Các kết quả đã đạt đƣợc trong phân bổ NSNN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân bổ ngân sách nhà nước kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 68 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.1.Các kết quả đã đạt đƣợc trong phân bổ NSNN ở Việt Nam

4.1. Các vấn đề nổi cộm trong phân bổngân sách Nhà nƣớc ở Việt Nam

4.1.1.Các kết quả đã đạt đƣợc trong phân bổ NSNN ở Việt Nam

Trong những năm vừa qua, phân bổ NSNN ở nƣớc ta cũng đã đạt đƣợc những kết quả tích cực. Cụ thể:

Thứ nhất,quyết toán thu NSNN luôn vƣợt dự toán thu NSNN.

Hình 4.1: Dự toán và quyết toán thu NSNN giai đoạn 2007 – 2016

Nguồn: Bộ tài chính

Thu NSNN phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: giá dầu, xuất nhập khẩu, tình hình lạm phát và đặc biệt là phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Sau khi chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 11/01/2007, kinh tế Việt Nam đã duy trì một mức tăng trƣởng ổn định và

- 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Dự toán thu NSNN (tỷ đồng) Quyết toán thu NSNN (tỷ đồng)

kiềm chế đƣợc lạm phát – hai nhân tố chủ chốt trong điều hành kinh tế vĩ mô, dù cho bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới. Tăng trƣởng GDP bình quân của Việt Nam giai đoạn này là 6.04% theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, con số đó cao hơn rất nhiều so với mức tăng trƣởng bình quân của Thế giới và các nƣớc trong khu vực.

Bảng 4.1: Tốc độ tăng thu NSNN, GDP và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tốc độ tăng thu NSNN (%) 127.25 114.68 123.54 118.21 113.02 104.38 104.29 114.22 109 Tốc độ tăng GDP (%) 105.66 105.4 106.42 106.24 105.25 105.42 105.98 106.68 106.21 Tỷ lệ lạm phát (%) 23.1 7.1 8.9 18.7 9.1 6.6 4.1 0.9 3.2

Nguồn: Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới.

Để đạt đƣợc mức tăng trƣởng ổn định, lạm phát đƣợc kiềm chế, thu NSNN vƣợt dự toán đề ra đó là nhờ vào sự điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô tƣơng đối hiệu quả của Chính phủ.

Thứ hai, hệ thống định mức phân bổ ngân sách chi thƣờng xuyên và

chi đầu tƣ từ NSNN theo Quyết định số 59 và Quyết định số 60 của Thủ tƣớng Chính phủ là căn cứ quan trọng, chủ yếu để xây dựng dự toán chi

NSNN đối với các cơ quan Trung ƣơng và các địa phƣơng; là cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định số bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ƣơng (NSTW) cho ngân sách địa phƣơng (NSĐP), tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP của thời kỳ ổn định ngân sách 2011 – 2015.

Thứ ba, định mức phân bổ ngân sách chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ từ

NSNN đã đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối NSNN nói chung, NSTW và ngân sách từng địa phƣơng nói riêng; cơ bản thực hiện đƣợc các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc; đảm bảo và đáp ứng nguồn lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nƣớc và của mỗi cấp chính quyền địa phƣơng.

Thứ tư, tăng cƣờng tính công khai, minh bạch trong phân bổ NSNN.

Việc ban hành các quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ quy định định mức phân bổ dự toán chi NSNN thông qua hệ thống các căn cứ, nguyên tắc, tiêu chí, định mức hay điểm cụ thể đối với từng tiêu chí đã thể hiện tính công khai, minh bạch trong quy định về phân bổ ngân sách, đồng thời, khắc phục đƣợc việc phân bổ thiếu căn cứ, không rõ ràng trƣớc đây.

Thứ năm, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong phân bổ nguồn

lực NSNN. Tiêu chí dân số đƣợc sử dụng chủ yếu trong các định mức phân bổ ngân sách chi thƣờng xuyên và tiêu chí dân số trung bình áp dụng trong phân bổ ngân sách chi đầu tƣ phát triển, cho thấy việc phân bổ nguồn lực NSNN trong cung cấp các dịch vụ công (với đối tƣợng hƣởng lợi ở đây là ngƣời dân) đã đƣợc đảm bảo, phù hợp và công bằng trong phân bổ nguồn lực công. Ngoài ra, để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa các vùng, miền, giữa các đối tƣợng khác nhau, định mức phân bổ ngân sách chi thƣờng xuyên cho các địa phƣơng theo từng lĩnh vực đã đƣợc xác định theo 4 vùng (đô thị; đồng bằng; miền núi – vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu; vùng

cao – hải đảo), bên cạnh đó, việc sử dụng các tiêu chí đặc thù nhƣ tiêu chí về ngƣời dân tộc thiểu số, xã biên giới, tỷ lệ hộ nghèo,… cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc trong phân bổ nguồn lực NSNN nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các vùng, các đối tƣợng chính sách. Qua đó, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển ở từng lĩnh vực, giữa các vùng, miền trong cả nƣớc.

