CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ Khoa học và Công nghệ
4.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch trong đầu tư khoa học công nghệ, xây
dựng kế hoạch KHCN hàng năm
Những năm trƣớc đây, Bộ KH&CN hầu nhƣ không có vai trò trong việc phân bổ cơ cấu chi 2% ngân sách nhà nƣớc dành cho KH&CN, mọi việc
đều do Bộ Kế hoạch – Đầu tƣ và Bộ Tài chính quyết định. Vì vậy, việc phân bổ và sử dụng ngân sách đã có nhiều điều không thật phù hợp:
- Chi phí Dự phòng và An ninh Quốc phòng trong ngân sách dành cho KH&CN mấy năm gần đây tăng một cách đột ngột từ khoảng 11- 15% các năm trƣớc năm 2010 lên đến 32% vào năm 2014 (bằng gần 1/3 ngân sách thực chi cho KH&CN) khiến ngân sách thực chi cho R&D ngày càng hạn hẹp.
- Vốn đầu tƣ phát triển để xây dựng hạ tầng cơ sở cho KH&CN chiếm khoảng 36% ngân sách cho KH&CN, quá nhiều so với vốn sự nghiệp khoa học. iTỉ lệ vốn đầu tƣ phát triển chi cho Trung ƣơng và địa phƣơng là 50/50. Trong khi các viện nghiên cứu ở Trung ƣơng rất thiếu vốn để xây dựng các phòng thí nghiệm và các cơ sở nghiên cứu trọng điểm thì ở hầu hết các địa phƣơng, hiệu quả sử dụng nguồn vốn này rất thấp, thậm chí có nơi còn sử dụng tùy tiện, sai mục đích nhƣ dùng vốn này để làm đƣờng, xây dựng trƣờng học… Chẳng hạn, Hà Nội đã lấy gần 300 tỷ đồng vốn đầu tƣ phát triển cho KH&CN để phục vụ cho việc xây dựng đƣờng vành đai 3. Cũng theo các số liệu từ quyết toán ngân sách địa phƣơng, trƣớc năm 2010, tỉ lệ chi ngân sách cho KH&CN đúng mục đích ở các địa phƣơng trên cả nƣớc chỉ hơn 20%. Gần đây, qua chỉ đạo và kiểm tra của Bộ KH&CN, tỉ lệ này đã nâng lên đƣợc hơn 60% vào năm 2013.
Thực trạng đó là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả hoạt động khoa học thấp, nên cần thiết phải điều chỉnh lại tỉ lệ cơ cấu phân bổ ngân sách KH&CN hiện nay.
Khoán chi cho các nhiệm vụ khoa học – công nghệ đến sản phẩm cuối cùng là một trong những giải pháp đổi mới đồng bộ cơ chế tài chính, góp phần tiết kiệm chi phí đầu vào, nâng cao chất lƣợng của các sản phẩm nghiên cứu.
Về vấn đề này, một số ý kiến đề nghị cần gắn cơ chế khoán chi với quyền tự chủ về tài chính và trách nhiệm của ngƣời đứng đầu, của chủ nhiệm
đề tài, chƣơng trình. Chỉ nên áp dụng cơ chế khoán chi với những điều kiện xác định, đồng thời cần quy định tăng cƣờng trách nhiệm của cơ quan quản lý khoa học và công nghệ trong thực hiện cơ chế này. Các ý kiến này cho rằng dự thảo Luật chỉ nên quy định nguyên tắc chung và điều kiện áp dụng chế độ khoán chi đối với nghiệm vụ khoa học và công nghệ. Chính phủ sẽ có trách nhiệm quy định cụ thể và hƣớng dẫn thi hành.
Ủng hộ giải pháp khoán chi cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tuy nhiên có ý kiến cho rằng: khoản 5 của Điều 54 ghi rõ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo cơ chế khoán chi và đƣợc cấp kinh phí chủ yếu thông qua các quỹ trong lĩnh vực KHCN, thế nhƣng khoán nhƣ thế nào mới là điều cần bàn thì lại chƣa đƣợc Dự thảo thể hiện. Ý kiến này đề nghị: “Cần phải có quy định cụ thể các đề tài dự án phải đƣợc kiểm toán độc lập, công khai, minh bạch để không làm khó cho các chủ nhiệm”.
Giải pháp xây dựng kế hoạch hàng năm
- Xây dựng nhiệm vụ KH&CN
Xác định rõ các nhiệm vụ KH&CN ƣu tiên ở các cấp. Sở KH&CN tổ chức việc trao đổi giữa các viện, trƣờng, doanh nghiệp và cơ quan hoạch định chính sách để xác định các nhiệm vụ ƣu tiên.
