Xác định mức độ đảm bảo về vốn lưu động thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt (Trang 55 - 57)

Đơn vị tính: Đồng

TÀI SẢN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.702.069.136.845 2.252.540.829.378 3.205.659.675.855 3.560.711.075.566 Nợ ngắn hạn 904.861.875.146 950.841.058.541 1.053.919.973.079 1.235.694.968.760 Vốn lưu động (1) 797.207.261.699 1.301.699.770.837 2.151.739.702.776 2.325.016.106.806 Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 345.420.466.667 703.864.000.000 1.585.700.800.000 1.478.300.000.000 Các khoản phải thu 1.248.793.585.529 1.409.444.890.826 1.481.402.663.106 1.910.070.897.374

Hàng tồn kho 9.552.444.435 9.160.988.407 9.705.928.199 11.808.431.224

Tài sản ngắn hạn khác 20.457.658.164 25.612.640.310 42.451.526.166 45.130.270.101 Nhu cầu vốn lưu động

thường xuyên (2) 719.362.279.649 1.197.241.461.002 2.065.340.944.392 2.209.614.629.939 Chênh (1)/(2) 77.844.982.050 104.458.309.835 86.398.758.384 115.401.476.867

Qua bảng trên trên cho ta thấy rằng Công ty luôn có dòng vốn lưu động thường xuyên là dương và lớn hơn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Điều này cho thấy Công ty có sự ổn định, an toàn về vốn và có khả năng thanh toán tức thời khi phát sinh yêu cầu nghiệp vụ. Khả năng thanh toán tức thời cao nên công ty luôn đáp ứng tốt các khiếu nại, yêu cầu bồi thường của khách hàng. Điều này cho phép tăng mức độ hài lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ của Tổng Công ty. Tổng hợp lại cho thấy Tổng công ty có một nền tài chính mạnh, đáp ứng linh hoạt các nhu cầu kinh doanh phát sinh.

Về nhu cầu vốn lưu động thương xuyên của Công ty cũng luôn dương (>0) tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu luôn lớn hơn nợ ngắn hạn. Như vậy Công ty luôn chịu áp lực về việc bố trí vốn lưu động thường xuyên, vì đặc thù của ngành bảo hiểm là không có sản phẩm tồn kho và hàng hoá bán thường thu được tiền ngay, toàn bộ hàng tồn kho của Công ty là vật tư địện để phục vụ công tác sửa chữa và đầu tư trang thiết bị phục vụ quá trình kinh doanh chứ không phải là hàng hoá tồn kho. Chính vì vậy mà Công ty luôn tìm nguồn để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động thường xuyên khi xảy ra hay là điều chỉnh giảm các khoản phải thu để bù đắp cho sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động của Công ty.

2.2.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 2.2.3.1. Phân tích tình hình thanh toán 2.2.3.1. Phân tích tình hình thanh toán

Phân tích tình hình thanh toán là xem xét các khoản nợ phải thu, khoản nợ phải trả và so sánh tổng số của chúng nhằm xác định xem Công ty đang đi chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng vốn. Đồng thời ta cũng thấy được thực trạng, xu hướng biến động cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)