Từ năm 2008- năm 2014 Ban Quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn đã đạt được những thành tựu to lớn, làm thay đổi bộ mặt giao thông nông thôn của tỉnh nhà, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh, đưa tỉnh Hà Tĩnh là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về phong trào làm đường giao thông nông thôn.
- Tính cạnh tranh trong đấu thầu được tăng cường: Các điều kiện áp dụng các hình thức không phải là đấu thầu rộng rãi như đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu so với Quy chế đấu thầu trước đây đã được quy định chặt chẽ hơn. Do vậy tình hình áp dụng các hình thức này đã được khả quan hơn và hợp lý hơn so với các năm trước qua việc số lượng gói thầu và giá trị trúng thầu áp dụng đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu đã được giảm đi. Ngoài các gói thầu có giá trị nhỏ (dưới 500 triệu đồng đối với tư vấn, dưới 1 tỷ đồng đỗi với mua sắm hàng hóa xây lắp) áp dụng hình thức chỉ định thầu thì hầu hết các gói thầu có giá trị lớn đều đã áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi. Hình thức đấu thầu hạn chế- hình thức tiềm ẩn đấu thầu hình thức, quân xanh, quân đỏ đã hầu như không còn được áp dụng.
- Về hoạt động Quản lý nhà nuớc: Qua một thời gian áp dụng Luật đấu thầu và Nghị định 63/2014/NĐ-CP về việc lựa chọn nhà thầu, Ban Quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn đã tổ chức được hàng trăm gói thầu các loại. Về đội ngũ cán bộ, chuyên viên tham gia công tác đấu thầu và quản lý hoạt động đấu thầu đều có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ về đầu thầu, tất cả các chuyên gia xét thầu đều đã được học qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu và chứng chỉ đấu thầu.
- Về nguyên tắc công bằng minh bạch: Trong khoảng thời gian từ năm 2008- năm 2014, Ban Quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn đã ban hành các văn bản huớng dẫn quy phạm pháp luật về đấu thầu và ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn công tác đấu thầu góp phần thiết lập môi trường minh bạch, cạnh tranh cho hoạt động đấu thầu, tạo cơ sở cho việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện các gói thầu sử dụng vốn nhà nước, đem đến hiệu quả cao hơn trong đầu tư công, phòng chống tham nhũng, tiết kiệm không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Ban Quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn thay mặt cho Sở Giao thông Vận tải Hà Tĩnh quản lý các
công trình do Sở Giao thông Vận tải làm Chủ đầu tư. Nhờ quá trình quản lý dự án hiệu quả, thực hiện một số dự án vượt tiến độ so với kế hoạch đặt ra. Với việc triển khai thí điểm đấu thầu qua mạng theo quy định tại thông tư số 17/2010/TT-BKH (thông tư 17) ban hành ngày 22.7.2010 được hứa hẹn sẽ tạo sự công khai minh bạch hơn, tiết kiệm được chi phí tổ chức đấu thầu, chi phí đi lại, thời gian tham gia đấu thầu,…Dự kiến đến năm 2016 sẽ thực hiện khoảng 20% số gói thầu đấu thầu qua mạng cho toàn Ban Quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn, góp phần tạo lòng tin cho các nhà tài trợ như ngân hàng thế giới, hoặc các dự án ODA.
- Đảm bảo tính thống nhất, ổn định: Trong quá trình thực hiện quản lý nhà nuớc về đấu thầu, Ban Quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn đã tham mưu cho Sở Giao thông vận tải thực hiện các buớc lựa chọn nhà thầu đảm bảo tính thống nhất phù hợp với Luật đấu thầu và các văn bản huớng dẫn, quy trình lựa chọn nhà thầu không bị chồng chéo, đảm bảo tính ổn định trong công tác lựa chọn nhà thầu.
