CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập, tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để phục vụ các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa, tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung cho phù hợp với việc nghiên cứu vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng theo động thái (qui mô, tốc độ), theo cơ cấu (ngành, khu vực, đối tác,...), đánh giá tác động.
- Tài liệu thứ cấp: được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: 1. Những tài liệu về lý luận; 2. Những tài liệu về tổng quan và thực tiễn nói chung; 3. Những tài liệu của các sở, ban, ngành và các huyện, trên địa bàn thành phố.
Excel, đây cũng là công cụ được sử dụng để tạo biểu đồ, vẽ đồ thị. 2.3. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê kinh tế được sử dụng để phân tích số liệu kết hợp với phương pháp so sánh nhằm làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Cụ thể, qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển,... đưa ra những kết luận về những kết quả, thành tựu đạt được, những tồn tại trong hoạt động sử dụng vốn FDI vào khu vực đồng bằng sông Hồng, tác động của FDI cho phát triển KT-XH, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách, thúc đẩy xuất khẩu, chuyển địch cơ cấu kinh tế… và những vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp, có căn cứ khoa học.
- Phương pháp thống kê mô tả: thông qua số liệu thống kê mô tả vai trò của FDI đối với kinh tế Việt Nam nói chung và các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói riêng.
- Phương pháp so sánh: sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian và tại một số thời điểm của vùng ĐBSH để so sánh, hoặc so sánh chéo giữa vùng ĐBSH và các vùng kinh tế khác như trung du miền núi phía bắc, Tây Nguyên, Nam Bộ...
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA FDI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TOÀN VÙNG
3.1. Khái quát chung về FDI ở vùng đồng bằng sông Hồng
3.1.1. Khái quát chung về kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng
Vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trong những năm qua, vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội như sau:
- Về sản xuất nông nghiệp: Từ nền nông nghiệp lúa nước độc canh, đến
nay cơ cấu kinh tế của vùng đã có những thay đổi đáng kể, nhưng vẫn mang sắc thái của nền nông nghiệp nhỏ bé, lạc hậu, độc canh. Đất nông nghiệp chiếm 50,35% diện tích đất tự nhiên. Trong đó:
+ Cây lương thực 1,2 triệu ha (14,0% diện tích đất nông nghiệp cả nước), sản lượng lương thực đạt 7,20 triệu tấn (16,65% cả nước); đất trồng lúa là 1,15 triệu ha (15,6% cả nước), sản lượng là 6,77 triệu tấn (17,5% cả nước). Cây hoa màu chỉ chiếm 5% chủ yếu là ngô (diện tích 91.600 ha, sản lượng 404,1 ngàn tấn), còn lại là khoai, sắn trên các vùng đất bãi ven sông hoặc vùng đất cao luân canh với các cây ngắn ngày khác.
+ Cây công nghiệp hàng năm nhiều nhất là đay (55,1%) và cói (41,28%) cả nước. Ngoài ra còn có đỗ tương, lạc, mía, thuốc lá, dâu tằm,.v.v.
+ ĐB sông Hồng có những vùng thâm canh, chuyên canh rau quả xuất khẩu lớn nhất cả nước trong vụ Đông-Xuân (đây là thế mạnh độc đáo của vùng với 3 tháng mùa đông lạnh), phân bố tập trung ở hầu hết các tỉnh trong vùng. Diện tích rau đậu các loại khoảng trên 80,0 vạn ha. Về chăn nuôi, đàn lợn gắn với vùng sản xuất lương thực .
nước ta, tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp hàng đầu cả nước. Những ngành quan trọng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP là công nghệ chế biến lương thực - thực phẩm (20,9%), công nghiệp nhẹ (dệt, may, da) 19,3%, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (17,9%), cơ khí (thiết bị máy móc, điện tử, điện) 15,6%, hóa chất - phân bón - cao su (8,1%). Sản phẩm công nghiệp cung cấp cho nhu cầu của vùng, cho các tỉnh phía Bắc và cả nước. Một số khu, cụm công nghiệp được hình thành có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc hay khu công nghệ cao Hòa Lạc - Xuân Mai.
Các KCN có quyết định thành lập ở ĐBSH nổi bật như:
- Hà Nội (KCN Đài Tư, KCN Sài Đồng B, KCN Daewoo-Hanel, KCN Bắc Thăng Long), Hà Tây (KCN Bắc Phù Cát).
