Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân bổ ngân sách nhà nước kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 39)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu chung của nghiên cứu khoa học nhƣ: phƣơng pháp biện chứng duy vật và duy vật lịch sử, phƣơng pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích, phân tích so sánh và tổng hợp.

Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong bài luận văn là sự kết hợp phƣơng pháp định tínhvà phƣơng pháp định lƣợng. Tuy nhiên, phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp định tính, vì các hoạt động phân bổ ngân sách Nhà nƣớc có nhiều yếu tố không định lƣợng đƣợc nhƣ yếu tố về: năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm,…Các yếu tố này có vai trò, tác động lớn đến công tác phân bổ ngân sách Nhà nƣớc nhƣng không thể lƣợng hóa thành các chỉ số nhƣ đối với một số yếu tố khác.

Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng trong luận văn là: phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp case study,…

2.2.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp

+ Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về ngân sách Nhà nƣớc và phân bổ ngân sách Nhà nƣớc.

+ Phân tích thực trạng phân bổ ngân sách Nhà nƣớc của Việt Nam. + Phân tích, đánh giá các số liệu liên quan đến: Cân đối ngân sách Nhà nƣớc, dự toán thu – chi ngân sách, dự toán phân bổ ngân sách theo lĩnh vực,…

Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:

Bước 1: Xác định vấn đề cần phân tích.

Luận văn thực hiện phân tích các quan điểm về ngân sách Nhà nƣớc và phân bổ ngân sách Nhà nƣớc. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành phân tích thực trạng phân bổ ngân sách Nhà nƣớc tại Việt Nam. Những điểm mạnh cũng nhƣ những tồn tại trong công tác phân bổ ngân sách Nhà nƣớc tại nƣớc ta là gì và nó có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nƣớc ta.

Bước 2: Thu thập các thông tin cần phân tích.

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích đó là công tác phân bổ ngân sách Nhà nƣớc tại Việt Nam, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan.

+ Nguồn thông tin thứ cấp: đƣợc lấy từ các công trình nghiên cứu lý

luận về ngân sách Nhà nƣớc và phân bổ ngân sách Nhà nƣớc nhƣ các sách giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo viết về ngân sách Nhà nƣớc, các bài báo khoa học, các bài viết trong kỷ yếu, các trang web về ngân sách Nhà nƣớc, các báo cáo nghiên cứu,…Những tài liệu này đƣợc liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều đƣợc đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã đƣợc sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông

tin đƣợc tác giả tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích.

+ Nguồn thông tin sơ cấp: đƣợc thu thập từ các báo cáo của Bộ tài

chính về dự toán, quyết toán thu – chi NSNN theo địa phƣơng, lĩnh vực,…

Bước 3: Phân tích dữ liệu và lý giải.

Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc về lý luận về ngân sách Nhà nƣớc và phân bổ ngân sách Nhà nƣớc, Luận văn đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu về công tác phân bổ ngân sách Nhà nƣớc ở nƣớc ta và tiến hành phân tích các nội dung trong công tác phân bổ ngân sách nhà nƣớc: nhƣ cân đối ngân sách Nhà nƣớc, dự toán thu ngân sách, dự toán chi ngân sách Nhà nƣớc theo lĩnh vực…; lý giải ý nghĩa của những số liệu về phân bổ ngân sách Nhà nƣớc tại Việt Nam. Các phân tích đƣợc thực hiện đa chiều để lý giải thực trạng phân bổ ngân sách Nhà nƣớc tại Việt Nam. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dƣới hình thức định tính.

Bước 4: Tổng hợp kết quả phân tích.

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đƣa ra bức tranh chung về vấn đề phân tích.

Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và kiến nghị của tác giả đối với công tác phân bổ ngân sách Nhà nƣớc.

2.2.2. Phƣơng pháp thống kê mô tả

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

+ Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định.

+ Chỉ ra các đặc trƣng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc.

+ Xem xét các mặt, các hoạt động, các quá trình phân bổ ngân sách trong mối quan hệ biện chứng, nhân quả với công tác phân bổ ngân sách Nhà nƣớc.

Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:

Bước 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng

khác nhau của các nội dung nghiên cứu về phân bổ ngân sách Nhà nƣớc.

Bước 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi

trong quá trình nghiên cứu về công tác phân bổ ngân sách Nhà nƣớc nhƣ: Thực trạng phân bổ ngân sách Nhà nƣớc của Việt Nam đang tồn tại những mặt hạn chế nào?, Việc phân bổ ngân sách quá ít cho các lĩnh vực mũi nhọn thì ảnh hƣởng đến cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế xã hội ra sao?,…

Bước 3: Dự đoán hoặc đƣa ra các kết luận trên cơ sở kết quả phân tích.

2.2.3. Phƣơng pháp so sánh

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

+ Đối chiếu, tìm hiểu sự tƣơng đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về vấn đề phân bổ ngân sách Nhà nƣớc, thấy đƣợc tổng quan và sự đa dạng trong vấn đề nghiên cứu.

+ Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đƣa ra sẽ sâu sắc hơn, quá trình đánh giá, nhìn nhận công tác phân bổ ngân sách Nhà nƣớc đa chiều hơn, từ đó giúp ngƣời tiếp nhận thông tin có thể định lƣợng đƣợc thông tin một cách tối đa nhất. Điều này nhằm khắc phục những khoảng cách, sai số trong việc đánh giá các thông tin mang tính định tính.

+ Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tích. Trên cơ sở đó có những khuyến nghị sát thực, hiệu quả cho công tác phân bổ ngân sách Nhà nƣớc.

Bước 1: Xác định các chỉ tiêu, nội dung so sánh.

Nội dung đƣợc so sánh phải là những nội dung liên quan, có ảnh hƣởng hay có mối liên hệ với vấn đề cần phân tích là công tác phân bổ ngân sách Nhà nƣớc.

Bước 2: Xác định phạm vi, số gốc so sánh.

+ Phạm vi đƣợc so sánh đƣợc tiến hành trong cùng một chỉ tiêu báo cáo, trong thời gian 2 năm trƣớc liền kề.

+ Số gốc so sánh đƣợc xác định tùy theo nội dung so sánh:

+ Khi phân tích mức độ biến động, tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu: số gốc để so sánh đƣợc lấy là chỉ tiêu đó ở kỳ trƣớc.

+ Khi nghiên cứu mức độ hoàn thành thu – chi ngân sách theo từng khoảng thời gian trong năm: khoảng thời gian cùng kỳ năm trƣớc là gốc so sánh. + Khi nghiên cứu khả năng hoàn thành kế hoạch thì số gốc để so sánh là các chỉ số KPI đƣợc xác định so với mức thực hiện trên thực tế của kế hoạch,…

Bước 3: Xác định điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu:

+ Đảm bảo thống nhất về nội dung của chỉ tiêu.

+ Đảm bảo tính thống nhất về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu. Có những chỉ tiêu đƣợc thực hiện so sánh tuyệt đối (nhƣ: nguồn thu, địa phƣơng,…), có những chỉ tiêu thực hiện so sánh tƣơng đối (nhƣ: năng lực, kinh nghiệm,…).

+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lƣợng, thời gian và giá trị.

Bước 4: Xác định mục đích so sánh.

Mỗi số liệu của báo các ngân sách có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích so sánh để làm gì sẽ giúp Luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

Đây là những “con số biết nói” giúp Luận văn đƣa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những khuyến nghị đối với Nhà nƣớc, các cơ quan chức năng để nâng cao hiệu quả công tác phân bổ ngân sách Nhà nƣớc.

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng sau khi đã sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp và phƣơng pháp thống kê.

2.2.4. Phƣơng pháp case study

Case Study là phƣơng pháp nghiên cƣ́u thông qua các trƣờng hợp điển hình, các tình huống cụ thể, có thâ ̣t liên quan đến vấn đề nghiên cứu . Phƣơng pháp này thực sự có hiệu quả trong việc đánh giá về sự can thiệp, sự tác động hay thay đổi của một biện pháp, chính sách cụ thể nào đó.

