.17 Kết quả của kiên cố hoá kênh mương đến thu nhập hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và khai thác các công trình thủy lợi huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 82)

(Tính bình quân hộ điều tra ở 3 xã nghiên cứu)

Chỉ tiêu ĐVT Trước cứng hóa Sau cứng hóa So sánh (%) A. Xã Nam Hương 1. Thu nhập / khẩu NN 1000 đồng 12159,53 15914,27 130,88 2. Thu nhập / ha canh tác 1000 đồng 37401,79 46253,35 123,67 B. Xã Tượng Sơn 1. Thu nhập / khẩu NN 1000 đồng 12051,47 14342,56 119,01 2. Thu nhập / ha canh tác 1000 đồng 31708,79 41382,58 130,51 C. Xã Thạch Liên 1. Thu nhập / khẩu NN 1000 đồng 11876,27 13083,61 110,17 2. Thu nhập / ha canh tác 1000 đồng 29742,08 43241,78 145,39

Nguồn: Kết quả điều tra năm 2014

Nguyên nhân tăng một phần từ các công trình thuỷ lợi mang lại như cung cấp đủ nước tưới làm cho năng suất cây lúa tăng lên, tăng giá trị sản lượng dẫn đến thu nhập tăng. Bên cạnh đó, các hộ nông dân còn có cơ hội tiếp cận với các giống mới, từ đó đa dạng hoá cây trồng, cải tạo đất làm cho đất tơi xốp màu mỡ. Qua tìm hiều và điều tra thực tế, khi có cứng hoá kênh mương nông dân bớt đi rất nhiều khoản chi phí, thí dụ như tiền bơm tát, công tháo nước. Qua bảng còn thể hiện sự tăng số hộ làm ngành nghề phụ như đậu, bún, nấu rượu. Qua điều tra phỏng vấn bằng phương pháp hồi tưởng từ cộng đồng được biết, trước kia khi hệ thống kênh mương chưa được cứng hoá thì chỉ có một số hộ làm nghề phụ vì người dân phải sử dụng lao động cho tát nước cấy và chăm sóc lúa nhưng từ sau khi kiên cố hoá kênh mương số hộ làm nghề phụ tăng lên. Cụ thể xã Nam Hương

từ 2 hộ tăng lên 5 hộ, nhất là xã Tượng Sơn có nghề phụ truyền thống làm bún và đậu phụ từ 5 hộ đã tăng lên 9 hộ. Điều này nói lên hiệu quả của việc kiên cố hoá kênh mương tác động rất tích cực đến ngành nghề phụ và thu nhập hộ.

Như vậy, qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi từ việc kiên cố hoá kênh mương chúng tôi rút ra kết luận như sau:

­ Các công trình thủy lợi hoạt động tốt hơn, tỷ lệ diện tích cây trồng được tưới tiêu chủ động tăng lên đáng kể.

­ Tăng năng suất của các loại cây trồng do được tưới tiêu đầy đủ, ngành nghề phụ được phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, thu nhập/ha đất canh tác từ đó cũng tăng. Mặc dù việc kiên cố hoá kênh mương vẫn còn nhiều điều bất cập và tồn tại, song rõ ràng kiên cố hoá kênh mương đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

3.3.2 một số hạn chế và nguyên nhân gây lãng phí nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở các địa phương nông nghiệp ở các địa phương

3.3.2.1 Một số hạn chế

­ Thực trạng lãng phí nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở huyện. Trong những năm gần đây, do sự biến động của thời tiết, khí hậu, tình hình hạn hán xẩy ra thường xuyên và khá nghiêm trọng, đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nông dân. Trước đây, chúng ta chủ yếu tập trung vào việc tìm kiếm nguồn nước, đầu tư, xây dựng các công trình thuỷ lợi để khai thác nguồn nước, còn việc sử dụng nước như thế nào cho hiệu quả chưa được coi trọng. Qua thực tế ở huyện, do tập quán canh tác, sự hiểu biết còn hạn chế về kỷ thuật nông nghiệp, kỷ thuât tưới tiêu theo yêu cầu của cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng đã dẫn đến sử dụng nước rất lãng phí. Các hiện tượng chính gây lãng phí nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp ở các đại phương trong huyện bao gồm:

