2.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty phân bón và hóa
2.2.2. Phân tích tình hình tài chính công ty thông qua các hệ số tài chính
2.2.2.1. Phân tích các hệ số khả năng thanh toán
a. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thì
Bảng 2.10: Các hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và sự biến động
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (2010 - 2009) (2011 - 2010)
+/- % +/- %
Tiền và tương đương tiền 2.906.125.166.959 3.748.457.003.885 4.070.456.552.343 842.331.836.926 28,98 321.999.548.458 8,59 Đầu tư tài chính ngắn hạn 115.000.000.000 58.500.000.000 202.000.000.000 (56.500.000.000) (49,13) 143.500.000.000 245,30 Phải thu ngắn hạn 191.371.460.791 249.941.896.115 464.355.369.431 58.570.435.324 30,61 214.413.473.316 85,79 Hàng tồn kho 569.253.465.178 671.348.990.597 1.160.376.913.208 102.095.525.419 17,93 489.027.922.611 72,84 Tài sản ngắn hạn khác 85.191.263.432 97.337.424.049 143.876.854.822 12.146.160.617 14,26 46.539.430.773 47,81 Tổng tài sản ngắn hạn 3.866.941.356.360 4.825.585.314.646 6.041.065.689.804 958.643.958.286 24,79 1.215.480.375.158 25,19 Nợ ngắn hạn 606.701.607.807 924.057.613.623 864.476.078.937 317.356.005.816 52,31 (59.581.534.686) (6,45) Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 6,37 5,22 6,99 Hế số khả năng thanh toán nhanh 5,30 4,39 5,48 Hệ số khả năng thanh toán tức thì 4,98 4,12 4,94
Nhìn chung nhóm các hệ số thanh khoản ở cả ba năm đều rất cao. Cho thấy tình hình thanh toán và khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp là khá lớn. Năng lực cũng như chất lượng hoạt động tài chính của công ty tốt dần lên. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được đảm bảo hơn.
Cả ba hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn này ở cả ba năm đều lớn hơn 1 rất nhiều. Chứng tỏ tài sản đảm bảo cho nợ ngắn hạn là rất cao. Mặc dù đã loại trừ các yếu tố kém thanh khoản, tức là loại trừ hàng tồn kho ở hệ số khả năng thanh toán nhanh và loại trừ thêm các khoản phải thu ngắn hạn ở hệ số khả năng thanh toán tức thì, nhưng các hệ số này cũng không giảm đi nhiều.
Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 6,37 đồng tài sản ngắn hạn ở năm 2009; 5,22 đồng ở năm 2010 và năm 2011 tăng lên là 6,99 đồng. Nguyên nhân của sự tăng lên này do tổng tài sản ngắn hạn tăng lên.
Tài sản ngắn hạn năm 2010 tăng là do hầu hết các chỉ tiêu liên quan đều tăng, chỉ trừ có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm. Năm 2010 nợ ngắn hạn tăng với mức tăng nhiều hơn tổng tài sản ngắn hạn, vì vậy đã làm cho hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của năm 2010 giảm đi.
Năm 2011 tổng tài sản ngắn hạn tăng do tất cả các chỉ tiêu liên quan đều tăng nhưng nợ ngắn hạn lại giảm so với năm 2010, chính vì vậy đã làm cho hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của năm 2011 tăng lên.
Ở hệ số khả năng thanh toán nhanh, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 5,3 đồng tài sản ngắn hạn vào năm 2009; 4,39 đồng vào năm 2010 và năm 2011 là 5,48 đồng. Còn ở hệ số khả năng thanh toán tức thì, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 4,98 đồng tài sản ngắn hạn được đảm bảo vào năm 2009; năm 2010 là 4,12 đồng và năm 2011 là 4,94 đồng.
Bảng 2.11: Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chi phí lãi vay 8.315.661.236 8.349.710.449 27.900.441.399 Lợi nhuận trước thuế 1.519.703.324.711 1.921.641.708.817 3.510.239.845.794 Hệ số khả năng thanh
toán lãi tiền vay 183,75 231,14 126,81
“ Nguồn: BCTC công ty phân bón và hóa chất dầu khí năm 2010 và 2011”
Hệ số này nói lên rằng trong năm 2009 doanh nghiệp đã tạo ra lợi nhuận gấp 183,75 lần lãi phải trả về tiền vay; ở năm 2010 thì gấp 231,14 lần và năm 2011 là 126,81 lần. Hệ số này rất cao chứng tỏ rủi ro mất khả năng chi trả lãi tiền vay rất thấp.
