Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của công ty phân bón và hóa chất dầu khí (Trang 78 - 95)

a. Kiến nghị đối với doanh nghiệp

Công ty phải tăng cường hơn nữa việc đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất và để đảm bảo cho việc đầu tư có hiệu quả, công ty phải giao cho các đơn vị , phân xưởng trực thuộc lập kế hoạch và xác định rõ nhu cầu đầu tư của cơ sở mình để có trình tự ưu tiên đầu tư hợp lý, tránh việc xây dựng, mua sắm tài sản nhưng chưa sử dụng đến để phát sinh hao mòn hữu hình lẫn vô hình. Đồng thời, trước khi quyết định đầu tư cần phải thiết lập dự án nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả của nó để có sự lựa chọn đúng đắn, ít rủi ro, đặc biệt đối với các tài sản có giá trị lớn và những công trình xây dựng.

Về công nghệ thông tin: Hoàn chỉnh hệ thống phần mềm phục vụ quản lý và sản xuất như phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp, phần mềm bản quyền, tính toán công nghệ, xây dựng thư viện điện tử, kiến thức an toàn, …

Triệt để việc sử dụng diện tích, nhà cửa, vật kiến trúc, kho bãi, phương tiện vận chuyển hiện có, chẳng hạn như trong thời gian trái vụ sản xuất không nhiều, công ty có thể tận dụng cho những mục đích khác như là cho thuê.

Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các phân xưởng trong từng đơn vị trực thuộc nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất của từng đơn vị để đảm bảo tài sản được sử dụng tốt và hiệu quả hơn.

Công ty cũng như các đơn vị nên thường xuyên kiểm tra đánh giá lại giá trị tài sản cố định để có biện pháp thích hợp như là phát hiện những hư hỏng để kịp thời sửa chữa, tiến hành thanh lý những tài sản không sử dụng, hết khấu hao để giải phóng vốn.

Các phân xưởng sản xuất cần nắm rõ kế hoạch sản xuất trong từng giai đoạn để có kế hoạch dự trưc nguyên vật liệu, thành phẩm hợp lý. Đối với thủ kho phải thường xuyên kiểm tra kho và lượng, chất lượng, bảo quản từng lô hàng, tổ chức vệ sinh kho hàng, theo dõi chặt chẽ điều kiện đảm bảo của hàng hóa, tránh hao hụt, mất mát.

Ổn định, hoàn thiện bộ máy tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con. Phát huy tối đa nguồn lực của các công ty con.

Để đảm bảo sự cân đối giữa nguồn vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng, công ty cần gia tăng chiếm dụng hợp lý nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán bằng cách: bộ phận mua hàng cần tích cực tìm kiếm và thỏa thuận với những nhà cung ứng để được hưởng chính sách trả chậm.

Công ty ngày càng phát triển và lớn mạnh đòi hỏi phải có một đội ngũ quản lý và nhân viên vững vàng về chuyên môn, do đó công ty nên tạo điều kiện cho các nhân viên nâng cao trình độ nghiệp vụ. Mặt khác, chính sách tuyển dụng cần được xem trọng vì trong thời gian tới công ty tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động nhằm động viên khuyến khích người lao động hăng say trong công tác.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng của công ty, phù hợp với văn hóa dầu khí.

Công ty cần xác định hạn mức tiền mặt cho phù hợp với điều kiện kinh doanh, tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi những cũng không nên để xảy ra tình trạng thiếu tiền mặt tạm thời.

Khả năng kiểm soát chi phí của công ty chưa cao, công ty cần mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp, giảm các chi phí mua hàng bằng cách mua hàng với giá cả hợp lý, giảm các chi phí dịch vụ mua ngoài. Hàng tháng công ty nên đặt ra các định mức sử dụng văn phòng phẩm, nâng cao ý thức của cán bộ, công nhân viên trong việc sử dụng các tài sản của công ty.

Hàng năm công ty cần lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể để sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất. Việc tiến hành phân tích tài chính, nghiên cứu thị trường nên được đưa thêm vào khung chương trình của ban lãnh đạo công ty nhắm sớm nhận biết những mặt yếu kém và những rủi ro công ty có thể gặp phải để tìm ra giải pháp tối ưu giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.