Đối với các nhiệm vụ KH&CN mang tính ứng dụng, xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm, thực hiện cơ chế liên kết giữa tổ chức KH&CN với cơ sở áp dụng kết quả nghiên cứu trong toàn bộ quá trình từ xác định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện, đánh giá và đƣa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Hoàn thiện các quy định về thành lập và hoạt động của các hội đồng tƣ vấn xác định, tuyển chọn và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, bảo đảm tính độc lập và khách quan của hội đồng. Xây dựng cơ sở dữ liệu về
chuyên gia đánh giá, tiêu chuẩn thành viên và cơ cấu hội đồng phù hợp với từng chuyên ngành nghiên cứu.
Trong quá trình xác định các nhiệm vụ, cần huy động sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội…, để đƣa ra nhu cầu thực tiễn về nhiệm vụ KH&CN. Các sở, ban, ngành, uỷ ban nhân dân các quận, huyện phải tự chủ và chịu trách nhiệm việc xác định nhiệm vụ KH&CN thuộc phạm vi phân công, phân cấp. Các đề tài đƣợc đề xuất phải có địa chỉ ứng dụng cụ thể. Khuyến khích hình thành các đề tài, dự án triển khai theo cơ chế “khép kín” từ khâu nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng đến chuyển giao để nâng cao tính khoa học, tính khả thi của kết quả nghiên cứu.
Nhiệm vụ KH&CN phải đƣợc xác định trên cơ sở ý kiến tƣ vấn của hội đồng KH&CN do cấp có thẩm quyền quyết định thành lập. Cần xác định rõ vai trò trách nhiệm và thẩm quyền quyết định về mặt khoa học của hội đồng tƣ vấn trong việc lựa chọn, xây dựng danh mục đề tài nghiên cứu cấp thành phố và vai trò trách nhiệm của Giám đốc Sở KH&CN trong việc quyết định kế hoạch nghiên cứu khoa học của địa phƣơng.
Tăng cƣờng thực hiện cơ chế “đặt hàng” của lãnh đạo đối với các nhà khoa học. Nghiên cứu thêm hình thức “đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học” bằng các nguồn vốn ngoài ngân sách để khuyến khích các thành phần kinh tế và mọi công dân có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học theo định hƣớng nghiên cứu của Thành phố.
Chú trọng công tác thẩm định thông tin đối với các đề tài từ khâu xây dựng, xét chọn cho đến đánh giá nghiệm thu.
- Tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN
Trong điều kiện thực tế của thành phố, vẫn tiếp tục thực hiện phƣơng thức giao trực tiếp, đồng thời mở rộng phƣơng thức tuyển chọn trên nguyên
tắc đảm bảo tính công khai, minh bạch và có tiêu chí lựa chọn rõ ràng. Cơ quan quản lý KH&CN phải làm tốt vai trò điều phối, huy động các chuyên gia giỏi ở nhiều cơ quan khác nhau am hiểu về vấn đề nghiên cứu tham gia.
Đối với phƣơng thức giao trực tiếp, cần chú ý năng lực thực sự của đối tƣợng đƣợc giao. Kiên quyết không giao cho những đơn vị, tổ chức không đủ nguồn lực thực hiện, khắc phục tình trạng giao trực tiếp nhƣng thực ra là gián tiếp thông qua “hợp đồng nhiều tầng nấc”, trong khi bản thân cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài lại không làm gì, hoặc chỉ làm nhiệm vụ “tổng hợp”. Điều đó sẽ tránh đƣợc lãng phí về vốn cũng nhƣ là vốn đƣợc sử dụng sẽ hiệu quả hơn.
Đối với phƣơng thức tuyển chọn, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và mở rộng việc áp dụng ở cấp thành phố, các ngành. Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố, nếu đáp ứng đủ các điều kiện, đều đƣợc tham gia vào quá trình tuyển chọn. Cần nghiên cứu cho phép các nhà nghiên cứu có quyền tự đăng ký chủ trì đề tài nghiên cứu (và phải đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt) hoặc tham gia đấu thầu thực hiện đề tài, nhƣng đồng thời, cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả nghiên cứu của mình trƣớc pháp luật và cơ quan có thẩm quyền. Theo phƣơng thức này thì vốn đầu tƣ sẽ tập trung hơn, đƣợc sử dụng vào giải quyết những vấn đề nóng, mang tính thời sự, kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc ứng dụng ngay vào thực tế của ngành.
4.2.2.Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước về đầu tư ở địa phương có c hất lượng, khoa học, kịp thời và đồng bộ
Đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ KH&CN phải theo hƣớng phù hợp với tiến trình cải cách hành chính, phân định rõ việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc với việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; phân công, phân cấp rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các sở, ban, ngành, uỷ ban nhân dân các quận, huyện. Thực hiện cải cách hành chính trong cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ KH&CN
theo hƣớng tập trung vào nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc, tách nhiệm vụ sự nghiệp ra khỏi cơ quan hành chính, tăng cƣờng chức năng giám sát, kiểm tra. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân lực quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ KH&CN.
