4.2 Mộtsố giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đấu thầu ở Ban
4.2.2. Nâng cao năng lực chuyên môn của các cán bộ, công chức thực hiện
Quản lý nhà nuớc về đấu thầu
Qua tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại Ban quản lý dự án Phát triển giao thông nông thôn Hà Tĩnh, đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu chung đều đảm bảo có chứng chỉ tham gia khóa học đấu thầu, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ về đấu thầu của cán bộ từng bước được cải thiện. Hầu hết đội ngũ cán bộ đều có trình độ chuyên môn là đại học, được tham gia các lớp đào tạo và cấp chứng chỉ theo quy định do Sở Xây dựng Hà Tĩnh tổ chức.
Để nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, Ban quản lý dự án đã có nhiều cố gắng trong việc phổ biến, quán triệt thực hiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu thông qua nhiều hình thức. Cụ thể, đã rất quan tâm, chú trọng thực hiện việc phổ biến, quán triệt các quy định một cách nghiêm túc, các hạng mục đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ tham gia trong công tác đấu thầu được lồng ghép vào dự án nhằm đảm bảo việc thực hiện công tác đấu thầu vừa đáp ứng theo yêu cầu của Nhà tài trợ vừa phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, hướng dẫn được tăng cường, Ban quản lý dự án đã thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình công tác đấu thầu để kịp thời hướng dẫn việc thực hiện thủ tục về đấu thầu nhằm đảm bảo đúng theo các quy định hiện hành. Ngoài ra, sau mỗi lần mở thầu, Ban quản lý dự án đã tổ chức tổng kết để nêu ra những tồn tại, hạn chế đối với từng thành viên nói riêng và Tiểu ban nói chung trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu từ đó năng lực của các cán bộ làm công tác đấu thầu được nâng lên rõ rệt sau mỗi lần đấu thầu.
Bên cạnh đó, qua thực tế triển khai công tác đấu thầu trong thời gian qua, một trong số những hạn chế được bộc lộ, đó là đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu có năng lực chưa đồng đều; việc nắm bắt các quy định về đấu thầu còn có những hạn chế nhất định, dẫn đến việc lập hồ sơ mời thầu trong đó nêu các yêu cầu về năng lực kinh nghiệm, tài chính và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu còn có nhiều điểm chưa chặt chẽ, thiếu sót, phải chỉnh sửa lại nhiều lần. Vì vậy việc tiếp cận các văn bản liên quan đến đấu thầu không thường xuyên nên khả năng đáp ứng yêu cầu của cán bộ làm công tác đấu thầu còn hạn chế.
Vì vậy, trong thời gian tới Ban quản lý dự án cần tiếp tục quan tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra lập thiết kế kỹ thuật và dự toán. Phải kiểm soát chặt chẽ công tác khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế để đảm bảo việc xác định khối lượng mời thầu chính xác, giảm tránh việc phải điều chỉnh kỹ thuật, thay đổi khối lượng mời thầu làm kéo dài thời gian lựa chọn nhà thầu, phải điều chỉnh hợp đồng trong quá trình thực hiện.
Về dự toán: Phải kiểm soát việc lập và thẩm tra dự toán đảm bảo tính đúng, tính đủ, phù hợp với quy định để làm cơ sở xác định mặt bằng xem xét đánh giá giá dự thầu của nhà thầu; giảm tránh việc phải xử lý tình huống đấu thầu, xem xét lại giá dự toán trong quá trình xét thầu.
- Thực hiện tốt công tác lập Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu.
Nghiêm túc thực hiện công tác lập Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu theo Luật đấu thầu, thực hiện chỉ thị số 494/CT-TTg ngày 20/4/2010 về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước. Nghiêm cấm sử dụng lao động nước ngoài thực hiện công việc mà lao động trong nước có khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ.
Điều kiện hợp đồng phải lưu ý về các nội dung xử lý nhà thầu vi phạm, điều kiện điều chỉnh hợp đồng để làm căn cứ quản lý hợp đồng trong quá trình thực hiện.
Hồ sơ mời thầu không được phép đưa các tiêu chí quá thấp hoặc quá cao hoặc chỉ rõ xuất xứ hàng hóa, nguồn vật tư, vật liệu để tạo điều kiện cho một nhà thầu trúng thầu hoặc nhà thầu trúng thầu với giá không hợp lý.