Áp dụng nghiêm chỉnh các yêu cầu pháp luật về môi trường, an toàn, sức khỏe, đặt mục tiêu an toàn cho sức khỏe của người lao động và cộng đồng xã hội lên hàng đầu.

Duy trì sản xuất kinh doanh, đầu tư đa dạng hóa sản phẩm trên nguyên tắc tuân thủ các quy định về môi trường do luật pháp quy định.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các nhà máy sản xuất, đảm bảo xử lý chất thải theo đúng quy định, chỉ tiêu đăng ký.

Xây dựng chương trình hành động, kế hoạch bảo hệ lao động và các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong toàn công ty.

Giám sát, kiểm tra và lập kế hoạch đánh giá nội bộ định kỳ nhằm duy trì hệ thống quản lý chất lượng, sức khỏe, an toàn và môi trường.

Bám sát các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, các giải pháp đã đề ra và có những chỉ đạo phù hợp với từng giai đoạn, từng thị trường. Nghiên cứu điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng đón đầu được thị trường. Mở rộng phạm vi kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với thời kỳ hội nhập mới, đồng thời tạo ra chỗ đứng vững chắc cho công ty trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế.

Tích cực tham gia hoạt động cộng đồng và sử dụng có hiệu quả quỹ an sinh xã hội. Tăng cường quan hệ hợp tác báo chí – truyền thông, trao đổi thông tin thường xuyên và kịp thời với các cơ quan báo chí.

Tăng cường việc xây dựng hệ thống phân phối, bán hàng đến tay người tiêu dùng, củng cố hệ thống chăm sóc người tiêu dùng, hướng dẫn sử dụng phân bón có hiệu quả nhằm tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường.

Lập kế hoạch hành động cụ thể và thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong toàn công ty trên cơ sở chương trình hành động đã đề ra. Thường xuyên tổng kết, đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình mới.

b. Kiến nghị đối với Nhà nước

Hiện nay công ty đang có những dự án mở rộng rất lớn, Nhà nước có thể xem xét cấp – cho vay bổ sung vốn cho công ty để đảm bảo công ty có thể hoàn thành dự án đầu tư đúng tiến độ kế hoạch.

Chính sách của Đảng và Nhà nước là đầu tư và nắm giữ các doanh nghiệp có liên quan đến an ninh quốc gia, các doanh nghiệp công ích, … Tuy nhiên, nước ta vẫn là nước đang phát triển, ngành nông nghiệp vẫn là chủ đạo, vì vậy Nhà nước nên đầu tư gián tiếp cho công ty thông qua việc cấp tín dụng, mở rộng tín dụng dài hạn là phù hợp, để công ty có thêm khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh để nhằm sinh lợi. Mặt khác thông qua các chính sách về thuế khóa, Nhà nước cũng có thể đầu tư cho công ty bằng cách giảm thuế.

KẾT LUẬN

Phân tích tình hình tài chính đã dần phát triển, là cơ sở cho các nhà quản trị tài chính trong việc đưa ra các quyết định tài chính. Nhưng tại các nước phát triển, các ngành đều xây dựng số trung bình ngành nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp chính xác và toàn diện. Trong khi đó, việc phân tích tình hình tài chính ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các ngành chưa có số liệu trung bình, tiêu chí phân ngành chưa rõ ràng. Mặc dù đã có nhiều báo cáo tài chính đã qua kiểm toán và công khai nhưng cũng không tách bạch rõ ràng các khoản chi phí, hầu như những con số đều được làm đẹp cho hình ảnh của công ty trước các nhà đầu tư. Và việc phân tích tình hình tài chính ở đây, vì nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn mang tính chất đối phó hơn là tìm kiếm thông tin chính xác. Do đó, nó còn gặp rất nhiều khó khăn và thường chỉ có giá trị tham khảo hơn là phản ánh đúng thực trạng.

