2.4.1 Thiết kế mẫu
Thiết kế mẫu phù hợp với nội dung của đề tài, không rườm rà phù hợp với trình độ của nhân dân, cán bô cơ sở., Mỗi xã phỏng vấn từ 15 17 người và 6 7 nhóm người mỗi nhóm có 5 7 người tại các xóm.
Các đối tượng được lựa chọn ngẫn nhiên nhưng phải là người sản xuất nông nghiệp trong xóm, xã.
Đối với cán bộ xã phỏng vấn lãnh đạo xã, cán bộ phụ trách Nông nghiệp nông thôn mới, cán bộ tài chính xã, văn phòng UBND, Cán bộ giao thông thuỷ lợi, khuyến nông.
2.4.2 Thiết kế phiếu điều tra
Phiếu điều tra đơn giản dễ hiểu, câu hỏi mang tính gợi mở, thoải mái, tạo tâm lý tốt cho người cung cấp thông tin. Thông tin cần thiết và cơ bản nhất để phục vụ cho đề tài như nội dung về chủ hộ, gia đình, tình hình sản xuất nông nghiệp, tình hình thuỷ lợi, cơ chế quản lý thuỷ lợ hiện nay, đề xuất các nội dung cần thiết.
a, Phiếu điều tra nông dân gôm 4 phần đó là Thông tin về chủ hộ
Thông tin về gia đình
Kết quả sản xuất nông nghiệp của hộ Thông tin về công tác quản lý thuỷ lợi
b, Phiếu điều tra uỷ ban nhân dân xã gồm 6 phần Thông tin về UBND xã
Thông tin về các công trình thuỷ lợi kết quả sản xuất nông nghiệp của xã Thôn tin về chính sách thuỷ lợi phí
Công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi Quan điểm chủ trương của địa phương
Phiếu điều tra có phụ lục đính kèm 2.5 Phân tích số liệu
Các số liệu sau khi được nhật, thống kê, điều tra được tiến hành phân tích, so sánh để có cách đánh giá tốt nhất, tìm được các ưu điểm, nhược điểm, điểm mạnh, điểm yếu để sau nay có giải pháp phù hợp, sử dụng phần mềm máy tính exel
2.5.2 Thống kê, tổng hợp số liệu * Tài liệu thứ cấp * Tài liệu thứ cấp
Tác giả tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đề tài nghiên cứu trên các sách, báo, tạp chí, các báo cáo khoa học đã được công bố, luận văn tốt nghiệp và trên mạng internet… Các tài liệu thu thập là tài liệu liên quan đến vấn đề quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi.
* Thu thập tài liệu sơ cấp
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, ngoài tài liệu có sẵn, chúng tôi phải thu thập thêm tài liệu sơ cấp thông qua điều tra thực tế. Chúng tôi tiến hành điều tra các cán bộ, các hộ nông dân liên quan theo bảng hỏi có sẵn.
Việc thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành ở 3 xã, mỗi xã điều tra 25 30 hộ nông dân sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành điều tra phỏng vấn các cán bộ thủy lợi quản lý và vận hành công trình.
* Phương pháp thống kê mô tả
Được sử dụng để mô tả hệ thống các công trình thủy lợi, mô tả các hoạt động sản xuất, thực trạng quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi cũng như hành vi thích ứng, ý thức cộng đồng trong công tác quản lý và sử dụng công trình thủy lợi.
Đánh giá kết quả và hiệu quả bằng việc so sánh số tương đối và số tuyệt đối để xác định kết quả và hiệu quả trước và sau khi có công trình thủy lợi cũng như trước và sau khi thực hiện cứng hóa hệ thống kênh mương.
