Quan điểm của trường phái Trọng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính phủ nhật bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 33 - 36)

Ngay từ Thế kỷ XVII chủ nghĩa Trọng thương bắt đầu đi vào thời kỳ tan rã. Trước hết là ở Anh một nước phát triển nhanh về mặt kinh tế lúc bấy giờ. Tiền đề của sự tan rã là do sự phát triển của chủ nghĩa Tư bản thủ công trong công nghiệp tạo ra. Lúc này trọng tâm của chủ nghĩa Tư bản đã chuyển sang lĩnh vực sản xuất, đóng vai trò trong việc làm giầu của giai cấp tư sản là việc bóc lột lao động trong các công trường thủ công, thay thế cho việc giao thông buôn bán với nước ngoài. Tại thời điểm này thời kỳ tích luỹ tư bản nguyên thuỷ đã kết thúc, bắt đầu chuyển sang thời kỳ sản xuất tư bản. Chủ nghĩa Tư bản đã lớn mạnh bắt đầu ít cần đến sự giúp đỡ và bảo trợ như trước của nhà nước, sự cần thiết phải có can thiệp của nhà nước và chế độ chuyên chế vào đời sống kinh tế do đó cũng giảm bớt đi. Khi đó các cuộc cách mạng tư sản cũng tạo nên một tình hình chính trị mới, do vậy những qui chế phiền phức đối với thương nghiệp và công nghiệp đã tỏ ra không còn có cơ sở.

Cũng như phái Trọng thương, phái Trọng nông đã xuất hiện trong giới hạn của thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chế độ Tư bản, nhưng ở giai đoạn mà nền kinh tế phát triển cao hơn, lúc này nền kinh tế châu Âu đã phát triển theo con đường Tư bản chủ nghĩa. Tại Anh cuộc cách mạng công nghiệp đã bắt đầu, còn ở Pháp chủ nghĩa Tư bản công trường thủ công đã bén rễ ăn sâu một cách vững chắc và nước Pháp đang tiến gần đến tới cuộc cách mạng Tư sản. Trường phái Trọng nông đã khái quát những tiến bộ mới nhất của nền kinh tế trong thế kỷ XVIII và đấu tranh chống lại chủ nghĩa Trọng thương. Trường phái Trọng nông được mang đậm nét nhất tại Pháp, do phái Trọng nông của Pháp gắn chặt với chế độ phong kiến quân chủ chuyên quyền, nên việc phê phán chủ nghĩa Trọng thương ở Pháp gắn với việc phê phán chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến.

Đã từ lâu chế độ phong kiến thống trị nông thôn Pháp và đã trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tầng lớp quí tộc và tăng lữ là giai cấp ăn bám nhưng lại nắm độc quyền về chiếm hữu ruộng đất, người nông dân trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất thì bần cùng khốn khổ với những khoản phục dịch và cống nạp nặng nề. Xuất phát từ ý niệm đất đai thay thế vàng bạc trong vai trò tạo sự giầu có cho một quốc gia, các học giả cho rằng cần phải phá vỡ những quan hệ sản xuất cũ, để đưa nông nghiệp ra khỏi tình trạng bế tắc và suy sụp, cần phải vạch rõ con đường và các hình thức phát triển của chủ nghĩa Tư bản trong nông nghiệp. Nếu như ở Anh đặt trong tâm trạng với chủ nghĩa Trọng thương là nền công nghiệp công thương, thì ở Pháp nó mang sắc thái Trọng nông đấu tranh để bảo vệ và phát triển nền nông nghiệp.

- Một quốc gia cường thịnh là một quốc gia trong đó dân chúng có những số lượng của cải dồi dào, trước hết là lương thực thực phẩm để thoả mãn các nhu cầu về đời sống thường ngày, chứ không phải ở khối lượng tiền tệ vàng bạc nhiều hay ít.

- Trong một quốc gia số lượng nông sản cần gia tăng thì đời sống càng dễ chịu, nếu có dư thừa nông sản thì có thể đem ra nước ngoài đổi lấy các hàng hoá trong nước không sản xuất được. Như vậy, theo phái Trọng nông thì cần phải khuyến khích phát triển nông nghiệp, gia tăng diện tích canh tác, cải tiến phương pháp trồng trọt và giải toả nông nghiệp khỏi những gì bị kìm hãm phát triển.

- Chỉ có nông nghiệp mới được hưởng sự trợ giúp của thiên nhiên, con người chỉ cần bỏ thêm công sức thì số lương thực, thực phẩm ngày càng gia tăng và đời sống ngày càng sung túc.

Xuất phát từ những quan điểm trên trường phái Trọng nông cho rằng, sự tự do cũng là một điều kiện của thiên nhiên và là điều kiện của sự phát triển. Trong thiên nhiên cũng có sự sắp xếp hoàn hảo ( như đêm, ngày, bốn mùa, tám tiết, đất đai, sông, nước.. ) con người phải tôn trọng sự tự do và trật tự đó. Chính phủ nên để cho người nông dân tự do lựa chọn đất đai, cây trồng và phương thức canh tác, tự do cạnh tranh và hoạt động, tự do trao đổi của cải sản xuất được tuỳ theo lợi ích cá nhân của họ. Chính phủ nên tránh can thiệp vào các hoạt động kinh tế của dân chúng, vì sự can thiệp này có thể làm sai lệch trật tự tự nhiên, mà trật tự tự nhiên theo họ bao giờ cũng là tuyệt hảo. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của chủ nghĩa Trọng thương, về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Chủ nghĩa Trọng thương nêu bật vai trò chuyên chế của nhà nước để bảo trợ cho chủ

nghĩa Tư bản, còn chủ nghĩa Trọng nông xem nhẹ vai trò đó. Trong giai đoạn này chủ nghĩa Tư bản đã lớn mạnh nên không cần thiết phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. Theo quan điểm của họ khi Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế thì sẽ phá vỡ các trật tự tự nhiên, làm tổn hại cũng như kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, họ kêu gọi Chính phủ tôn trọng các trật tự tự nhiên và để cho nền kinh tế tự do điều chỉnh theo chu trình trật tự tự nhiên của nó.

Quan điểm của các nhà tư tưởng phái trọng nông ủng hộ tự do kinh tế, nhà nước không nên dùng chuyên chế áp đặt vào nền kinh tế mà để nó tự vận động. Cũng như quan điểm này của phái trọng nông, các nhà kinh tế học cổ điển cũng ủng hộ theo quan điểm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của chính phủ nhật bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)