Công ty phân đạm và hóa chất dầu khí đã nâng quy mô sản xuất kinh doanh lên để đạt được hiệu quả hoạt động ngày càng cao, nguồn lực về tài chính cũng như về nguồn nhân lực ngày càng mạnh mẽ. Qua quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy công ty đã đảm nhiệm khá tốt vai trò của mình trong nền kinh tế của đất nước hiện nay. Thông qua những nhận định cá nhân, tôi đã dùng những kiến thức được học tại Nhà trường để phân tích hình hình tài chính của công ty.

Để hoàn thành được luận văn này, tôi chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Bùi Thiên Sơn, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy – Cô giáo, bạn bè và độc giả để luận văn được tiếp tục

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội. 2. Công ty phân bón và hóa chất dầu khí (2010), Báo cáo tài chính.

3. Công ty phân bón và hóa chất dầu khí (2011), Báo cáo tài chính. 4. Lê Thị Xuân (2006), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb

Thống kê, Hà Nội.

5. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình trình tài chính doanh nghiệp, Nxb

Thống kê, Hà Nội.

6. Nguyễn Hải Sản (1996), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

7. Nguyễn Minh Kiều (2010), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nxb Thống

kê, Hà Nội.

8. Nguyển Tấn Bình (2004), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Thống

kê, Hà Nội.

9. Nguyễn Thế Hùng, Trần Đức Vui (2001), Tập bài giảng quản trị tài chính

doanh nghiệp, Trường ĐH Kinh Tế - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Minh Tâm (2003), Giáo trình nguyên lý kế toán, Nxb ĐH

Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Công (2005), Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc,

kiểm tra, phân tích Báo cáo tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.

Website

PHỤ LỤC

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010

MẪU B01-DN/HN

Đơn vị: Đồng

TÀI SẢN Mã Thuyết 31/12/2010 31/12/2009

số minh

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 4.825.585.314.646 3.866.941.356.360

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 5 3.748.457.003.885 2.906.125.166.959

1. Tiền 111 241.082.663.003 170.207.749.959

2. Các khoản tương đương tiền 112 3.507.374.340.882 2.375.917.417.000

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 58.500.000.000 115.000.000.000

1. Đầu tư ngắn hạn 121 6 58.500.000.000 115.000.000.000

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 249.941.896.115 191.371.460.791

1. Phải thu của khách hàng 131 81.200.353.415 41.335.062.795

2. Trả trước cho người bán 132 105.082.543.350 83.320.019.604

3. Phải thu theo tiến độ KH hợp đồng xd 134 1.097.519.533 0

4. Các khoản phải thu khác 135 71.898.321.766 66.838.424.756

5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 (9.336.841.949) (122.046.364)

IV. Hàng tồn kho 140 7 671.348.990.597 569.253.465.178

1. Hàng tồn kho 141 674.774.862.030 569.253.465.178

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 (3.425.871.433) 0

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 97.337.424.049 85.191.263.432

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 11.434.197.470 6.202.490.267

2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 69.575.598.716 50.576.158.960

3. Các khoản khác phải thu Nhà nước 154 0 128.316.487

4. Tài sản ngắn hạn khác 158 16.327.627.863 28.284.297.718

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 2.592.991.072.194 2.484.260.740.715

I. Tài sản cố định 220 1.719.011.531.824 1.723.752.796.976

1. Tài sản cố định hữu hình 221 8 899.119.226.532 933.331.955.781

- Nguyên giá 222 6.304.085.138.466 5.674.037.648.308

- Giá trị hao mòn lũy kế 223 (5.404.965.911.934) (4.740.705.792.527)

- Giá trị hao mòn lũy kế 229 (171.876.596.057) (149.142.662.339)

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 10 723.824.693.111 704.975.296.979

II. Bất động sản đầu tư 240 174.124.237.914 0

- Nguyên giá 241 174.808.376.037 0

- Giá trị hao mòn lũy kế 242 (684.138.123) 0

III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 370.702.872.939 453.146.885.327

1. Đầu tư vào công ty liên kết 252 12 27.111.515.018 33.651.833.567

2. Đầu tư dài hạn khác 258 13 343.591.357.921 419.495.051.760

IV. Tài sản dài hạn khác 260 329.152.429.517 307.361.058.412

1. Chi phí trả trước dài hạn 261 14 312.947.856.747 303.975.507.545

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 15.310.889.844 2.424.578.256

