Đơn vị tính: Đồng NGUỒN VỐN Chênh 2009/2008 % Chênh 2010/2009 % Chênh 2011/2010 % Năm 2011 A. NỢ PHẢI TRẢ 568.377.195.096 18,65 553.068.261.061 15,30 540.014.227.936 12,95 4.708.852.529.702 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.818.667.177 0,57 536.917.416.881 52,61 -11.648.645.840 -0,75 1.545.801.484.986 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 574.195.862.273 14,14 1.089.985.677.942 23,51 528.365.582.096 9,23 6.254.654.014.688
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán - Tổng Công ty Bảo Hiểm Bảo Việt)
Qua bảng trên ta thấy rằng vốn chủ sở hữu của Công ty trong năm 2009 tăng 0,57% là tương đối thấp (gần như giữ nguyên). Tuy nhiên sang năm 2010 nguồn vốn tăng khá lớn 52,61% do có sự điều chỉnh nguồn vốn của tổng công ty lên hơn 500.000.000.000 Đồng. Sang năm 2011 có sự điều chỉnh giảm nhẹ 0,75% do ảnh hưởng chung của toàn bộ thị trường. Trong khi đó nợ phải trả trong năm 2009 tăng 18,65%, tuy nhiên trong năm 2010 tốc độ tăng đã giảm chỉ còn tăng 15,3% và sang năm 2011 tốc độ tăng chỉ còn 12,95%. Khoản nợ phải trả chủ yếu tập trung vào các khoản tăng của quỹ dự phòng nghiệp vụ (dự phòng phí chưa thu hồi; dự phòng bồi thường; dự phòng dao động lớn). Về tổng cơ cấu nguồn vốn qua các năm có sự biến động ổn định 14,14 vào năm 2009; 23,51% vào năm 2010 và 9,23% vào năm 2011; Điều này cho thấy trong các năm Công ty đã giữ mức đầu tư quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh có lộ trình từ nguồn vốn vay, điều này đã làm cho nợ phải trả giảm dần đều, và đây là tín hiệu tốt vì công ty cũng vẫn đang mở rộng quy mô sản xuất nhưng với tốc độ tăng trưởng giảm dần và có nguồn thu từ các dịch vụ kinh doanh và dự án đầu tư để trả nợ vay.
2.2.2. Phân tích nguồn vốn kinh doanh và tình hình sử dụng nguồn vốn kinh doanh doanh
Cùng với việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty, cần phải đi sâu vào phân tích tình hình huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn để thấy được điểm mạnh cũng như những khó khăn về nguồn vốn của Công ty.
2.2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh
Qua bảng 2.3 ta thấy rằng Tổng nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng qua các năm, tỷ trọng của nợ phải trả và của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng tăng qua các năm nhưng không liên tục.
Xét về tỷ trọng của các khoản nợ phải trả của Công ty ta thấy Công ty có tỷ lệ nợ ngắn hạn cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ dài hạn, điều này có nghĩa là Công ty luôn phải chịu áp lực lớn trong việc thanh toán các khoản nợ. Đặc biệt quỹ dự phòng rủi ro chiếm tỷ trọng lớn bởi yêu cầu nghiệp vụ đòi hỏi sẵn sàng thanh toán khi có yêu cầu bồi thường phát sinh, việc đảm bảo quỹ dự phòng lớn nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh cũng như khả năng thanh toán cho toàn bộ các dịch vụ.
Bên cạnh đó tỷ lệ của các khoản nợ phải trả so với tổng nguồn vốn của Công ty cũng là rất lớn cụ thể năm 2009 là 79,99%, năm 2010 là 72,8% và năm 2011 là 75,29% và có xu hướng tăng dần đều qua các năm và tập trung chủ yếu vào quỹ dự phòng nghiệp vụ như đã đề cập nên về khía cạnh kinh doanh công ty được đảm bảo tốt. Cơ cấu trên là hợp lý đối với đặc thù của công ty bảo hiểm tuy nhiên công ty cần phải có chính sách điều chỉnh nâng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng khoản nợ ngắn hạn hơn nữa để tránh rủi ro về mặt tài chính. Đặc biệt công ty có kế hoạch phải tăng vốn chủ sở hữu để tránh phụ thuộc tài chính (khoản đầu tư của công ty mẹ)
Bảng 2.3. Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn qua các năm Đơn vị tính: Đồng Đơn vị tính: Đồng NGUỒN VỐN Năm 2009 Tỷ trọng % Năm 2010 Tỷ trọng % Năm 2011 Tỷ trọng % A. NỢ PHẢI TRẢ 3.615.770.040.705 77,99% 4.168.838.301.766 72,80% 4.708.852.529.702 75,29% I. Nợ ngắn hạn 950.841.058.541 20,51% 1.053.919.973.079 18,40% 1.235.694.968.760 19,76% II. Nợ dài hạn 7.987.725.906 0,17% 11.763.099.667 0,21% 5.302.615.646 0,08% III. Các khoản dự phòng nghiệp vụ 2.656.941.256.258 57,31% 3.103.155.229.020 54,19% 3.467.854.945.296 55,44% B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.020.532.713.945 22,01% 1.557.450.130.826 27,20% 1.545.801.484.986 24,71% I. Vốn chủ sở hữu 1.020.532.713.945 22,01% 1.557.450.130.826 27,20% 1.545.801.484.986 24,71% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 4.636.302.754.650 100,00% 5.726.288.432.592 100,00% 6.254.654.014.688 100,00%
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán - Tổng Công ty Bảo Hiểm Bảo Việt)
2.2.2.2. Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn
Trước tiên ta đi phân tích mức độ đảm bảo vốn lưu động (VLĐ) của Công ty: Vốn lưu động = Tổng tài sản ngắn hạn - Tổng nợ ngắn hạn
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Tổng tài sản ngắn hạn (không có tiền mặt) – Tổng nợ ngắn hạn