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

+ Mô tả hiện thực về công tác phân bổ ngân bố ngân sách Nhà nƣớc tại một số quốc gia điển hình, cụ thể là: Hàn Quốc và Trung Quốc.

+ Giải thích các quan hệ nhân – quả của các yếu tố can thiệp.

+ Thăm dò, phát hiện những hệ quả của sự can thiệp mà những hệ quả ấy chƣa có biểu hiện rõ nét.

Luận văn thực hiện phƣơng pháp nhƣ sau:

Bước 1: Xác định câu hỏi phân tích.

Các quốc gia điển hình đã áp dụng những chính sách và giải pháp nhƣ thế nào để phân bổ ngân sách Nhà nƣớc một cách hiệu quả?,…

Bước 2: Xây dựng case.

+ Chọn tƣ liệu để xây dựng Case: Các case chủ yếu đƣợc lấy từ chính thực tiễn của nƣớc ta và một số quốc gia trên thế giới.

+ Nội dung của case là vấn đề có liên quan tới các hoạt động nhƣ: thu – chi ngân sách, phân bổ ngân sách Nhà nƣớc theo từng lĩnh vực và từng khu vực,...

Phân tích, tổng hợp và đƣa ra: những nguyên tắc cơ bản, chính sách áp dụng và giải pháp cụ thể mà các trƣờng hợp điển hình đã áp dụng.

Bước 4: Tổng hợp thông tin và kết luận.

Trên cơ sở kết quả phân tích, tác giả nhận định xu hƣớng của vấn đề có liên quan tới công tác phân bổ ngân sách Nhà nƣớc.

2.2.5. Phƣơng pháp định lƣợng

Bài luận văn sẽ sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để lƣợng hóa những nhân tố ảnh hƣởng đến tổng sản phẩm trên địa bàn các tỉnh (GRDP) ở Việt Nam giai đoạn 2009 – 2015, trong đó tập trung kiểm định và phân tích vai trò của việc phân bổ NSNN đối với GRDP trên địa bàn các tỉnh nói riêng, và vai trò của việc phân bổ NSNN đối với GDP Việt Nam nói chung. Những kết quả thực nghiệm của phân tích này sẽ là cơ sở khoa học để gợi mở một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam trong việc phân bổ một cách hợp lý và hiệu quả NSNN.

2.2.5.1. Mô hình kinh tế lƣợng và mô tả biến

Bài luận văn sử dụng một cấu trúc dữ liệu bảng (panel data) gồm 63 tỉnh, thành của Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2015, và ứng dụng hàm sản xuất Cobb – Douglass trong phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sản tổng sản phẩm trên địa bàn các tỉnh ở Việt Nam.

Hàm Cobb – Douglass có dạng: Yi = AX1α1X2α2…Xkαkεui, và

đƣợc giải bằng cách logarit hóa 2 vế.

Ứng dụng hàm Cobb – Douglass, bài luận văn xây dựngmô hình hồi quy trong phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tổng sản phẩm trên địa bàn các tỉnh ở Việt Nam nhƣsau:

Ln(GRDP)it = β0 + β1Ln(BUBGET)it + β2Ln(LABOR)it + β3Ln(PCI)it + εit (1)

GRDP là tổng sản phẩm trên địa bàn các tỉnh (biến phụ thuộc), đơn vị: triệu đồng.

BUDGET là ngân sách Nhà nƣớc (biến độc lập), đơn vị: triệu đồng. LABOR là lao động (biến độc lập), đơn vị: ngƣời.

PCI là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (biến độc lập). εit là sai số, βi là các hệ số hồi quy.

i là số tỉnh chạy từ 1 đến 63,t là thời gian chạy từ 2009 đến 2015. Các biến trong phƣơng trình (1) đƣợc mô tả nhƣ sau:

