Khái niệm vùng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông hồng (Trang 28 - 30)

1.2.1 .Tính tất yếu khách quan của vốn đầu tư nước ngoài

1.2.4. Khái niệm vùng kinh tế

Các nhà nghiên cứu theo trường phái cổ điển, tân cổ điển lẫn các nhà nghiên cứu theo trường phái hiện đại đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về vùng kinh tế. Bên cạnh đó, các học giả của Việt Nam cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về vùng kinh tế. Chúng tôi xin nêu khái niện về vùng kinh tế của Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Vùng kinh tế (còn gọi là Vùng kinh tế - xã hội) là: "Một bộ phận lớn của lãnh thổ quốc gia có các hoạt động kinh tế - xã hội tiêu biểu, thực hiện sự phân công lao động xã hội trên phạm vi cả nước. Đây là loại vùng có quy mô diện tích, dân số ở cấp lớn nhất, phục vụ việc hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ, cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước" [23, tr 98]

Từ định nghĩa trên, có thể thấy vùng kinh tế có những đặc điểm cơ bản: (1)- Vùng kinh tế được nhận thức như “cơ thể hoàn chỉnh”, nghĩa là nội bộ mỗi vùng phải được tổ chức như “một hệ thống liên hiệp sản xuất lớn”, trong đó tài nguyên thiên nhiên, dân cư - lao động, khoa học - công nghệ phải được phối hợp với nhau hài hòa, chặt chẽ.

(2)- Vùng kinh tế không tồn tại biệt lập mà đó là một khâu trong sợi dây chuyền chung của nền kinh tế quốc dân. Mỗi vùng, ngoài nhiệm vụ riêng của vùng, còn có một số nhiệm vụ sản xuất - kinh tế đối với cả nước và vùng khác.

(3)- Vùng kinh tế là nơi có hiệu quả kinh tế, tức là cơ cấu nền kinh tế và phương hướng phát triển vùng phải được xác định trên cơ sở “tận dụng được mọi khả năng của vùng”, sản xuất ra nhiều của cải nhất, với chi phí thấp nhất.

(4)- Vùng kinh tế không chỉ nhằm phản ánh hiện trạng, mà còn phải mang tính chất dự báo cho phát triển tương lai nhằm phục vụ cho mục đích

khai thác, sử dụng tối đa khả năng của vùng với phí tổn ít nhất.

(5)- Vùng kinh tế chính là đối tượng để hoạch định chính sách, đối tượng của nghiên cứu chiến lược và quy hoạch.

Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, vùng kinh tế có ý nghĩa sau đây:

(1)- Vùng - đối tượng của qui hoạch phát triển: Vùng là đối tượng để

quản lý và xây dựng kế hoạch. Vùng có ý nghĩa về mặt pháp lý, là vùng hành chính kinh tế để xây dựng và quản lý quy hoạch.

(2)-Vùng - đối tượng xây dựng và xử lý liên tỉnh: Các tỉnh nằm trong

một vùng có mối quan hệ với nhau. Để xử lý mối quan hệ liên tỉnh này, phải căn cứ vào quy hoạch chung của vùng và các chính sách chung của vùng.

(3)-Vùng - đối tượng trọng điểm đầu tư: Để giải quyết mâu thuẫn trong

quá trình phát triển là: vốn ít, nhưng lại đòi hỏi phải phát triển nhanh. Để giải

quyết vấn đề này, phải đầu tư có trọng tâm trọng điểm: Đầu tư có trọng điểm

vào các ngành hiệu quả cao; tập trung đầu tư vào các vùng có điều kiện phát triển nhanh như: vùng đô thị, vùng động lực, vùng trọng điểm. Các vùng này

tạo được hiệu quả cao và tích lũy nhanh cho phát triển.

(4)-Vùng - đối tượng hỗ trợ: Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới và

Việt Nam vẫn còn có nhiều vùng khó khăn (GDP/người rất thấp, kết cấu hạ tầng kém phát triển, các loại hình dịch vụ chưa phát triển), cần phải hỗ trợ mới phát triển được như: vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới … Hình thức hỗ trợ gồm: Vốn, nhân lực, khoa học công nghệ và hệ thống các chính sách ưu tiên.

Trong quá trình phát triển các vùng kinh tế ở Việt Nam cần chú trọng phát triển bền vững [17, tr 11-12]. Phát triển bền vững là sự phát triển mang tính tổng hợp với mục tiêu vì con người, không chỉ vì sự mở rộng cơ hội lựa chọn cho thế hệ hôm nay, mà còn không được làm tổn hại đến những cơ hội

lựa chọn của các thế hệ mai sau. Nó được thể hiện ở ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển bền vững về kinh tế là thể hiện phát triển có hiệu quả các nguồn lực hiện có của mỗi vùng, tăng quy mô GDP, tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển bền vững về xã hội là biểu hiện ở đời sống tinh thần được nâng lên không ngừng về bảo đảm dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, bình đẳng cơ hội việc làm cho mọi tầng lớp nhân dân của các vùng lãnh thổ. Phát triển bền vững về môi trường là bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lý, giảm thiểu lãng phí tài nguyên gây suy thoái, phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái. Như vậy, phát triển bền vững vùng, lãnh thổ phải đảm bảo sức chứa hợp lý của lãnh thổ về các hoạt động sản xuất, dịch vụ, lao động và bố trí đất đai cho xây dựng, giao thông, môi trường và sinh thái, nhằm tạo ra sự hài hòa và thông thoáng cho sự phát triển của các vùng, lãnh thổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông hồng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)