Với những phân tích về phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu tại chương 2 tác giả nêu được phương pháp và cách thức tiếp cận các vấn đề để có định hướng nghiên cứu phù hợp với mục tiêu của đề tài theo khuôn khổ các cơ sở lý luận đã được trình bày tại chương 1.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thạch Hà
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Huyện Thạch Hà nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh, bao bọc gần kín thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (thị trấn Thạch Hà nằm giáp về phía Bắc thành phố Hà Tĩnh). Toạ độ địa lý của huyện nằm trong khoảng: 18 10 03 18 29 00 vĩ độ bắc; 105 38 00 106 02 00 kinh độ đông. Chiều dài từ bắc xuống nam khoảng 33 km, chiều rộng từ Đông sang Tây khoảng 29 km. Ranh giới địa lý của huyện như sau: Phía Bắc giáp huyện Thạch Hà và huyện Lộc Hà; Phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên, Hương Khê; Phía Đông giáp huyện Cẩm Xuyên và biển Đông; Phía Tây giáp huyện Hương Khê, Thạch Hà; Ở giữa huyện là TP Hà Tĩnh.
* Địa hình
Địa hình của huyện thấp dần từ Tây sang Đông, độ dốc trung bình 1 km giảm chưa đến 12 m, bị chia cắt bởi ba sông: Đò Điệm, Rào Cái và sông Cày, được chia thành 3 vùng rõ rệt.
Vùng đồi núi:
Nằm ở phía Tây Nam của huyện, gồm các xã Nam Hương, Bắc Sơn, Thạch Xuân, Thạch Điền và xã Ngọc Sơn. Vùng này được ngăn cách với vùng đồng bằng bởi tuyến kênh N1. Địa hình của vùng thấp dần theo hướng Tây Nam Đông Bắc, có độ cao trung bình trên 50 m so với mặt nước biển. ở đây có các đỉnh núi cao như: Núi Cưa Voi (327 m), núi Cổ Ngựa (316 m), núi đá Đỏ (307
m). Trong vùng có nhiều đập chứa nước và các khe suối: Hồ Bái Thượng, Hồ Đâp Đợi, Đập Bồ, đập Cầu Trắng, đập Xã, đập Vịnh, khe Giao, khe Cầu Chiện.
Vùng đồng bằng:
Gồm phần lớn các xã trong huyện có độ cao trung bình từ 1,0 5,0 m so với mặt nước biển. Địa hình của vùng thấp dần theo hướng Tây Nam Đông Bắc.
Vùng ven biển:
Gồm các xã: Tượng Sơn, Thạch Bàn, Thạch Hải, Thạch Lạc, Thạch Trị, Thạch Văn, Thạch Hội. Địa hình của vùng bao gồm cả đồng bằng và đồi núi. ở đây có đỉnh Nam Giới (Thạch Bàn, Thạch Hải) có độ cao 374 m.
* Khí hậu, thời tiết
Thạch Hà nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện là 2.500 mm,
năm cao nhất đạt 3.500 mm (1973), năm thấp nhất chỉ có 900 mm (1962). Số ngày mưa phổ biến trong năm dao động từ 150 160 ngày. Nhìn chung lượng mưa phân bố không đều, chỉ tập trung vào các tháng mùa hè và thường kết thúc muộn. Tổng lượng mưa 5 tháng mùa đông chiếm 26% tổng lượng mưa của cả năm. Vì vậy vào thời kỳ này thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9 và tháng
10; lượng mưa thấp nhất vào tháng 2, 3.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,80C, được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 19,30C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 80C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 32,80C; nhiệt độ cao nhất lên đến 400C. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất, tháng 7 là tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí hàng năm ở Thạch Hà khá cao (trung bình 83,80%) ngay trong những tháng khô hạn nhất của mùa hè, độ ẩm trung bình hàng tháng vẫn trên 70%. Độ ẩm cao nhất xuất hiện vào những tháng mùa đông, khoảng 92%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 6, 7 khoảng 75%, ứng với thời kỳ gió Tây khô nóng hoạt động mạnh nhất.