Ngân sách Nhà nƣớc (BUDGET): Trong hàm sản xuất Cobb – Douglass, vốn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đóng góp vào sản lƣợng trong nền kinh tế. Đối với một quốc gia, vốn bao gồm: vốn trong nƣớc (nhƣ: vốn từ NSNN, vốn từ doanh nghiệp, vốn từ khu vực dân cƣ,...), vốn nƣớc ngoài (nhƣ: vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài – FDI,...). Tuy nhiên, quốc gia muốn phát triển theo hƣớng bền vững lâu dài thì cần phải sử dụng hài hòa vốn trong nƣớc và vốn nƣớc ngoài theo hƣớng “lấy nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng” (Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X) là yếu tố then chốt. NSNN là một bộ phận cốt lõi trong toàn bộ khối lƣợng vốn trong nƣớc, nó có vị trí rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trƣởng, ổn định điều tiết nền kinh tế vĩ mô thông qua chính sách tài khóa, đảm bảo công bằng xã hội, thực hiện đúng theo định hƣớng chiến lƣợc và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia theo từng thời kỳ.

Lao động (LABOR): Lao động là một bộ phận quan trọng của nguồn lực phát triển, là yếu tố đầu vào không thể thiếu đƣợc trong quá trình sản xuất. Bởi, mọi sản lƣợng trong nền kinh tế đều do con ngƣời tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra sản lƣợng đó. Trong một đất nƣớc kém phát triển hay phát triển, thì lao động là một yếu tố đầu vào của mọi quá

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI): Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lƣợng điều hành kinh tế và xây dựng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp. PCI đƣợc xây dựng trên cơ sở đánh giá của các doanh nghiệp, do vậy chỉ số này phản ánh một cách khách quan và trung thực về môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh của địa phƣơng, phản ánh đƣợc thực trạng điều hành kinh tế của chính quyền các tỉnh, các điểm mạnh điểm yếu, cũng nhƣ xác định đƣợc chính quyền nào có chất lƣợng điều hành kinh tế tốt và các doanh nghiệp hài lòng. Đây là một điểm mới của bài luận văn, khi đƣa thêm biến PCI vào mô hình hồi quy để phân tích tác động đến GRDP nói riêng và tác động đến GDP Việt Nam nói chung.

Dữ liệu về GRDP và lao động đƣợc thu thập từ Tổng cục thống kê, dữ liệu về NSNN đƣợc thu thập từ quyết toán NSNN của Bộ Tài chính, dữ liệu về PCI đƣợc thu thập từ Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam – VCCI. Các trị số thống kê cơ bản của các biến đƣợc mô tả ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Thống kê mô tả các biến

Biến Trung bình Độ lệch

chuẩn Min Max

LnGRDP 17.27862 0.9498 14.76112 20.59442

LnBUDGET 5.098033 0.9736951 0 6.089045

LnLABOR 13.4145 0.5619841 12.06201 15.23368

LnPCI 4.061811 0.0760395 3.809326 4.330207

Nguồn: Tác giả tự tính toán

2.2.5.2. Phƣơng pháp, thủ tục và kết quả ƣớc lƣợng

Bài luận văn sử dụng một dữ liệu bảng (panel data) gồm 63 tỉnh của Việt Nam, trong giai đoạn 2009 – 2015. Về mặt kỹ thuật kinh tế lƣợng, dữ

liệu bảng có thể tồn tại các tác động nhóm, các tác động thời gian hoặc cả hai. Những tác động này có thể là cố định hoặc ngẫu nhiên.

Bảng 2.2: Những nhân tố tác động đến GRDP các tỉnh, thành của Việt Nam, giai đoạn 2009 – 2015

Mô hình Phƣơng pháp ƣớc lƣợng (1) OLS (2) FEM (3) REM (4) FGLS LnBUDGET 0.0829*** (3.14) 0.0456*** (3.43) 0.0967*** (5.77) 0.0641*** (4.77) LnLABOR 1.306*** (27.79) 5.051*** (26.24) 2.140*** (18.54) 1.481*** (31.92) LnPCI 2.045*** (5.89) -0.0908 (-0.45) -0.338 (-1.32) 0.0568 (0.37) Hằng số -8.973*** (-6.34) -50.34*** (-18.14) -10.55*** (-5.68) -3.206*** (-3.93) Số quan sát 441 441 441 441 R2 0.682 0.683 Hausman Test 0.0000**

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân bổ ngân sách nhà nước kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)