3. Tài sản dài hạn khác 268 893.682.926 960.972.611 TỔNG TÀI SẢN 270 7.418.576.386.840 6.351.202.097.075 NGUỒN VỐN 31/12/2010 31/12/2009 A - NỢ PHẢI TRẢ 300 1.188.354.989.107 841.824.089.770 I. Nợ ngắn hạn 310 924.057.613.623 606.701.607.807 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 15 85.620.583.998 28.046.846.375

2. Phải trả cho người bán 312 416.918.064.870 212.392.865.643

3. Người mua trả tiền trước 313 50.107.014.681 35.340.727.884

4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 16 82.058.550.255 119.207.426.978

5. Phải trả người lao động 315 52.998.893.642 41.033.955.112

6. Chi phí phải trả 316 17 187.269.781.984 102.120.131.696

7. Phải trả nội bộ 317 6.897.966.116 5.842.233.321

8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 18 15.465.930.518 15.216.596.433

9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 26.720.827.559 47.500.824.365

II. Nợ dài hạn 330 264.297.375.484 235.122.481.963

1. Phải trả dài hạn khác 333 1.754.838.195 1.302.414.109

2. Vay và nợ dài hạn 334 19 246.087.577.105 216.974.174.175

3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 10.289.578.433 10.424.216.360

4. Doanh thu chưa thực hiện 338 6.045.381.751 6.421.677.319

5. Quỹ khoa học và phát triển công nghệ 339 120.000.000 0

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 6.193.758.946.548 5.487.903.530.694

1. Vốn điều lệ 411 3.800.000.000.000 3.800.000.000.000

2. Vốn khác của chủ sở hữu 413 257.121.998 209.233.309

3. Cổ phiếu quỹ 414 (83.277.130.727) (43.296.089.299)

4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 (3.530.148.052) (1.915.614.125)

5. Quỹ đầu tư phát triển 417 849.893.623.484 302.757.044.494

6. Quỹ dự phòng tài chính 418 341.712.214.455 201.745.548.833

7. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 342.595.703 229.923.506

8. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 1.288.360.669.597 1.228.173.483.976

C-LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 439 21 36.462.451.185 21.474.476.611

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT

Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2010

MẪU B02-DN/HN

Đơn vị: Đồng

CHỈ TIÊU Mã Thuyết Năm 2010 Năm 2009 số minh

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 6.648.640.613.834 6.673.931.326.245 2. Các khoản giảm trừ 02 29.856.615.416 43.870.483.498 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 22 6.618.783.998.418 6.630.060.842.747 4. Giá vốn hàng bán 11 22 4.236.094.827.903 4.644.816.371.488 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 2.382.689.170.515 1.985.244.471.259 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 23 343.091.652.535 181.197.706.742 7. Chi phí hoạt động tài chính 22 23 81.034.462.821 80.671.774.691

Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8.349.710.449 8.315.661.236

8. Chi phí bán hàng 24 331.845.387.469 293.839.472.451 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 409.858.160.584 285.306.226.584 10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 30 1.903.042.812.176 1.506.624.704.275 11. Thu nhập khác 31 36.976.544.576 19.592.149.261 12. Chi phí khác 32 23.189.419.751 9.165.362.392 13. Lợi nhuận khác 40 13.787.124.825 10.426.786.869 14. Lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết 45 4.811.771.816 2.651.833.567 15. Lợi nhuận trước thuế 50 1.921.641.708.817 1.519.703.324.711 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 24 227.514.762.210 163.847.740.850 17. Thu nhập thuế thu nhập hoãn lại 52 12.742.158.051 4.571.701.620 18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 1.706.869.104.658 1.351.283.882.241 19. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số 61 21 3.693.114.240 2.979.759.801 20. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ 62 1.703.175.990.418 1.348.304.122.440 21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 25 4.499 3.557

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ HỢP NHẤT

Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2010

MẪU B03-DN/HN

Đơn vị: Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của công ty phân bón và hóa chất dầu khí (Trang 78 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)