunhƣng khác với quy định của pháp luật Việt Nam thì áp dụng theo văn bản, thỏa thuận đã ký giữa các bên.