+ Tổn thất trong quá trình dẫn nước từ công trình đầu mối đến mặt ruộng, do ngấm, hệ thống kênh mương bị bồi lắng, sạt lở, rác thải do dân thiếu ý thức thải ra cản trở dòng chảy, thiếu các công trình điều tiết nước cho từng khu vực có nhu cầu tưới, bởi vì khu vực cần tưới muốn dẫn nước vào thì phải qua khu vực không có nhu cầu tưới nên cũng xẩy ra thất thoát nước tưới.

+ Thạch Hà có truyền thống tưới ngập thường xuyên suốt vụ cho lúa đã gây lãng phí nước, chưa kể tình trạng nước dư thừa từ ruộng lại chảy xuống kênh tiêu. Trong khi đó nguồn nước có hạn, mặc dù Thạch Hà có lợi thế về nguồn nước của sông Nghèn bao quanh, có Hồ Kẽ Gỗ nhưng thực tế có những năm hạn hán kéo dài, khai thác quá nhiều làm cho nước sông cạn đến khi có nhu cầu tưới thì mực nước xuống quá thấp.

+ Tưới tràn, vượt quá khu vực cây có khả năng sử dụng được nước tưới, hiện tượng cứ bơm tràn có khi bơm đầu này lại chảy ra đầu kia. Qua thực trạng trên ta thấy, việc quản lí các công trình thuỷ lợi cũng như nguồn nước ở các địa phương trong huyện chưa có kế hoặch rõ ràng. Trình độ quản lí các công trình thuỷ lợi cũng như khai thác nguồn nước còn hạn chế.

+ Công trình chưa có chủ thực sự, mặc dù công trình đã được phân cấp quản lý và sử dụng, thiếu sự tham gia của dân, hệ thống kênh mương xuống cấp thiếu kinh phí sửa chữa, chế độ cho cán bộ thuỷ lợi thấp nên hầu hết làm việc theo kiểu “được chăng hay chớ” không có tâm huyết với công tác được giao.

+ Các văn bản hướng dẫn quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi còn thiếu và chưa đồng bộ như các văn bản hướng dẫn về tổ chức quản lý và khai thác, chế độ tài chính, phân cấp công trình. Bên cạnh đó, có nhiều địa phương phần lớn chỉ làm theo kinh nghiệm mà chưa triển khai thực thi đầy đủ các văn bản đã có

+ Ý thức sử dụng nước của người dân chưa cao, tranh dành nước dẫn đến tình trạng lấy nước quá nhiều dư thừa so với nhu cầu của cây trồng.

+ Trách nhiệm giữa đơn vị cung cấp nước và cộng đồng hưởng lợi thông qua hợp đồng kinh tế chưa được nghiêm túc thực hiện công khai, chỉ thông qua các bí thư chi bộ, trưởng thôn, thiếu sự chứng kiến và giám sát của dân.

+ Lớp nước đưa vào ruộng nhỏ hơn lớp nước giới hạn cho phép, do đó không trở thành mức tưới theo yên cầu giai đoạn sinh trưởng của cây trồng dẫn đến phải đưa nước nhiều lần gây tổn thất lãng phí nước.

+ Điều phối nước trên kênh chư phù hợp với tốc độ canh tác.

+ Kênh mương không được tu bổ, kiểm tra thường xuyên nên bị rò rỉ, vở lở nhiều làm cho thất thoát nước.