Thứ sáu, tăng cƣờng tính chủ động, linh hoạt cho các cơ quan Trung

ƣơng và địa phƣơng trong xây dựng dự toán ngân sách cũng nhƣ trong quản lý và sử dụng ngân sách. Thông qua các quy định về định mức phân bổ ngân sách cho các cơ quan Trung ƣơng và các địa phƣơng do Thủ tƣớng Chính phủ quy định, cùng với quy định về thời kỳ ổn định ngân sách, các cơ quan Trung ƣơng và các địa phƣơng có thể xác định đƣợc mức NSNN hàng năm cấp cho bộ, ngành, địa phƣơng theo từng nội dung, lĩnh vực. Ngoài ra, việc trao thẩm quyền cho các Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ƣơng quyết định ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quyết định ban hành định mức phân bổ chi NSĐP trên cơ sở các quy định về định mức phân bổ chi NSNN do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định đã nâng cao tính chủ động, linh hoạt và trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phƣơng trong quản lý và sử dụng ngân sách.

Thực tế triển khai thực hiện cho thấy, đã có một số cơ quan Trung ƣơng xây dựng và ban hành định mức phân bổ ngân sách chi thƣờng xuyên cho các cơ quan trực thuộc. Đối với các địa phƣơng, HĐND và Ủy ban nhân dân (UBND) đã ban hành các nghị quyết, quyết định về định mức phân bổ ngân sách (chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển) cho các cấp ngân sách của địa phƣơng giai đoạn 2011 – 2015. Các địa phƣơng đã có những cách phân bổ khá đa dạng nhƣng nhìn chung đều sử dụng các chỉ số cấp huyện, xã để quyết

định số ngân sách phân bổ, các tiêu chí đƣợc sử dụng về cơ bản dựa trên các tiêu chí mà Trung ƣơng lựa chọn nhƣ: dân số, trình độ phát triển, vị trí địa lý. Ngoài ra còn bổ sung thêm các tiêu chí đặc thù lĩnh vực nhƣ: giƣờng bệnh, lớp học, giáo viên, một số tỉnh quy định mức phân bổ cụ thể cho từng cấp học (nhƣ: Khánh Hòa, Bình Định,…). Các định mức phân bổ ngân sách chi đầu tƣ của các địa phƣơng đƣợc xây dựng có phần đơn giản hơn theo xu hƣớng phân bổ thành một khoản chi trọn gói theo từng huyện nhƣng cũng có những cách phân bổ theo tỷ lệ tăng dần. Một số tỉnh áp dụng các tiêu chí và ứng dụng linh hoạt các thang điểm theo hƣớng dẫn tại Quyết định số 60 và đồng thời công bố điểm cho từng đơn vị cấp huyện trực thuộc (Bình Định, Cần Thơ, Vĩnh Long,…) đã góp phần tăng cƣờng tính công khai, minh bạch trong phân bổ NSNN, tạo sự chủ động cho các huyện trong quản lý thực hiện NSNN.

Thứ bảy, quy định về định mức phân bổ ngân sách nhìn chung đơn

giản, dễ hiểu nên dễ kiểm tra, dễ thực hiện trong quá trình phân bổ nguồn lực tài chính, ngân sách bởi tiêu chí đƣợc sử dụng chủ yếu trong phân bổ ngân sách là dân số nên có thể dễ dàng đánh giá đƣợc mức ngân sách phân bổ cho một ngƣời dân ở từng lĩnh vực, cũng nhƣ xác định đƣợc tổng mức ngân sách cho từng lĩnh vực. Ngoài ra còn có các tiêu chí bổ trợ, tiêu chí đặc thù nhƣ: biên chế; số ngƣời dân tộc thiểu số; tỷ lệ hộ nghèo; số thu nội địa và tỷ lệ điều tiết về NSTW; số đơn vị hành chính cấp huyện, xã,… là các tiêu chí rất đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng. Các công thức tính điểm trong xác định định mức phân bổ ngân sách đầu tƣ phát triển cho các địa phƣơng, cũng nhƣ cách xác định mức ngân sách phân bổ chi thƣờng xuyên cho các địa phƣơng theo từng lĩnh vực khá đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai thực hiện cũng nhƣ trong kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các định mức phân bổ ngân sách.

Thứ tám, quy định về định mức phân bổ ngân sách góp phần thúc đẩy xã hội hóa trong cung cấp các dịch vụ công cơ bản và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Dựa vào các quy định về định mức phân bổ NSNN, các cơ quan Trung ƣơng và các địa phƣơng có thể xác định đƣợc mức NSNN cấp cho Ngành, đơn vị, địa phƣơng mình hàng năm. Trên cơ sở dự toán khoản kinh phí NSNN đƣợc cấp và nhu cầu chi tiêu ngân sách hàng năm (thƣờng thì nhu cầu về vốn cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội luôn cao), các cơ quan Trung ƣơng, các địa phƣơng có thể xác định đƣợc nguồn lực còn thiếu hụt để từ đó có biện pháp tăng thu, huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội dƣới nhiều hình thức, trong đó có hình thức khuyến khích thúc đẩy xã hội hóa; thúc đẩy thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tăng cƣờng công tác quản lý tài chính, ngân sách; đẩy mạnh cải cách hành chính,… nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân bổ ngân sách nhà nước kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 68 - 73)