Giới thiệu về Ban Quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu các công trình giao thông ở ban quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn hà tĩnh (Trang 42 - 45)

3.1 Giới thiệu về Ban Quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn Hà Tĩnh Tĩnh

3.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

Ban quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn Hà Tĩnh được thành lập theo Quyết định số 923/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 1995 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Quyết định kiện toàn Ban số 273/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2008. Ban QLDA có chức năng tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển giao thông do Bộ GTVT, UBND tỉnh và Sở GTVT giao; lập các dự án đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn Hà Tĩnh; tư vấn quản lý dự án, lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các chủ đầu tư theo quy định của Nhà nước; thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình, tổ chức triển khai thực hiện dự án.

19 năm qua các dự án GTNT 1,2, 3 với tổng kinh phí trên 3200 tỷ đồng được đầu tư xây dựng hàng trăm km đường nhựa, bê tông và 143 cây cầu lớn nhỏ, nâng cấp cải tạo gần 2.000 km đường giao thông nông thôn. Cùng với đó là dự án ADB5, dự án đường ô tô đến Trung tâm xã chưa có đường với tổng kinh phí 226 tỷ đồng đầu tư cho 7 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, dự án sử dụng ngân sách địa phương, các dự án bảo trì, khắc phục hậu quả lũ lụt.... Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, sau 19 năm xây dựng và trưởng thành, Ban quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Ban Quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn Hà Tĩnh nông thôn Hà Tĩnh

Cơ cấu tổ chức của ban cụ thể như sau:

+ Giám đốc: phụ trách chung toàn bộ hoạt động của Ban

- Trách nhiệm:

+ Giám đốc là người lãnh đạo đứng đầu bộ máy của Ban chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về hoạt động của Ban GTNT;

- Phạm vi:

+ Những công việc được Lãnh đạo Sở giao, uỷ quyền; những công việc do Ban chấp hành Đảng ủy Sở GTVT phân công;

+ Những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong Quy chế làm việc của Sở, các văn bản pháp luật liên quan và những nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Chỉ đạo chung việc xây dựng, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác của Ban GTNT, trực tiếp duyệt nội dung và nhân sự của Ban GTNT đi công tác, học tập ở trong và ngoài nước;

+ Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn mang tính chất chiến lược của Ban GTNT;

+ Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo thực hiện công tác tổ chức, cán bộ và phát triển nguồn nhân lực; công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của Ban GTNT;

+ Phân công và điều chỉnh nhiệm vụ cụ thể cho Lãnh đạo Ban, Lãnh đạo Phòng, các cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ban GTNT;

+ Phân công Lãnh đạo Ban, công chức, viên chức, lao động hợp đồng tham gia các tổ Điều hành, Tổ chuẩn bị chương trình/dự án; Tổ công tác đặc biệt khi có yêu cầu;

+ Uỷ quyền cho một đồng chí Phó Giám đốc giải quyết các công việc của Ban khi Giám đốc đi vắng.

Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Giám đốc: -Trách nhiệm:

+ Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc, được Giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác và được sử dụng quyền hạn của Giám đốc khi giải quyết các công việc, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc về công việc được Lãnh đạo Sở hoặc Giám đốc Ban phân công;

+ Đề xuất chương trình, kế hoạch công tác chung của Ban, trong đó có việc quy hoạch đào tạo cán bộ thuộc bộ phận mình phụ trách;

+ Báo cáo Giám đốc kịp thời, chính xác và đề xuất biện pháp triển khai thực hiện những nhiệm vụ mới phát sinh trong công tác điều hành của Ban;

+ Thường xuyên báo cáo với Giám đốc về tình hình triển khai và kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực mình phụ trách;

+ Trực tiếp hoặc chỉ đạo chuẩn bị các văn bản thuộc thẩm quyền Giám đốc thông qua;

+ Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đối với một hoặc một số Phòng theo sự phân công của Giám đốc;

+ Xây dựng kế hoạch làm việc tuần để thông báo trong bảng phân công công tác của Ban;

* Phòng chuyên môn nghiệp vụ bao gồm các phòng chuyên môn như sau:

a. Phòng Chuyên môn 1: thực hiện bao gồm quản lý tài chính; quản lý tài sản; quản lý cán bộ; thi đua khen thưởng- kỹ luật; chế độ chính sách cho người lao động; văn thư, lưu trữ; quản lý nguồn vốn; giải ngân; thanh toán các dự án, công trình; quyết toán tài chính Ban theo tháng, quý, năm; quyết toán vốn theo từng công trình, dự án; lập dự toán thu chi ngân sách Ban, kế hoạch vốn hoạt động của Ban; chế độ khoán chi tiêu trong cơ quan.

b. Phòng Chuyên môn 2: Thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch vốn, giao vốn đầu tư các Dự án đang triển khai và tìm nguồn vốn cho các dự án mới; quản lý dự toán; quản lý đấu thầu, hợp đồng các dự án đang triển khai; thẩm tra dự toán công trình; lựa chọn danh mục mới để đầu tư; lựa chọn tư vấn lập khảo sát thiết kế các dự án mới ; Thực hiện công tác đánh giá giám sát đầu tư các dự án; tổng hợp, số liệu báo cáo cho Sở và cấp trên về hoạt động của dự án.

c. Phòng Chuyên môn 3: Thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý chất lượng, tiến độ; quản lý công tác môi trường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và dân tộc thiểu số của các dự án, công trình; thực hiện nhiệm vụ giám sát khảo sát, giám sát thi công xây dựng; thẩm tra thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công; Chuẩn bị hồ sơ thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công để trình phê duyệt; chuẩn bị hồ sơ về môi trường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, dân tộc thiểu số để trình phê duyệt, tham gia trực tiếp với hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu các công trình giao thông ở ban quản lý dự án phát triển giao thông nông thôn hà tĩnh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)