3.3.2.2 Những nguyên nhân dẫn đến xuống cấp của các công trình thuỷ lợi ở các địa phương trong huyện

Trong những năm gần đây được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, kết hợp với nhân dân đóng góp, Thạch Hà đã xây dựng được hàng trăm công trình thuỷ lợi. Nhờ có hệ thống công trình thuỷ lợi khá đồng bộ nên chủ động được trong tưới tiêu, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp từ một vụ bấp bênh lên hai vụ ăn chắc, năng suất đạt 30 ­ 40 tạ/ha. Kinh tế phát triển đã giúp huyện Thạch Hà thay đổi về mọi mặt, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện chỉ đạo của tỉnh Hà Tĩnh về “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành nghề và dịch vụ nông thôn” thì vai trò của thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng nặng nề. Để tiếp tục phục vụ tốt hơn nữa cho sản xuất và dân sinh, đòi hỏi hệ thống công trình thuỷ lợi phải ngày càng hoàn thiện, đủ khả năng chống đỡ với mọi diễn biến của thời tiết như hạn hán đầu vụ Đông­Xuân, mưa lớn trong vụ mùa.

Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế và điều tra phỏng vấn cán bộ huyện cũng như người dân hưởng lợi cho thấy hệ thống công trình thuỷ lợi của huyện hiện nay đang có nhiều nguyên nhân, cụ thể:

­ Công trình thuỷ lợi đã được xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp cần nâng cấp, sửa chữa nhưng nguồn kinh phí hạn hẹp, không đáp ứng được làm giảm năng lực phục vụ của các công trình thuỷ lợi.

­ Chất lượng thi công các công trình kém do một số đơn vị xây dựng công trình chạy theo lợi nhuận, chưa tuân thủ nghiêm các quy định theo đúng thiết kế về kỹ thuật, bớt xén nguyên vật liệu hoặc sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng nhằm giảm chi phí xây dựng.

­ Quản lý và sử dụng công trình chưa đúng kỹ thuật từ khâu đóng mở nước đến khâu duy tu bảo dưỡng nguyên nhân này nói lên trình độ quản lý và sử dụng công trình của cán bộ thuỷ nông còn hạn chế.

­ Thiếu sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ công trình: Vì lợi ích cá nhân nên nhiều người đã có hành vi vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi như đập phá bê tông mái kênh lấy cắp phai cống, ty cống, tăng gia sản xuất cạnh công trình, làm lều quán trên bờ hoặc lấn chiếm lòng kênh đã làm cho công trình hư hỏng xuống cấp.

­ Do tài liệu thu thập, phân tích dùng trong thiết kế chưa đầy đủ dẫn đến việc lựa chọn các chỉ tiêu thiết kế và hệ số an toàn chưa hợp lý.

­ Do giãn nở của khối bê tông, sắt thép lớn.

­ Nguyên nhân về quản lý chất lượng: Ngoài những nguyên nhân trên còn có nguyên nhân buông lỏng công tác quản lý chất lượng trong toàn bộ dây chuyền xây dựng cơ bản từ khảo sát, thiết kế đến thi công công trình. Bộ máy

quản lý kỹ thuật của ban quản lý xây dựng công trình có trình độ chuyên môn hạn chế và thiếu kinh nghiệm.

Chương 3 đã phân tích thực trạng về quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh huyện giai đoạn 2011 ­ 2013. Tác giả đã phân tích tổng quan về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế ­ xã hội của Huyện nói chung và các xã nói riêng và những nhân tố đã làm ảnh hưởng đến thực trạng về quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi trên địa bàn: những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của các khó khăn tồn tại để nhằm định ra các phương hướng, giải pháp khắc phục, tăng cường công tác về quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi trên địa bàn Thạch Hà đạt hiệu quả tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH 4.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi của huyện

Qua thực trạng quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi cùng với tìm hiểu, điều tra thực tế tại các địa phương nghiên cứu, chúng tôi thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi:

Một là, cộng đồng trực tiếp hưởng lợi từ các công trình thuỷ lợi không

được trao quyền quản lý và sử dụng một cách chính thức. Mặc dù trong những năm gần đây, mô hình chuyển giao quyền quản lý công trình thuỷ lợi đặc biệt là các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ được đánh giá là có hiệu quả ở nhiều nơi như Thanh Hoá, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi... Xu thế này đến nay vẫn được khẳng định bằng một chính sách mang tính hệ thống. Tuy nhiên các công trình thuỷ lợi ở các điểm nghiên cứu, quyền sở hữu thuộc về nhà nước thông qua công ty khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh, trạm thuỷ nông huyện và ban quản lý HTX dịch vụ nông nghiệp. Mặc dù đã mang lại lợi ích cho cộng đồng, nhưng dưới hình thực quản lý này cộng đồng vẫn xem công trình không phải là của mình. Vì vậy đã có những hành động như đập phá, xẽ rãnh tháo nước, vứt đổ rác thải ra lòng mương... đây là một cản trở cũng như một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi trên địa bàn.