- Hải Phòng (KCN Nomura, KCN Đình Vũ, KCN Hải Phòng 96). - Hải Dương (KCN Đại An và KCN Phúc Điền).
- Hưng Yên (KCN Phố Nối).
- Bắc Ninh (KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ). - Vĩnh Phúc (KCN Kim Hoa).
- Thái Bình (KCN Phúc Khánh).
- Các ngành dịch vụ, thương mại thực chất mới đang phát triển.
+ Về giao thông vận tải: Vùng có nhiều đầu mối quan trọng nối với các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Là cửa khẩu quốc tế hàng đầu của cả nước (sân bay Nội Bài, cảng biển Hải Phòng). Mật độ đường ô tô 1,18 km/km2 (cả nước là 0,55 km/km2), đường sắt 29 km/100 km2 (cả nước là 0,8 km/100 km2), đường sông có giá trị vận tải 2.046 km. Hàng hóa vận chuyển và luân chuyển (33,0 % và 36,01% cả nước); Hành khách vận chuyển và luân chuyển (32,15% và 17,10 % của cả nước). Là trung tâm thương mại lớn của cả nước, vùng đảm nhận phân phối hàng hóa cho các tỉnh phía Bắc và ven biển miền
Trung. Tổng mức bán lẻ chiếm 26% cả nước. Là trung tâm tài chính, ngân hàng, xuất - nhập khẩu, du lịch, thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ lớn của cả nước. Là vùng nổi trội hơn hẳn các vùng khác về dịch vụ bưu điện và kinh doanh tiền tế (tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, kho bạc, xổ số). Về dịch vụ bưu điện, thì trên 70% là cung cấp cho ngoài vùng.
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của vùng đang có sự chuyển dịch theo hưởng tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực nông nghiệp và công nghiệp.
3.1.2. Khái quát chung về FDI ở vùng đồng bằng sông Hồng 3.1.2.1. Thực trạng thu hút FDI tại vùng đồng bằng sông Hồng 3.1.2.1. Thực trạng thu hút FDI tại vùng đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng là vùng đã có chủ trương thu hút vốn FDI ngay từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành vào cuối năm 1987. Ngay trong năm 1988, vùng đã thu hút được 3 dự án với tổng vốn đầu tư là 1,78 tỷ USD. Tính từ năm 1988 đến hết tháng 5/2015, ĐBSH đã thu hút được 5.536 dự án với tổng vốn đầu tư là 66,078 tỷ USD, tổng vốn thực hiện là 20,49 tỷ USD.
Trong thời kỳ từ 1988 đến 2007, vùng BĐBSH đã thu hút được 2886 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 23,1 tỷ USD (chiếm 34,1% số dự án và 28,4% tổng vốn FDI cả nước). Bình quân mỗi năm có 241 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD. Trong giai đoạn 2009-2014, số dự án đầu tư được đăng ký mới vẫn ở mức cao là 1.645 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 33,02 tỷ USD. Như vậy, trong giai đoạn 2009-2014, bình quân mỗi năm có 274 dự án được cấp phép. Có thể thấy trong giai đoạn 2009-2014 đã có sự nhảy vọt nhanh chóng cả về số lượng các dự án được đăng ký mới cũng như tổng số vốn đầu tư khi so sánh với giai đoạn 1988 - 2007.
Tuy nhiên, nhịp độ đầu tư nước ngoài vào khu vực ĐBSH không đồng đều qua các năm. Giai đoạn 1996 – 2000 chỉ có 555 dự án tuy nhiên tổng vốn đăng ký lên tới 7,5 tỷ USD, do giai đoạn này có 1 dự án rất lớn được cấp phép
của Công ty TNHH phát triển khu phố mới Nam Thăng Long với tổng vốn đầu tư lên tới 2,1 tỷ USD. Giai đoạn 2001-2005 số dự án được cấp phép đã tăng hơn hai lần so với giai đoạn trước với số dự án là 1209 dự án, tuy nhiên tổng vốn đăng ký giảm hơn với 5,26 tỷ USD. Bắt đầu sang năm 2006 xu hướng đã thể hiện xu hướng phục hồi khá rõ rệt trong thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực, trong vòng 2 năm 2006, 2007 đã có 1122 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư 10,4 tỷ USD (bằng 92,8% số dự án và tăng 97,3% tổng vốn đầu tư đăng ký so với giai đoạn 2001 – 2005). Trong giai đoạn 2009-2014 chứng kiến bước nhảy vọt về số lượng các dự án được đăng ký mới với 1450 dự án mới.