* Đất đai
Cơ cấu sử dụng đất và xu hướng dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất
Đất nông nghiệp: 24.105,61 ha, chiếm 68% diện tích tự nhiên Đất phi nông nghiệp: 8.819,35 ha, chiếm 24,9% diện tích tự nhiên
Đất chưa sử dụng: 2.518,73 ha, chiếm 7,1% diện tích tự nhiên
Nhìn chung quỹ đất của huyện Thạch Hà trong những năm qua đã được đầu tư khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả, đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Cụ thể như
sau: Chi tiết cụ thể tại bảng 3.1 Đất nông nghiệp:
Diện tích đất nông nghiệp cơ cấu sử dụng như sau:
Đất sản xuất nông nghiệp: Đất sản xuất nông nghiệp là 15.368,72 ha,
chiếm 43,4% tổng diện tích đất tự nhiên và 63,76% đất nông nghiệp. Trong đó:
Quỹ đất trồng cây hàng năm là 11.521,21 ha, chiếm 74,96% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó: Đất có khả năng trồng lúa 9.906,33 ha.
Đất trồng cây lâu năm là 3.847,51 ha, chiếm 16% diện tích đất nông nghiệp, những năm gần đây có một số hộ đã có xu hướng cải tạo đất cây lâu năm để phát triển các loại cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao.
Đất lâm nghiệp:
tích đất tự nhiên, trong đó: Diện tích đất rừng sản xuất là 4.974,44 ha, diện tích đất rừng trồng phòng hộ 3.338,56 ha, chủ yếu là rừng trồng; rừng tự nhiên còn lại rất thấp, là loại rừng phục hồi sau khi khai thác.
Đất nuôi trồng thủy sản:
Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện là 1.088,4 ha, chiếm 3,1% diện tích đất tự nhiên, chiếm 4,5% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Trong thời gian tới với mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích, huyện cần phải có các chính sách nhằm tiếp tục mở rộng diện tích nuôi thuỷ sản trên địa bàn.
Đất làm muối 77,06 ha chiếm 0,2% diện tích đất tự nhiên và 0,32% diện tích đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp khác chiếm khoảng 14,21 ha. Đất phi nông nghiệp:
Diện tích đất phi nông nghiệp là 8.819,35 ha, chiếm 24,9% diện tích tự nhiên,
Đất chưa sử dụng:
Diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện trong đó: Đất bằng chưa sử dụng 1.686.73 ha; đất đồi núi chưa sử dụng là 704,42 ha và núi đá không có rừng cây là 127,19 ha. Trong thời gian tới huyện cần tập trung khai thác diện tích đất chưa sử dụng dùng vào nhiều mục đích khác nhau như dùng để xây dựng các công trình, trồng rừng trên diện tích đồi núi... hạn chế việc sử dụng vào diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thạch Hà Đơn vị tính: ha Đơn vị tính: ha Stt Chỉ tiêu Diện tích 2012 (ha) Cơ cấu (%) Diện tích 2013 (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 35.452,9 100 35.443,3 100 1. Đất nông nghiệp 23.485,5 66,2 24.105,61 68,0 1.1 Đất lúa nước 9.499,1 26,8 9.906,33 27,9 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.488,8 4,2 1.614,88 4,6
1.3 Đất trồng cây lâu năm 3.244,5 9,2 3.847,51 10,9
1.4 Đất lâm nghiệp 8.164,8 23,0 7.557,17 21,3
1.5 Đất nuôi trồng thủy sản 1.002,4 2,8 1.088,40 3,1
1.6 Đất làm muối 77,1 0,2 77,06 0,2
1.7 Đất nông nghiệp còn lại 8,9 0,03 14,21 0,04
2. Đất phi nông nghiệp 9.084,0 25,6 8.819,35 24,9
3. Đất chưa sử dụng 2.883,5 8,1 2.518,73 7,1
Nguồn: Số liệu thống kê huyện Thạch Hà 2013.
Từ cơ cấu các loại đất trên địa bàn huyện Thạch Hà có thể thấy quỹ đất của huyện hiện nay được sử dụng khá hợp lý và có hiệu quả, trong đó:
Nhóm đất dành cho sản xuất nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng này tương đối lớn so với nhiều huyện trong tỉnh. Đặc điểm này cho phép có thể phát triển một nền nông nghiệp có thể cung cấp trong nội huyện và một phần cho khu vực thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên cũng cần phải chuyển dịch lại cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp có năng suất thấp sang sử dụng vào các mục đích khác mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nhóm đất phi nông nghiệp: Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện cùng với tốc độ đô thị hóa, diện tích đất phi nông nghiệp sẽ tăng lên. Vì vậy, cần phải có các chính sách khai thác một cách có hiệu quả quỹ đất phi nông nghiệp hiện có.