Hai là, do không có quy chế huy động cộng đồng rõ ràng, sâu rộng và

nâng vai trò quan trọng của cộng đồng ngay từ giai đoạn khảo sát thiết kế cho đến khi kết thúc và đi vào sử dụng công trình. Bên cạnh đó không có sự tham gia đầy đủ, không phát huy được tính tự giác của cộng đồng trong việc quản lý và sử

dụng công trình. Qua nghiên cứu thực tế tại các công trình thuỷ lợi ở 3 xã nghiên cứu cho thấy tồn tại và hạn chế ở những khâu sau:

- Khảo sát thiết kế:

Cán bộ thiết kế chưa nghiên cứu kỹ càng địa chất tại các công trình và không có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại địa điểm công trình được xây dựng. Do tác động của nước tới công trình nên khi công trình hoàn thiện đưa vào sử dụng đã xẩy ra tình trạng vỡ lở ở hệ thống kênh bê tông như ở xã Tượng Sơn... từ đó làm hạn chế hiệu quả sử dụng của công trình. Trong giai đoạn khảo sát thiết kế, cho phép khai thác các hiểu biết bản địa thì sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi là rất quan trọng, làm cơ sở cho các giải pháp kỹ thuật của công trình. Tuy nhiên, do cơ chế đầu tư cũ không cho phép cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến cho các nhà kỹ thuật, họ cho rằng những nông dân bình thường ít học thì không thể đóng góp được gì. Kết quả công trình sau khi thi công xong đưa vào sử dụng đã bộc lộ nhiều điểm yếu như bị lún, vỡ...và không phù hợp với nhu cầu sử dụng của cộng đồng dân cư địa phương.

- Điều kiện xây dựng và thi công:

Mặc dù đã rất cố gắng trong công tác dân vận huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng hưởng lợi. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của các công trình thuỷ lợi, có công trình xây dựng đang trong điều kiện mưa, có công trình xây dựng trong điều kiện vừa chặn để bơm tát nước vừa thực hiện đổ bê tông… Các hệ thống công trình thuỷ lợi thường được thi công xây dựng ngay ở lòng sông và luôn bị nước lũ, nước ngầm uy hiếp. Từ những vấn đề trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng công trình.

Kỹ thuật có tác động rất lớn đến việc quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi. Muốn nâng cấp và làm mới công trình thì phải áp dụng các công nghệ làm sao cho phù hợp với điều kiện làm việc cụ thể của từng công trình từ đó việc nâng cấp, xây mới phục vụ hiệu quả và lâu dài hơn như việc phục vụ tưới tiêu tự chảy, bơm đẩy, tưới tràn.

- Quản lý chất lượng:

Như đã phân tích ở trên thì yếu tố này cũng làm giảm hiệu quả quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi một cách rõ rệt. Do vậy trong quá trình thi công các công trình thủy lợi cần chú ý khâu giám sát đảm bảo các công trình xây dựng đúng tiến độ với chất lượng như thiết kế. Để làm được việc này cần huy động người dân hưởng lợi cùng tham gia giám sát thi công công trình.

4.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi các công trình thuỷ lợi

Từ thực trạng và một số nguyên nhân hạn chế kết quả và hiệu quả sử dụng công trình thủy lợi như đã phân tích ở trên tôi đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Hà ­ Hà Tĩnh trong thời gian tới. Những giải pháp này tập trung vào bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý khai thác công trình, huy động sự tham gia của cộng đồng vào việc quản lý và khai thác công trình thủy lợi, từng bước chuyển giao quyền quản lý khai thác công trình cho các địa phương và cộng đồng dân cư, tăng cường đầu tư để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và khai thác các công trình thủy lợi huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)