CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Định hướng phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng đến năm
năm 2020
4.1.1. Thuận lợi và thách thức a, Thuận lợi : a, Thuận lợi :
- ĐBSH có vị trí thuận lợi để trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới vi có cảng hàng không (Hà Nội) và cảng biển (Hải Phòng, Quảng Ninh), hệ thống đường bộ thuận lợi; qua đó có thể rút ngắn được thời gian và giảm chi phí vận chuyển của các doanh nghiệp. Đây là một lợi thế đáng kể so với các khu vực khác của cả nước.
- ĐBSH có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển so với các vùng khác. Hệ thống đường giao thông, cảng hàng không, cảng biển cũng như hạ tầng điện, nước, viễn thông tương đối phát triển, thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Vùng ĐBSH luôn nhận được quan tâm toàn diện của Chính phủ để phát triển kinh tế-xã hội và thu hút FDI. Để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, cũng như thu hút FDI, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 191/2006/QĐ-TTg về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ để triển khai thực hiện Nghị quyết nêu trên.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng ĐBSH từ năm 1996 trở lại đây luôn ổn định với tốc độ tương đối cao so với các vùng khác, sẽ là một yếu tố
đạt bình quân trên 10%/năm.
- Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng ĐBSH theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ sẽ tạo thuận lợi cho việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các dự án FDI.
b, Thách thức và khó khăn:
- Cơ sở hạ tầng Vùng ĐBSH những năm gần đây tuy có bước phát triển đáng kể, nhưng hiện nay vẫn còn ở trình độ thấp kém, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư. Đây thực sự là một thách thức, một yếu tố bất lợi lớn cho các tỉnh ĐBSH trong thu hút FDI.
- ĐBSH đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những khó khăn về kinh tế chung cả nước, trong khu vực đã ảnh hưởng nhiều đến công tác quy hoạch thu hút FDI.
- ĐBSH tuy có dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng lao động thấp. Công tác quản lý Nhà nước về FDI đang trong quá trình hoàn thiện, đội ngũ cán bộ chuyên trách còn thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn.
- Công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án FDI tại khu vực đồng bằng sông Hồng cũng như trên cả nước còn rất chậm trễ, gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc. Điều này gây cản trở rất nhiều cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án, gây chậm trễ trong việc giải ngân các dự án nhất là các dự án lớn sử dụng nhiều đất.
4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng Hồng
Để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm tới cho khu vực ĐBSH, đòi hỏi phải có sự chuyển biến cơ bản và mạnh mẽ cả trong nhận thức và hành động của tất cả các ngành, các cấp. Phát triển kinh tế - xã hội phải quán triệt sâu sắc chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; kết
hợp đồng bộ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị; các giải pháp phải phù hợp với đặc thù của ĐBSH. Phát triển kinh tế - xã hội của vùng phải trên cơ sở chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước tầm nhìn đến năm 2020; thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch; không để tình trạng phát triển tự phát. Hình thành các hình thức quan hệ sản xuất từ thấp đến cao để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; huy động tối đa nguồn lực, chủ yếu là nguồn lực trong nước, trước hết là nguồn lực tại chỗ để đầu tư phát triển; đồng thời khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của vùng nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả cao và bền vững. Phát triển kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, tăng cường sự chỉ đạo, đầu tư của Nhà nước, đồng thời phát huy tối đa nguồn lực tại chỗ, tạo ra sức mạnh tổng hợp, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả ngày càng cao, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch về mọi mặt so với mức trung bình của cả nước và khu vực. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng quan hệ với các vùng trong toàn quốc và với quốc tế, trên cơ sở hợp tác có hiệu quả. Bảo tồn và phát huy vốn văn hoá truyền thống của dân tộc, gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh quốc phòng.
* Một số mục tiêu phát triển cơ bản:
Đến năm 2020, hoàn thành cơ bản việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hệ thống kết cấu hạ tầng và hệ thống đô thị phát triển hợp lý; đạt được một số mục tiêu chính sau:
- Tổng sản phẩm quốc nội của Vùng (GDP) tăng bình quân khoảng 11%/năm giai đoạn 2011 - 2020; đóng góp khoảng từ 23-24% vào năm 2015 và khoảng từ 26-27% trong tổng GDP cả nước vào năm 2020.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2%.
- Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế để vượt qua thách thức và tranh thủ được các cơ hội để thúc đẩy phát triển, mở rộng thị trường, bảo đảm giá trị xuất khẩu hàng năm tăng bình quân trên 23%, chiếm trên 28% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước vào năm 2015.
- Mức thu ngân sách tăng bình quân 21%/năm.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% vào năm 2015 và trên 80% vào năm 2020. Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 6 % vào năm 2020 và tiếp tục kiểm soát ở mức 4%.
- Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân mỗi năm đạt 25%. - Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
4.1.3. Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 Hồng đến năm 2020
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước định hướng trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 cần ưu tiên thu hút ĐTNN vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện như: thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm, phát triển công nghiệp phụ trợ, các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.
a, Định hướng theo ngành:
* Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao
* Đẩy mạnh phát triển công nghiệp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa:
* Du lịch và dịch vụ:
b, Định hướng theo đối tác đầu tư:
Hoạt động FDI ở vùng ĐBSH đến nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tập trung ở các nước Châu Á. Tình hình thu hút FDI từ các nước EU, Mỹ và các nước phát triển còn hạn chế, vì vậy cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, nâng cao thế mạnh của vùng nhằm thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI tiềm năng từ các nước này.
Các quốc gia cần định hướng bao gồm: Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, các nước Châu Âu, các nước Châu Á và các nước trong khối ASEAN.
c, Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:
Huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển nhất là chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, khu công nghiệp – khu chế xuất, khả năng cung cấp điện, nước, viễn thông. Đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các công trình thủy lợi đã được khởi công xây dựng. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho các thị trấn và cụm dân cư. Khuyến khích FDI tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp như BOT, BT để xây dựng đường giao thông, sân bay, cảng biển, cấp nước, thoát nước nhằm đến thực hiện được mục tiêu tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu xây dựng đất nước trong thập kỷ tiếp
theo, để đến 2020 trở thành nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại.
d, Định hướng phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất:
Phát triển các khu công nghiệp đảm bảo hình thành hệ thống các khu công nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng phát triển công nghiệp quốc gia. Hình thành hệ thống các khu công nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn.
và đang đầu tư xây dựng hạ tầng. Phấn đấu đến 2020 về cơ bản lấp đầy diện tích các khu công nghiệp đã được thành lập; thành lập mới và mở rộng một cách có chọn lọc các khu công nghiệp tập trung trên các vùng lãnh thổ, các địa phương.
Đầu tư chiều sâu, cải tạo và đổi mới nhanh các cơ sở hiện có và đầu tư mới, kết hợp công nghệ truyền thống với hiện đại, ưu tiên công nghệ cần ít vốn, tạo nhiều việc làm. Hình thức các khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện tăng nhanh cho công nghiệp trong vùng.