Hiện nay quỹ đất chưa sử dụng không lớn, chỉ còn 7,1% diện tích nên việc khai thác có hiệu quả diện tích sẽ là một nhiệm vụ quan trọng của Thạch Hà trong những năm tới.
Đất đai là một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Đất vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - Xã hội
* Dân số lao động
Năm 2013, theo thống kê của huyện, dân số trung bình toàn huyện là 136.762 người, đứng thứ 3 trong tỉnh về quy mô dân số, trong đó nữ là 68.711 người, chiếm 50,24% dân số toàn huyện. Mật độ dân số Thạch Hà năm 2013 là 386 người/km2, cao gần gấp hai lần mật độ dân số trung bình toàn tỉnh, đứng thứ 7/12 huyện, thành phố trong tỉnh. Dân cư phân bố không đồng đều, do đặc điểm tự nhiên, dân cư tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi. Những đơn vị hành chính có mật độ dân số cao là: thị trấn Thạch Hà 1.144 người/km2; các xã có mật độ dân số trên 500 người/km2 là Thạch Long, Việt Xuyên, Thạch Thắng, Thạch Tân, Thạch Lâm và Thạch Hương.
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2013 là 91.754 người, chiếm 67,09% dân số toàn huyện. Tổng số lao động đang làm việc trong các lĩnh vực kinh tế là 75.853 người, chiếm 82.67% tổng lao động trong độ tuổi. Trong đó, lao động của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng vẫn khá lớn và đang có
xu hướng giảm dần từ mức 69,2% năm 2008 xuống còn khoảng 64% năm 2010 và chỉ còn khoảng 43,01% tổng lao động đang làm việc năm 2013. Tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp xây dựng tăng nhanh từ 11,3% năm 2008 lên 13% năm 2010 và đạt 23,09% năm 2013. Tỷ trọng lao động trong khu vực các ngành dịch vụ cũng tăng khá nhanh từ mức 19,5% năm 2008 lên 23% năm 2010 và đạt 33,9% năm 2013. Tuy nhiên, lao động dư thừa, nhàn rỗi, thiếu việc làm còn khá lớn, nhất là khu vực nông thôn.
Nhìn chung, cơ cấu lao động của huyện có sự biến đổi theo xu hướng tốt, thể hiện trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thay đổi cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ.
* Tình hình kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện Thạch Hà được chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng khá nhanh, trung bình khoảng 12%/năm.
Tổng giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 16.000.000 đồng/năm (Năm 2013). Mặc dù trong những năm qua giá trị của ngành nông nghiệp liên tục tăng nhưng cơ cấu ngày càng giảm so với công nghiệp và dịch vụ. Đây là xu thế tất yếu trên con đường Công nghiệp hoá Hiện đại hoá của huyện và cũng là tín hiệu đáng mừng.
*Cơ sở hạ tầng
Đến nay, toàn huyện có 76 trạm bơm với công suất trên 40,000m3/h, có 1750 km kênh mương, đã cứng hóa 265 km đạt 15,1 % , có 18 hồ đập nhỏ đã được sửa chữa đảm bảo nhu cầu tưới cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
Hệ thống sông Nghèn, sông Rào Cái, sông Cày đón nhận nguồn nước mưa của phần lớn các suối trên địa bàn huyện chảy theo hệ thống sông thoát ra Biển Đông là hệ thống quan trọng trong cấp nguồn và tạo nguồn nước mặt cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt và hoạt động giao thông đường thủy trên địa bàn huyện,
Hệ thống thoát nước: Hiện trạng mạng lưới hệ thống cấp thoát nước trên địa bàn toàn huyện còn kém và chưa đồng bộ do đó cần được đầu tư cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp thoát nước để đáp ứng sự đồng bộ với mạng lưới giao