Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của FDI với phát triển kinh tế vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông hồng (Trang 37 - 40)

1.2.1 .Tính tất yếu khách quan của vốn đầu tư nước ngoài

1.3. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế vùng

1.3.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của FDI với phát triển kinh tế vùng

vùng

1.3.3.1. Hiệu suất tài sản cố định

Biểu hiện sự so snáh giữa khối lượng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do khu vực FDI tạo ra trong kỳ với khối lượng giá trị tài sản cố định trông kỳ

(FA). Hiệu suất tài sản cố định được tính theo công thức: H(fa) = ∆GDPfdi/FAfdi (1)

H(fa): Hiệu suất tài sản cố định thuộc lĩnh vực FDI ∆GDPfdi: Mức tăng GDP trong kỳ

FAfdi: Giá trị tài sản cố định của khu vực FDI sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết, trong thời kỳ nào đó, 1 đồng giá trị tài sản cố định sử dụng trong khu vực FDI sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng GDP. Tài sản cố định là kết quả do vốn FDI tạo ra, do đó, hiệu suât tài sản cố định phản ánh khái quát hiệu quả sử dụng vốn FDI trong kỳ. Chỉ tiêu này được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, khi xác định hiệu quả sử dụng vốn FDI, nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu này thì sẽ chưa thật sự chính xac vì sự biến động của tài sản cố định và GDP khu vực FDI không hoàn toàn phụ thuộc vào nhau.

1.3.3.2. Hiệu suất vốn FDI

Hiệu suất vốn FDI biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa mức tăng trưởng GDP do khu vực FDI tạo ra và vốn FDI trong kỳ. Nó được tính theo công thức:

Hfdi = ∆GDPfdi/FDI

Hfdi: Hiệu suất vốn FDI trong kỳ ∆GDPfdi: Mức tăng GDP trong kỳ

Chỉ tiêu hiệu suất vốn FDI phản ánh tổng hợp hiệu quả vốn FDI, nhưng có nhược điểm cơ bản là sự hạn chế về tính so sánh tử số và mẫu số của chỉ tiêu, vì giữa ∆GDPfdi va vốn FDI trong cùng một kỳ không tồn tại mối quan hệ trực tiếp. Thời kỳ càng ngắn thì nhược điểm này càng lộ rõ, do đó việc phản ánh hiệu quả sử dụng vốn FDI trong kỳ có phần kém chính xác.

Để hạn chế nhược điểm này, người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu suất vốn FDI biến tướng. Dạng phổ biến của hiệu suất vốn FDI biến tướng là hệ số

K, được tính bằng cách so sánh mức tăng trưởng GDP năm sau với tổng số vốn đầu tư năm trước.

K = ∆GDPfdi/FDIt-1

1.3.3.3. Hệ số thực hiện vốn FDI

Hệ số thực hiện vốn FDI cũng được coi là một chỉ tiêu hiệu quả quan trọng. Nó phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng vốn FDi bỏ ra với các tài sản cố định được đưa vào sử dụng.

Hệ số thực hiện vốn FDI được tính theo công thức: H(u) = FA/FDI

H(u) : Hệ số thực hiện vốn FDI

FA: Giá trị tài sản cố định của khu vực FDI sử dụng trong kỳ

1.3.3.4. Tỷ số giá trị xuất khẩu/vốn FDI thực hiện

Chỉ tiêu này được đo lường bằng tổng giá trị xuất khẩu của khu vực FDI/vốn FDI thực hiện trong kỳ. Đây là chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng tạo xuất khẩu của khu vực FDI. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn FDI thực hiện sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị xuất khẩu. Mối tương quan giữa tăng trưởng chung và tăng trưởng xuất khẩu đã cho thấy cách sử dụng FDI có hiệu quả tổng thể cao nhất là sử dụng nó trong khuôn khổ định hướng xuất khẩu.

1.3.3.5. So sánh đầu tư ròng với thu nhập từ vốn

Chỉ tiêu này được xác định bằng thương số tổng thu nhập từ vốn trong nền kinh tế và tổng đầu tư ròng. Nó được dùng để xác định khả năng hấp thụ đầu tư của một nền kinh tế. Nếu trong một số năm liên tục mà thu nhập từ vốn luôn nhỏ hơn tổng đầu tư ròng thì chứng tỏ nền kinh tế đang đầu tư quá mức, hiệu quả đầu tư kém, vi toàn bộ lợi tức sinh ra không bù đắp được chi phí đầu tư. Trong trường hợp đó, nền kinh tế có thể sẽ thu được lợi ích ròng nếu như giảm đầu tư.

1.3.3.6. Một số chỉ tiêu khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông hồng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)