Chính phủ Nhật Bản đã sáng suốt biết vận dụng cơ hội và nắm vững thời cơ dành cho phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính phủ nhật bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 89 - 91)

3. Các cơ quan khuyến khích xuất khẩu

2.3.1.2Chính phủ Nhật Bản đã sáng suốt biết vận dụng cơ hội và nắm vững thời cơ dành cho phát triển

vững thời cơ dành cho phát triển

Nền kinh tế của Nhật Bản sau khi trải qua giai đoạn khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh đã dần dần cất cánh, vươn tới giai đoạn phát triển thần kỳ, rồi sau đó chuyển sang giai đoạn phát triển ổn định. Sự chuyển đổi này cũng phản ánh sự thay đổi trong chiến lược và trong các chính sách phát triển kinh tế của Nhật Bản. Qua đó cho thấy Nhật Bản đã thích nghi nhanh chóng như thế nào với những thay đổi của hoàn cảnh trong nước và quốc tế.

Xã hội Nhật Bản sau khi trải qua chặng đường 28 năm (1945-1973) phát triển đã trở thành một xã hội hiện đại với những thay đổi lớn về cơ cấu xã hội, cơ cấu dân cư, cơ cấu nghề nghiệp. Sự thay đổi đó vừa phản ánh sự

phát triển của xã hội lại vừa làm nảy sinh những khó khăn mới mà để giải quyết chúng thì không chỉ nên quy vào trách nhiệm của các nhà lãnh đạo mà còn đòi hỏi có sự tham gia nhiệt tình của mọi tầng lớp nhân dân vào quá trình quản lý đất nước.

Sự thành công của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh là do nhiều yếu tố cả trong và ngoài nước đã được Chính phủ Nhật Bản nắm bắt đúng thời cơ và vận dụng khôn khéo kết hợp lại. Các yếu tố nội lực thời kỳ này, có thể thấy chúng được kế thừa rất nhiều từ lịch sử dân tộc, đặc biệt của thời kỳ Minh Trị duy tân và đã được thể hiện từ bộ máy lãnh đạo cho đến nhân dân Nhật Bản. Sau một thời gian xáo trộn ngắn trong những năm đầu sau chiến tranh, chính trị của Nhật Bản đi dần vào ổn định . Một Chính phủ mạnh đã đựơc ra đời khi tập hợp trong mình những người lãnh đạo rất thức thời, biết nhìn xa, trông rộng, biết lợi dụng những điều kiện quốc tế thuận lợi, biết khích lệ và phát triển những yếu tố truyền thống của con người Nhật Bản có lợi cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó là tính cần cù siêng năng, nhẫn nại, ham học cầu thị tiến bộ. Đó là ý thức cộng đồng, tập thể cao, tinh thần dân tộc mạnh mẽ, tính kỷ cương, tôn trọng pháp luật, tuân thủ mệnh lệnh và trung thành.

Yếu tố quan trong khác tạo nên sự thành công của Nhật Bản là tinh thần học hỏi, tiếp thu, khai thác các kinh nghiệm khoa học tiên tiến của thế giới, áp dụng sáng tạo những kinh nghiệm đó, cải biến nâng cao biết thành kỹ thuật riêng của mình. Bên cạnh đó là khả năng tiếp thu, cải biến truyền thống văn hoá, giữ những nét đặc sắc có lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bên cạnh các yếu tố trong nước đã kể trên thì các điều kiện quốc tế cũng đóng vai trò quyết định không kém trong thành công kinh tế của Nhật Bản, là một nước mà kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào ngoại thương. ở thập niên 50-60, Nhật Bản đã lợi dụng được những nguồn nguyên liệu sẵn và rẻ trên thế giới, lợi dụng dược các đơn đặt hàng của Mỹ phục vụ cho nhu cầu của quân đội họ trong chiến tranh ở Triều Tiên và ở Việt Nam, lợi dụng về sự che chở về an ninh của Mỹ để tập trung làm kinh tế và không tốn kém mấy trong chi tiêu quốc phòng. Trong giai đoạn này do khoảng cách công nghệ và kỹ thuật giữa Nhật Bản và các nước Tư bản phát triển con xa nên Nhật Bản đã không dành nhiều kinh phí và thời gian cho phát ninh khoa học, mà chủ yếu là áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sẵn có. Trong giai đoạn tiếp theo Nhật Bản đã lợi dụng vị trí trung gian và cầu nối giữa hai cực của mình nhờ có một chính sách đối ngoại uyển chuyển, linh hoạt để có thể phát triển quan hệ với cả hai bên, mở rộng được nguồn cung cấp nguyên liệu cũng như thị trường đầu tư và xuất khẩu. Thành công của Nhật Bản chính là những công nghệ phương Tây được những con người Nhật Bản cần cù, nhẫn nại, sáng tạo và khôn ngoan thực hiện nên đã tạo ra được thành công như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính phủ nhật bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 89 - 91)