Giai đoạn thịnh vượng Zimmu 1955-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính phủ nhật bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 49 - 53)

* Quan điểm của các nhà kinh tế học Cổ điển

2.1.2.1 Giai đoạn thịnh vượng Zimmu 1955-

Trong suốt 10 năm đầu, nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh luôn bị đe doạ bởi nguy cơ xảy ra nạn đói và lạm phát, đây là thời kỳ khó khăn nhất của Nhật Bản. Nhưng bắt đầu từ năm 1955, nền kinh tế Nhật Bản đã khôi phục được mức trước chiến tranh, và đã chuẩn bị được cho bước tiến nhẩy vọt vào những năm tiếp theo. Những năm tiếp theo Nhật Bản đã bắt đầu đặt trọng tâm vào hiện đại hoá.

Tích luỹ tư bản sẽ đẩy mạnh cho kinh tế Nhật Bản phát triển và phát triển sẽ lại nâng cao tích luỹ. Kinh tế Nhật Bản đã bước vào quỹ đạo tái sản xuất mở rộng bắt đầu từ năm 1955, từ thời điểm này nền kinh tế đã bắt đầu phát triển với tốc độ cao. Sự bùng nổ đầu tiên của thời kỳ kinh tế phát triển cao bắt đầu từ năm 1955. Cục trưởng cục Kế hoạch Kinh tế Takazaki năm 1956 nhân dịp công bố sách trắng có nói rằng : „„ Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản năm 1955 xét từ kinh nghiệm cả đời hoạt động trong lĩnh vực kinh tế của tôi, thì có thể sánh được với năm 1909 là năm ý chí của dân chúng lên cao sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Nhật – Nga và năm 1915 là năm bùng nổ cuộc Đại chiến thế giới lần thứ I, nền kinh tế Nhật Bản

đã có bước đại nhảy vọt. Năm 1953 mặc dù kinh tế thế giới sa sút, song lại là năm phát triển vượt bậc trong lịch sử kinh tế Nhật Bản ‟‟.

Động lực của sự phát triển này là cuộc cách mạng kỹ thuật, được tiến hành đồng loạt trong các ngành công nghiệp được coi là mũi nhọn của nền kinh tế như : Sắt thép, lọc dầu, ô tô, sợi tổng hợp, điện tử, nhựa… Thời kỳ phát triển này còn kéo dài đến giữa năm 1957 được gọi là thời kỳ thịnh vượng Zimmu. Thời kỳ này đầu tư thiết bị tư nhân tăng 58% trong năm tài chính 1956 và 24% trong năm 1957. Cơ sở để xuất hiện cao trào đầu tư mạnh mẽ như vậy đã được chuẩn bị tốt ngay trong bản thân nền kinh tế Nhật Bản.

Trong giai đoạn này công nghiệp là lĩnh vực sản xuất vật chất then chốt, đồng thời cũng là lĩnh vực phát triển mạnh nhất trong nền kinh tế Nhật. Tốc độ phát triển trung bình hàng năm 1950 đến 1960 là 19,5%, gấp 6 lần tốc độ phát triển của Mỹ, gấp 5 lần của Anh và sấp xỉ 3 lần của Pháp, gần gấp đôi của CHLB Đức và hơn hai lần của Ý. Địa vị của Nhật trong sản xuất công nghiệp của thế giới tư bản được nâng lên rõ dệt, các ngành như sắt thép, xi măng , ô tô xe máy, điện tử…. đã gần như dẫn đầu thế giới. Để hiểu cụ thể hơn tốc độ phát triển cũng như tiềm lực công nghiệp của Nhật, cần tìm hiểu sâu sự phát triển một số ngành chủ yếu của Nhật.

+ Ngành năng lượng : Về sản xuất năng lượng năm 1949, Nhật đã khôi phục và cải tạo được các nhà máy điện, nâng sản lượng lên 40,9 tỉ KW/ giờ vượt mức sản xuất cao nhất trước năm 1945, năm 1957 nâng sản lượng điện lên gấp đôi đạt 81,3 tỉ KW/ giờ. đồng thời với sự phát triển nhanh về sản lượng thì kết cấu sản xuất điện cũng thay đổi sâu sắc, trong thời gian này nhiệt điện, nhất là nhiệt điện Diezen đã thay thế vai trò của thuỷ điện. Trong cán cân năng lượng của Nhật Bản thì dầu lửa cũng đã chiếm vị trí quan trọng.

Trước chiến tranh tỷ lệ dầu lửa trong cán cân năng lượng chiếm rất thấp, sau chiến tranh tăng lên rất nhanh ; năm 1955 dầu lửa chiếm 19,4%, còn than đá chiếm 46,5%, thuỷ điện 4,6%. Mặc dù Nhật Bản đã triệt để khai thác nguồn dầu lửa trong nước nhưng không đáp ứng nổi 1% nhu cầu, do vậy Nhật không ngừng tìm kiếm nguồn dầu lửa từ nước ngoài. Trước và khoảng 10 năm sau chiến tranh than đá chiếm vị trí quan trọng nhất trong cán cân năng lượng của Nhật. Sau đó tỷ lệ này giảm xuống rất nhanh, nhưng số lượng tuyệt đối vẫn tăng. Năm 1941 Nhật đã khai thác được 56,4 triệu tấn than, mức kỷ lục trước chiến tranh số than phải nhập khoảng 5 triệu tấn. Sau chiến tranh chưa năm nào Nhật đạt kỷ lục đó, mặc dù nhu cầu than trong nước vẫn tăng. Nhật giải quyết bằng con đường nhập khẩu than của nước ngoài.