* So sánh tình hình thu hút FDI của vùng ĐBSH với các vùng khác trong cả nước:
Bảng 3.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo vùng kinh tế
STT Vùng Số dự án
Tổng vốn đầu tư đăng ký (tỷ
USD)
1 Đồng bằng sông Hồng 5536 66,078
2 Trung du và miền núi phía Bắc 442 7,856
3 Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung 972 52,482
4 Tây Nguyên 137 0,785
5 Đông Nam Bộ 8962 102,973
6 Đồng bằng sông Cửu Long 838 11,136
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, luỹ kế các dự án có hiệu lực đến hết năm 2014 thì vùng ĐBSH đứng thứ 2 trong cả nước về số lượng các dự án FDI với số lượng là 5.536 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 66,078 tỷ USD, xếp sau khu vực Đông Nam Bộ (8962 dự án FDI, 102, 973 tỷ USD), gấp hơn 10 lần so với vùng trung du và miền núi phía Bắc (442 dự án, 7,856 tỷ USD) và gấp hơn 33 lần so với khu vực thấp nhất cả nước là vùng Tây Nguyên (137 dự án, 0,78 tỷ USD). Qua đó, có thể thấy vùng ĐBSH là vùng có vị trí quan trọng chiến lược trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài do vùng này có nhiều lợi thế hơn về vị trí địa lý, nguồn lao động, cơ sở vật chất... so với nhiều vùng còn khó khăn trên cả nước như vùng trung du và miền núi phía Bắc hay như vùng Tây Nguyên.
3.1.2.2. Cơ cấu của FDI tại vùng đồng bằng sông Hồng
Cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh vực kinh doanh
Đầu tư nước ngoài vào vùng ĐBSH tập trung hầu hết trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Trong giai đoạn 1996 - 2007, trong đó lĩnh vực công nghiệp và xây dựng dẫn đầu với 1896 dự án, tổng vốn đầu tư là 11,48 tỷ USD (chiếm 65,7% số dự án và 49,6% tổng vốn đăng ký). Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ với 816 dự án, tổng vốn đầu tư là 11,2 tỷ USD (chiếm 28,3% số dự án và 48,6% tổng vốn đăng ký), vốn đầu tư trong lĩnh vực này phần lớn tập trung vào các dự án bất động sản, khách sạn – du lịch, chiếm tới 63,5%. Còn lại là các dự án trong lĩnh vực Nông, lâm nghiệp với tỷ lệ rất nhỏ, chỉ có 174 dự án, tổng vốn đầu tư 414,9 triệu USD (chiếm 6% số dự án và 1,8% vốn đầu tư).
Nông, lâm nghiệp
2% Dịch vụ
49%
Công nghiệp & Xây dựng
49%
Hình 3.1: Cơ cấu FDI theo ngành giai đoạn 1996-2007
Trong giai đoạn 2009 - 2014, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng dẫn đầu với 1183 dự án, tổng vốn đầu tư là 15,264 tỷ USD (chiếm 56,04% số dự án và 79,3% tổng vốn đăng ký). Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ với 923 dự án, tổng vốn đầu tư là 3,96 tỷ USD (chiếm 43.72% số dự án và 20,6% tổng vốn đăng ký), vốn đầu tư trong lĩnh vực này phần lớn tập trung vào các dự án bất động sản, khách sạn – du lịch, chiếm tới 63,5%. Còn lại là các dự án trong lĩnh vực Nông, lâm nghiệp với tỷ lệ rất nhỏ, chỉ có 5 dự án, tổng vốn đầu tư 12,5 triệu USD (chiếm 0.24% số dự án và 0.06% vốn đầu tư).