Tăng cƣờng sự điều phối của Thành phố để tạo sự gắn kết các hoạt động KH&CN với các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Thực hiện sự phân công, phân cấp rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm về quản lý đầu tƣ KH&CN giữa các Sở, Ban, Ngành, Quận/Huyện thuộc UBND Thành phố.
Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ KH&CN trên địa bàn:
- Uỷ ban nhân dân Thành phố: thông qua chiến lƣợc phát triển KH&CN, các định hƣớng ƣu tiên phát triển KH&CN từng thời kỳ, xác định những nhiệm vụ KH&CN trọng điểm của Thành phố; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân Thành phố về KH&CN.
- Sở KH&CN: chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, quận/huyện xây dựng chiến lƣợc, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển KH&CN để trình Uỷ ban nhân dân Thành phố; cân đối và phân bổ phần ngân sách của Thành phố dành cho hoạt động KH&CN; quản lý các nhiệm vụ KH&CN và áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn; tổ chức đánh giá tiềm lực, trình độ KH&CN; thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động KH&CN.
- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ: hƣớng dẫn các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện đƣa kế hoạch phát triển KH&CN thành một nội dung của kế hoạch định kỳ phát triển kinh tế - xã hội của các sở, ban, ngành, quận, huyện; dự báo, cân đối các nguồn lực đầu tƣ phát triển KH&CN trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kể cả nguồn vốn ODA và nguồn vốn huy
động khác ngoài nhà nƣớc; cân đối tổng mức đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc cho phát triển KH&CN; phối hợp với Sở KH&CN phân bổ vốn cho các công trình xây dựng cơ bản thuộc lĩnh vực KH&CN.
- Sở Tài chính: chịu trách nhiệm cân đối ngân sách nhà nƣớc cho KH&CN trong tổng dự toán ngân sách của Thành phố; đảm bảo cấp phát đủ, đúng tiến độ ngân sách đầu tƣ cho KH&CN đã đƣợc phê duyệt; chủ trì hoặc tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể về tài chính cho hoạt động KH&CN của Thành phố.
- Uỷ ban nhân dân các quận, huyện: chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ cho KH&CN tại địa phƣơng; cụ thể hoá và vận dụng cơ chế, chính sách, định hƣớng phát triển KH&CN chung của Thành phố phù hợp với tình hình cụ thể của địa phƣơng nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Tăng cƣờng cụ thể hoá và thể chế hoá trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ cho KH&CN của các ngành, uỷ ban nhân dân các quận, huyện, đảm bảo rõ ràng về xác định nhiệm vụ và rành mạch về phân cấp, để tránh sự chồng chéo, tăng cƣờng vai trò của các ngành trong quản lý hoạt động KH&CN của ngành mình - công việc mà lâu nay chƣa đƣợc các ngành quan tâm đầy đủ, đặc biệt là qui định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, uỷ ban nhân dân các quận, huyện đối với hiệu quả hoạt động KH&CN thuộc phạm vi đƣợc phân công, phân cấp.
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở KH&CN, để đảm bảo đủ năng lực quản lý toàn diện hoạt động KH&CN, đặc biệt là tổ chức quản lý về KH&CN cấp cơ sở và hoạt động thống kê KH&CN. Tăng cƣờng nguồn lực con ngƣời cho Sở KH&CN để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của công tác tham mƣu tƣ vấn cho lãnh đạo thành phố.
Đối với cấp quận, huyện, cần nhanh chóng kiện toàn bộ phận chuyên trách về KH&CN; phải hình thành đƣợc tổ chức độc lập (cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân quận, huyện) để giúp uỷ ban nhân dân quận, huyện quản lý nhà nƣớc về KH&CN trên địa bàn.
Đối với mỗi cơ quan, doanh nghiệp, phải có cán bộ chuyên trách về KH&CN. Các doanh nghiệp lớn cần hình thành đơn vị nghiên cứu của mình để làm nòng cốt trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển, đổi mới công nghệ.
Nâng cao vai trò tƣ vấn của Hội đồng KH&CN Thủ đô theo hƣớng: Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội đồng KH&CN Thủ đô. Thành lập mới, củng cố các Hội đồng KH&CN ngành, nhằm nâng cao hiệu quả tƣ vấn hoạt động KH&CN cho các ngành, các cấp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp tham, gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, cũng nhƣ các chủ trƣơng, quyết định về quản lý KH&CN của thành phố.