+ Ngành sản xuất thép : Đây là một trong những ngành trụ cột của nền công nghiệp Nhật Bản. Năm 1950 Nhật đã phục hồi được mức sản xuất trước chiến tranh, đạt 4,8 triệu tấn. Mười năm sau sản lượng gấp gần 5 lần đạt 22 triệu tấn, đứng thứ tư trong thế giới tư bản sau Mỹ, CHLB Đức, Anh.

+ Ngành công nghiệp cơ khí : là một ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế Nhật sau chiến tranh. Nó không những đảm bảo trang bị máy móc thiết bị cho tiến trình công nghiệp hoá các ngành khác trong nền kinh tế, mà còn là nguồn xuất khẩu chính của Nhật. Các sản phẩm chính của ngành tính đến những năm 1960 này như các loại máy cắt gọt kim loại, máy kéo, máy bơm, các sản phẩm điện sinh hoạt, điện tử và ô tô các loại đã được Nhật Bản sản xuất không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Riêng về lĩnh vực tầu biển kể từ năm 1956 cho đến nay Nhật vẫn dẫn đầu thế giới.

+ Ngành công nghiệp hoá chất : ngành này cũng đã phát triển mạnh , đặc biệt là những ngành sản xuất tổng hợp. Năm 1960 Nhật đã đứng thứ hai trong thế giới tư bản, sau Mỹ về sản xuất axít sunfuarich, xút ăn da, sợi hoá học, nhưng vẫn còn thua một số nước như Đức, Canada về chất dẻo và cao su tổng hợp.

+ Công nghiệp nguyên tử và hàng không vũ trụ : ngành công nghiệp này cuối những năm 1950 đã bắt đầu được nhà nước Nhật chú ý nghiên cứu. Nhưng cho đến những năm từ 1960 trở đi thì ngành công nghiệp này của Nhật mới phát triển mạnh mẽ.

+ Nông, lâm, ngư nghiệp : đây cũng là những lĩnh vực sản xuất vật chất quan trọng trong kinh tế Nhật. Năm 1950 tổng giá trị sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp còn cao hơn tổng giá trị của công nghiệp 4,5 tỷ USD so với 4,1 tỷ USD. Nhưng do Chính phủ Nhật thực hiện chính sách hy sinh nông nghiệp vì lợi ích của tư bản độc quyền công nghiệp, cho nên địa vị của nông, lâm, ngư nghiệp mà đặc biệt là nông nghiệp giảm sút nhanh chóng, ngày càng không đủ đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và tiêu dùng trong nước.

+ Về giao thông vận tải : trong những năm 1950 đến 1960, tốc độ phát triển trung bình hàng năm ở Nhật là 4,4%, trong đó phát triển nhất là vận tải đường biển. Sau chiến tranh ngành đường sắt cũng được phục hồi và phát triển chậm chạp. Trong chiến tranh đường sắt ở Nhật đã vươn dài tới 20.056 km, mặc dù bom Mỹ trong chiến tranh đã phá huỷ mất khoảng 400km, nhưng mãi đến năm 1954 Nhật Bản mới khôi phục lại bằng năm 1944, mãi cho đến năm 1968 số đường sắt mới tăng thêm 700km, nâng tổng số đường sắt lên 20.056km. Số đầu máy hầu như không tăng thêm tính đến năm 1961 Nhật Bản chỉ có 5.013 chiếc đầu máy xe lửa.

Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh chủ yếu dựa trên cơ sở phục hồi và tăng cường nhanh chóng thế lực thống trị của tư bản độc quyền và tư bản độc quyền nhà nước. Những ngày đầu chiếm đóng Nhật, Mỹ thi hành Luật giải tán Zaibatsu ( Đây là tập đoàn tư bản tài chính Nhật, trước đây do một gia tộc năm giữ nay thuộc về tập thể, gia tộc chỉ còn là một thành viên ), luật chống Tơ rớt, nhằm hạn chế tiềm lực kinh tế, quân sự của một đối thủ từng uy hiếp Mỹ, mở đường cho tư bản Mỹ tràn vào Nhật. Nhưng trước cao trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, nhất là ở Trung Quốc, Mỹ lại thay đổi chính sách đối với Nhật. Mỹ tuyên bố luật chống Tơ rớt đã lỗi thời và cho phép Tư bản lớn mua cổ phiếu và nắm cổ phiếu khống chế. Từ năm 1949 trở đi quá trình tập trung Tư bản, vai trò thống trị của các tổ chức độc quyền diễn ra rất mạnh ở Nhật. Quá trình tập trung tư bản không chỉ phát triển trong sản xuất, mà còn phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế khác, nổi bật là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. đến cuối năm 1960 Nhật đã trở thành một trong những nước tư bản phát triển có nhiều công ty độc quyền cỡ quốc tế trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

2.1.2.2 Bùng nổ Iwato và thời kỳ đẩy mạnh tự do Thương mại (giai đoạn 1957-1973 )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính phủ nhật bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)