.9 Mức thu để kiên cố hóa kênh mương ở3 xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và khai thác các công trình thủy lợi huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 68 - 69)

ĐVT: đồng/sào

Diễn giải Nam Hương Thạch Liên Tượng Sơn

Vụ Đông Xuân 7.000 8.000 8.000

Vụ Hè Thu 5.000 6.000 5.000

Cả năm 12.000 14.000 13.000

Nguồn: Ban tài chính 3 xã nghiên cứu

Trên đây là định mức thu để kiên cố hóa kênh mương ở các xã nghiên cứu, khoản tiền này đều do UBND các xã thu và đạt kết quả cao như xã Nam Hương

đạt gần như 100%. Qua tìm hiểu và điều tra thực tế, từ kết quả trên cho thấy nhân dân đã biết được tầm quan trọng và tác dụng của việc kiên cố hóa kênh mương và UBND các xã, thị trấn đều đã có các chế tài đối với các hộ không nộp nên tỷ lệ nợ đọng của các hộ rất nhỏ.

* Tình hình đầu tư kiên cố hóa kênh mương ở 3 xã nghiên cứu

Như chúng ta đã biết, để phát huy hết công suất cũng như hiệu quả của các trạm bơm thì phụ thuộc rất nhiều hệ thống kênh mương, nếu máy bơm có tốt đến đâu mà hệ thống kênh mương không tốt thì cũng không phát huy hết hiệu quả. Vì vậy, hệ thống kênh mương góp phần không nhỏ vào hiệu quả mang lại từ các công trình thủy lợi. Để đáp ứng được công suất máy bơm và yêu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề khác và đặc biệt chủ trương kiên cố hóa kênh mương của huyện, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc kiên cố hóa kênh mương thì việc kiên cố hóa kênh mương ở các địa phương là rất cần thiết, nhu cầu về kiên cố hóa kênh mương của huyện nói chung và kiên cố hóa kênh mương của 3 xã nói riêng là rất lớn. Tuy nhiên, do kinh phí có hạn nên thực tế kết quả kiên cố hóa kênh mương của 3 xã nghiên cứu còn rất khiêm tốn, biểu hiện qua bảng 3.10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và khai thác các công trình thủy lợi huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)