Tình hình biến động của các khoản phải thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt (Trang 57 - 59)

Đơn vị tính: Đồng Chênh 2009/2008 Tỷ lệ Chênh 2010/2009 Tỷ lệ Chênh 2011/2010 Tỷ lệ III. Các khoản phải thu 160.651.305.297 13 71.957.772.280 5 428.668.234.268 29 1. Phải thu của khách hàng 177.789.567.772 16 189.571.087.327 15 470.443.173.980 32 2. Trả trước cho người bán. -28.963.100 -1 786.002.900 16 -11.486.500 0 3. Thuế giá trị gia tăng được

khấu trừ 0 0 8.041.409 0 351.673.180 4373

4. Phải thu các bên liên quan 10.553.065 0 -127.273.698.086 -90 -209.239.284 -2 5. Các khoản phải thu khác -359.833.345 -1 26.640.811.268 65 -7.043.470.143 -10 6. Dự phòng các khoản phải

thu khó đòi -16.760.019.095 78 -17.774.472.538 46 -34.862.416.965 62

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán - Tổng Công ty Bảo Hiểm Bảo Việt)

Nhìn qua bảng 2.5 cho thấy rằng các khoản phải thu của Công ty tăng rất lớn trong năm 2009 nhưng lại giảm mạnh trong năm 2010. Đây là dấu hiệu rất tốt vì Công ty đã làm rất tốt công tác thu hồi nợ trong năm 2010 góp phần làm giảm tình trạng ứ đọng vốn, giảm được chi phí trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên sang năm 2011 thì lại tăng mạnh trở lại do ảnh hưởng chung của thị trường tiền tệ trong nước việc thu hồi vốn gặp khó khăn. Đặc biệt trong đó là khoản trả trước cho người bán năm 2010 tăng 16% nhưng năm 2011 đã giữ nguyên mức không thay đổi (0%) đã giúp cho Công ty tiết kiệm được vốn để sử dụng vào mục đích kinh doanh của Công ty, giảm được chi phí lãi vay trong trường hợp phải đi vay thanh toán cho khách hàng.

Bên cạnh đó khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác của Công ty cũng có xu hướng giảm, đây là một dấu hiệu tốt trong công tác quản lý thu hồi công nợ của Công ty, nó giúp cho Công ty sớm thu hồi được nợ góp phần làm cho tình hình tài chính của Công ty lành mạnh và tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh.

Nhìn qua bảng 2.6 ta thấy các khoản phải trả của Công ty Bảo Hiểm Bảo Việt tăng đều qua các năm, từ năm 2008 đến năm 2009 các khoản phải trả là rất lớn với số tiền tăng là 568.377.195.096 đồng tương đương với tỷ lệ là 18,7%, nhưng đến năm 2009 và 2010 đã giảm xuống còn 553.068.261.061đồng tương đương với tỷ lệ

là 15,3%. Và sang năm 2010 và 2011 khoản phải trả chỉ còn 540.014.227.936 mức tăng chỉ còn13,0%. Điều này cho thế cơ chế chính sách công ty đề ra hoạt động hiệu quả. Các khoản phải trả có tăng nhưng mức tăng trưởng đều giảm so với năm trước. Đặc biệt khoản nợ dài hạn có mức giảm rất lớn bởi đã tăng mức vốn lên 500 tỷ vào năm 2010. Tuy nhiên so với các khoản phải thu thì các khoản phải trả bao giờ cũng lớn hơn qua các năm. Điều này cho thấy khoản nợ của Công ty vẫn lớn dần. Điều này không phải là xấu vì các khoản phải trả chiếm tỷ trọng lớn đều rơi vào các khoản dự phòng nghiệp vụ (chủ yếu là nghiệp vụ bồi thường bảo hiểm).

Xét tương quan có thể thấy Công ty đang chiếm dụng vốn nhưng điều này là hợp lý với mô hình kinh doanh của Tổng công ty. Nhưng nếu xét về lâu dài điều này là không thực sự tốt vì hiệu quả kinh doanh của Công ty sẽ bị ảnh hưởng vì luôn bị các khoản nợ và thiếu vốn chi phối. Do đó Công ty cần nhanh chóng củng cố chính sách tài trợ vốn từ nguồn khác đảm bảo hơn cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)