Có thể thấy, trong giai đoạn 2009 - 2014 đã có sự chuyển hướng của nguồn vốn FDI từ lĩnh vực nông nghiệp sang 2 lĩnh vực còn lại là công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, đi ngược lại xu hướng chung hiện nay, tại vùng ĐBSH đang chứng kiến tốc độ tăng nhanh chóng vốn FDI vào khu vực công nghiệp - xây dựng, trong khi đó khu vực dịch vụ lại có sự giảm đầu tư của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khi so sánh với giai đoạn 1996 - 2007.
Bảng 3.2: Cơ cấu FDI theo lĩnh vực kinh doanh giai đoạn 2009-2014 TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 CN chế biến,chế tạo 786 9669147149 2925783458 2 SX,ppđiện,khí,nước,đ.hòa 21 4420143238 997412006 3 Cấp nước;xử lý chất thải 11 1171115770 262559990 4 Xây dựng 372 1147614600 392201588
5 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 269 650530611 408054625
6 KD bất động sản 36 571564319 207721592
7 Thông tin và truyền thông 137 537638774 107543554
8 Dvụ lưu trú và ăn uống 54 297746727 152041464
9 Giáo dục và đào tạo 30 209630085 44086944
10 HĐ chuyên môn, KHCN 298 200389479 109687566
11 Y tế và trợ giúp XH 8 180715000 42615000
12 Dịch vụ khác 30 60426389 20328510
13 Vận tải kho bãi 27 52260990 24832613
14 Khai khoáng 4 27519386 15849386
15 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 6 16414474 16234474
16 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 5 12510000 8260000
17 Hành chính và dvụ hỗ trợ 10 10345773 4135773
18 Nghệ thuật và giải trí 7 5155000 2110000
Nguồn: Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê - Bộ Kế hoạch&Đầu tư
Bảng 3.3: Cơ cấu FDI phân chia theo ngành trong giai đoạn 2009-2014
STT Lĩnh vực Số dự án Tổng vốn đầu
tư (tỷ USD)
1 Công nghiệp và xây dựng 1183 15,264
2 Nông nghiệp, lâm nghiệp 5 0,013
3 Dịch vụ 923 3,964
Nguồn: Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê - Bộ Kế hoạch&Đầu tư
Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư
Trong thời kỳ này đã có 59 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào khu vực ĐBSH, trong đó phần lớn đến từ các nước đến từ Châu Á; còn lại là
các nước khác. 5 nhà đầu tư lớn nhất vào khu vực ĐBSH là Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Hà Lan, Malaysia.
Bảng 3.4: Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư giai đoạn 2009-2014
TT Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu tư
(USD) 1 Nhật Bản 455 5066592867 2 Hồng Kông 65 3313236684 3 Hàn Quốc 759 3154133226 4 Hà Lan 19 2236222183 5 Malaysia 38 1243075838 6 Singapore 121 913421488 7 Trung Quốc 182 648679146 8 Thái Lan 30 431959453 9 Síp 2 376050000 10 Đài Loan 83 368313278 11 Các quốc gia khác: 49 quốc
gia 357 1489183601
Nguồn: Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê - Bộ Kế hoạch&Đầu tư
Cơ cấu FDI theo địa phương trong vùng
Trong giai đoạn 2009 - 2014, các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi là những địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI vùng ĐBSH. Trong số 11 địa phương vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội là địa phương dẫn đầu trong thu hút ĐTNN với 1319 dự án và tổng vốn đăng ký là 3,06 tỷ USD (chiếm 62,48% số dự án và 20,1% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là Bắc Ninh với 287 dự án, tổng vốn đầu tư là 2,02 tỷ USD (chiếm 13,6% số dự án và 10,5% vốn đầu tư). Hải Phòng mặc dù là địa phương đứng thứ 3 về số lượng các dự án đầu tư (123 dự án, chiếm 5,83% số dự án) nhưng đây là địa phương xếp thứ 1 về tổng số vốn đầu tư (4,4 tỷ USD, chiếm 22,87% tổng vốn đầu tư toàn khu vực).
Bảng 3.5: Cơ cấu FDI theo địa phương trong vùng ĐBSH
TT Địa Phương Số dự án Tổng vốn đầu
tư (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 Hải Phòng 123 4441284766 1240164115 2 Hà Nội 1319 3906138789 1447303537 3 Hải Dương 80 3342051986 757701786 4 Quảng Ninh 26 2971302044 800596500