Lựa chọn các chính sách minh bạch và tối đa hoá các lợi ích kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính phủ nhật bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 123 - 125)

3. Các cơ quan khuyến khích xuất khẩu

3.2.3Lựa chọn các chính sách minh bạch và tối đa hoá các lợi ích kinh tế

kinh tế

3.2.3.1 Lựa chọn chính sách công nghiệp

Khi hoạch định và áp dụng chính sách này Chính phủ cần phải xây dựng một cách rõ ràng, minh bạch, các công cụ của chính sách phải nhất quán, không hạn chế và triệt tiêu lẫn nhau, phải cùng hướng vào mục tiêu và không được huỷ hoại thị trường cạnh tranh tự do. Cần cân nhắc kỹ mục tiêu công nghiệp hoá cho từng thời kỳ nhất định. Mục tiêu được xây dựng phải cụ thể, không quá rộng có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với toàn bộ nền kinh tế. Mục tiêu càng cụ thể càng tốt để một mặt dễ hiểu, dễ đi đến thống nhất, mặt khác tập trung được đích đáng nguồn lực thường là khan hiếm cho thực hiện mục tiêu đó.

Để thúc đấy các ngành công nghiệp được ưu tiên cần sử dụng các công cụ chính sách khác nhau nhưng phải đảm bảo các công cụ đó nhất quán với nhau, hỗ trợ nhau. Cần cân nhắc kỹ các công cụ trước khi áp dụng ảnh hưởng của chúng cả hai chiều thuận nghịch tới đối tượng ngành, sản phẩm, cái giá phải trả, thời hạn có hiệu lực, cơ quan thực hiện và theo dõi, cơ chế hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp.

Một vấn đề nữa là Chính phủ cần chú ý việc sử dụng chính sách công nghiệp thì không được huỷ hoại môi trường cạnh tranh thị trường, nó như một

cái nền đảm bảo các nguồn lực được phân bổ đúng hướng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực.

3.2.3.2 Xây dựng chính sách Tài chính, Tiền tệ và Ngân hàng minh bạch Phát triển hệ thống Tài chính - ngân hàng là một trong những nội dung quan trong nhất của nhiệm vụ phát triển cấu trúc thị trường tài chính. Gợi ý từ cuộc khủng hoảng khu vực vừa qua là nếu không có hệ thống tài chính – ngân hàng vững mạnh thì toàn bộ nền kinh tế khó có thể đương đầu với xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, do đó tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ không thể triển khai như dự kiến. Quá trình hội nhập quốc tế thường ẩn chứa những rủi ro và nguy cơ đổ vỡ, trước hết là đối với hệ thống tài chính, từ đó gây ra khủng hoảng kinh tế – xã hội. Hệ thống tài chính – ngân hàng của Việt Nam hiện được xem là tương đối yếu kém và chứa đựng nhiều rủi ro.

Từ kinh nghiệm của Nhật Bản trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, Chính phủ Việt Nam cần tăng cao vai trò của mình trong cải cách hệ thống tài chính – ngân hàng để thúc đẩytiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những cải cách cần thiết đối với hệ thống này như :

- Chủ động chuyển đổi sang sử dụng các công cụ tiền tệ gián tiếp là chủ yếu, nâng cao tính độc lập và năng lực giám sát của Ngân hàng nhà nước

- Cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng Thương mại quốc doanh và Ngân hàng cổ phần

- Thị trường hoá đầy đủ hơn hoạt động của các Ngân hàng thương mại ( như tách bạch ngân hàng chính sách và ngân hàng thương mại, tăng cạnh tranh).

- Chính phủ phải tạo hành lang pháp lý phù hợp với cấu trúc hệ thống tài chính – ngân hàng và thị trường tài chính hiện đại.

3.2.3.3 Chú trọng tăng cường các chính sách kinh tế đối ngoại

Chính phủ phải xây dựng được các chính sách kinh tế đối ngoại, phù hợp trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu. Chính phủ Nhật Bản ngay từ đầu đã chấp nhận hội nhập, để từ đó giảm bớt thách thức, đồng thời nỗ lực nắm bắt thời cơ trong quá trình mở cửa hội nhập. Để mở của và hội nhập có hiệu quả, tranh thủ được nhiều cơ hội của thị trường thế giới, Chính phủ Việt Nam phải xây dựng chiến lược và tổ chức tốt việc đẩy mạnh xuất khẩu. Tất cả các chính sách như : tài chính- tín dụng ngân hàng, chính sách khuyến khích xuất khẩu … đều nhằm tăng sức cạnh tranh của công nghiệp quốc gia trên trường quốc tế.

Hơn nữa để duy trì được khả năng xuất khẩu, ngoài các chính sách khuyến khích sản xuất, cần chú trọng xuất khẩu những mặt hàng mà Việt Nam đang có lợi thế so sánh, cần phải nuôi dưỡng một số ngành mà nhu cầu thế giới đang tăng nhanh hay nói cách khác là những ngành có lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Các ngành công nghiệp được lựa chọn để xuất khẩu cần được nuôi dưỡng và hỗ trợ bằng hệ thống các chính sách tài chính, ngân hàng và bảo hộ. Điều đặc biệt lưu ý là phải xác định rõ mục tiêu hướng ngoại, hay nói cách khác các ngành này phải trở thành các ngành sản xuất hàng xuất khẩu trong tương lai gần sau một thời gian ngắn được bảo hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính phủ nhật bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 123 - 125)