- Đảm bảo hiệu quả kinh tế: Trong 6 năm qua, Ban Quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn đã thực hiện 4 dự án lớn (Dự án ADB, dự án WB, dự án Trái phiếu Chính phủ, dự án Ngân sách tỉnh) với số tiền là 706,12 tỷ đồng, tiết kiệm cho nhà nước 39,82 tỷ đồng theo tổng mức được duyệt, cụ thể:
+ Theo nhóm dự án (Dự án ADB, dự án WB, dự án Trái phiếu Chính phủ, dự án Ngân sách tỉnh):
Bảng 3.7- Theo nhóm dự án TT Dự án TT Dự án Tổng số gói thầu (gói) Tổng dự toán (tỷ đồng) Tổng giá trúng thầu (tỷ đồng) Chênh lệch Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1 Dự án ADB 40 121 112,2 8,8 7,27 2 Dự án WB 196 147,6 135,3 12,3 8,33 3 Dự án Trái phiếu chính phủ 56 226,03 215,2 10,83 4,79 4 Ngân sách tỉnh 32 211,49 203,6 7,89 3,73 5 Tổng cộng 324 706,12 666,3 39,82 5,64
(Nguồn: Ban quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn Hà Tĩnh)
Tại Bảng 1 dưới đây cho thấy tỷ lệ tiết kiệm đạt được ở các dự án sử dụng vốn ODA (7,27% và 8,33%) cao hơn so với các dự án sử dụng ngân sách trung ương và địa phương (4,79% và 3,73%), tỷ lệ này cho thấy hình thức đấu thầu kèm các điều khoản, điều kiện của nhà tài trợ đạt hiệu quả cao hơn khi sử dụng hình thức đấu thầu theo Luật đấu thầu Việt Nam, theo đó khi sử dụng vốn các dự án WB, ADB các quy định cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu dễ tham gia hơn, như thời gian quy định dành từ khi bán Hồ sơ mời thầu đến khi nộp Hồ sơ dự thầu là 30 ngày, trong khi đó Luật Đấu thầu Việt Nam chỉ là 10 ngày, và Hồ sơ mời thầu của WB, ADB rất ngắn chỉ từ 20- 30 trang, các nhà thầu tham gia gói thầu rất dễ có thời gian thực hiện làm bài Hồ sơ dự thầu, trong khi đó Hồ sơ mời thầu của Việt Nam hơn 200 trang, mà thời gian chuẩn bị làm bài rất ngắn nên các nhà thầu rất khó làm bài đạt hiệu quả cao, mặc dù năng lực và kinh nghiệm thực tế đều đạt theo yêu cầu. Đặc biệt, dự án sử dụng ngân sách tỉnh lại có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước đạt thấp nhất, chứng tỏ trong các khâu của quá trình tổ chức lựa chọn
nhà thầu chưa chặt chẽ, dễ dẫn đến các nhà thầu bỏ thầu sát với dự toán được duyệt.
+ Theo lĩnh vực: (Tư vấn, xây lắp, Quản lý dự án). Bảng 3.8- Theo lĩnh vực dự án TT Lĩnh vực Tổng số gói thầu (gói) Tổng dự toán (tỷ đồng) Tổng giá trúng thầu (tỷ đồng) Chênh lệch Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1 Tư vấn 184 77,67 72,29 5,38 6,93 2 Xây lắp 70 612,5 578,96 33,54 5,47 3 QLDA 70 15,95 15,05 0,9 5,64 3 Tổng cộng 324 706,12 666,3 39,82 5,64
(Nguồn: Ban quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn Hà Tĩnh)
Theo Bảng 2, tỷ lệ mức tiết kiệm đạt được trong đấu thầu tập trung chủ yếu trong lĩnh vực Tư vấn đạt 6,93% cao hơn lĩnh vực xây lắp là 5,47% và lĩnh vực tự thực hiện là 5,46%; tuy nhiên giá trị tiết kiệm đạt được trong lĩnh lĩnh vực xây lắp (33,54 tỷ đồng) lại cao hơn lĩnh vực tư vấn (5,38 tỷ đồng) và lĩnh vực tự thực hiện là (0,9 tỷ đồng).
+ Theo hình thức lựa chọn nhà thầu (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh)
Bảng 3.9- Theo hình thức lựa chọn nhà thầu
TT Hình thức lựa chọn nhà thầu Tổng số gói thầu (gói) Tổng dự toán (tỷ đồng) Tổng giá trúng thầu (tỷ đồng) Chênh lệch Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1 Đấu thầu rộng rãi 34 513,3 478,21 35,09 6,84
2 Đấu thầu hạn chế 3 88,3 86,62 1,68 1,90 Chỉ định thầu 185 77,67 75,5 2,17 2,79 Chào hàng cạnh tranh 32 10,9 10,56 0,34 3,12 Tự thực hiện 70 15,95 15,41 0,54 3,38 3 Tổng cộng 324 706,12 666,3 39,82 5,64
(Nguồn: Ban quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn Hà Tĩnh)
Ở hình thức đấu thầu hạn chế số lượng gói thầu theo hình thức này chỉ có 03 gói thầu nhưng tỷ lệ tiết kiệm đạt thấp nhất 1,9% tương ứng với số tiền 1,68 tỷ đồng. Gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm đạt cao nhất là ở hình thức đấu thầu rộng rãi với tỷ lệ đạt 6,84% tương ứng với số tiền 35,09 tỷ đồng. Nhưng ở Ban Quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn trong thời gian vừa qua, sử dụng hình thức chỉ định thầu chiếm đa số (185 gói thầu/ 324 gói) nhưng tỷ lệ tiết kiệm ở hình thức này rất hạn chế, chỉ đạt 2,79%, trong khi đó ở hình thức đấu thầu rộng rãi, chỉ có 34 gói thầu / 324 gói, nhưng tỷ lệ tiết kiệm đạt cao nhất, chiếm tỷ lệ 6,84%. Do đó trong thời gian tới cần tăng cường công tác đấu thầu rộng rãi, giảm tỷ lệ các gói thầu chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế để tạo ra được tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cường tính công khai, minh bạch trong đấu thầu.
Từ năm 2008- 2014, có tổng số 324 gói thầu được thực hiện với giá trị đạt 706,12 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước với số tiền 39,82 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 5,64%.