Bảng 2.12: Biến động của hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay và nhân tố tác động
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
(2010 - 2009) (2011 - 2010)
+/- % +/- %
Chi phí lãi vay 34.049.213 0,41 19.550.730.950 234,15
Lợi nhuận trước thuế 401.938.384.106 26,45 1.588.598.136.977 82,67 Hệ số khả năng thanh
toán lãi tiền vay 47,39 25,79 (104,33) (45,14)
“ Nguồn: BCTC công ty phân bón và hóa chất dầu khí năm 2010 và 2011”
Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay ở cả ba năm đều rất cao, mặc dù năm 2011 có giảm nhưng đó vẫn là một hệ số khá tốt. Năm 2010 tốc độ tăng của chi phí lãi vay rất nhỏ nên đã làm cho hệ số khả năng thanh toán lãi
tiền vay tăng lên. Năm 2011 lợi nhuận trước thuế tăng với tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều so với mức tăng của chi phí lãi vay vì vậy đã làm cho hệ số này giảm đi, nhưng với hệ số như vậy thì tình hình đảm bảo tài chính của công ty vẫn là rất tốt.
2.2.2.2. Phân tích các hệ số đòn bẩy tài chính
a. Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu (Hệ số tự tài trợ)
Bảng 2.13: Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Trị số Tỷ trọng % Trị số Tỷ trọng % Trị số Tỷ trọng % Nợ phải trả 841.824.089.770 13,25 1.188.354.989.107 16,02 883.206.119.407 9,50 Nợ ngắn hạn 606.701.607.807 72,07 924.057.613.623 77,76 864.476.078.937 97,88 Nợ dài hạn 235.122.481.963 27,93 264.297.375.484 22,24 18.730.040.470 2,12 Vốn chủ sở hữu 5.487.903.530.694 86,41 6.193.758.946.548 83,49 8.227.079.406.507 88,51 Lợi ích của cổ đông thiểu số 21.474.476.611 0,34 36.462.451.185 0,49 184.877.102.076 1,99 TỔNG NGUỒN VỐN 6.351.202.097.075 100 7.418.576.386.840 100 9.295.162.627.990 100 Hệ số nợ 0,13 0,16 0,09 Hệ số VCSH 0,87 0,84 0,91
“ Nguồn: BCTC công ty phân bón và hóa chất dầu khí năm 2010 và 2011”
Hệ số nợ của doanh nghiệp năm 2010 tăng so với năm 2009 nhưng lại giảm vào năm 2011, và cũng có nghĩa là hệ số vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng lên và năm 2011 giảm đi. Hệ số nợ này tính đến thời điểm gần đây nhất thì nó đã chứng tỏ sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào người cho vay giảm đi, món
toàn và tự chủ về mặt tài chính. Hệ số nợ của công ty giảm làm cho các chủ nợ của doanh nghiệp yên tâm về các khoản nợ của mình hơn, nhưng nó lại là sự giảm sút về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty. Vì vậy cần xem xét lại công tác quản lý nợ phải trả và công tác đầu tư, phân bổ về vốn chủ sở hữu, xem việc giảm hệ số nợ này đối với công ty là hợp lý hay không, để sử dụng được đòn bẩy tài chính đạt được hiệu quả cao hơn.
b. Hệ số nợ dài hạn, tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn và tỷ suất đầu tư tài sản cố định
Bảng 2.14: Hệ số nợ dài hạn, tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn và tỷ suất đầu tư tài sản cố định
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tài sản dài hạn 2.484.260.740.715 2.592.991.072.194 3.254.096.938.186 Nợ dài hạn 235.122.481.963 264.297.375.484 18.730.040.470 Vốn chủ sở hữu 5.487.903.530.694 6.193.758.946.548 8.227.079.406.507 Tổng tài sản 6.351.202.097.075 7.418.576.386.840 9.295.162.627.990 Hệ số nợ dài hạn 0,0428 0,0427 0,0023 Tỷ suất tự tài trợ TSDH 2,2091 2,3887 2,5282
Tỷ suất đầu tư
TSCĐ 0,3911 0,3495 0,3501
“ Nguồn: BCTC công ty phân bón và hóa chất dầu khí năm 2010 và 2011”
Hệ số nợ dài hạn ở cả ba năm luôn lớn hơn không (0) cho thấy mức độ phụ thuộc và rủi ro tài chính của công ty thấp. Hơn nữa hệ số này giảm dần từ năm 2009 đến năm 2011, chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ giảm đi và giảm đi rất nhiều vào năm 2011, theo đó rủi ro của
doanh nghiệp cũng giảm. Điều này càng thể hiện khả năng tự chủ tài chính của công ty rất tốt và tăng theo thời gian.
Do mức chênh lệch cao giữa vốn chủ sở hữu và tài sản dài hạn nên tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn của cả ba năm đều lớn hơn 1 và thậm chí còn lớn hơn 2, chứng tỏ toàn bộ tài sản dài hạn đều được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu, công ty có khả năng tài chính vững vàng. Mặc dù ở cả ba năm, tài sản dài hạn đều tăng nhưng mức tăng lại nhỏ hơn so với mức tăng của vốn chủ sở hữu, vì vậy tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn tăng dần lên.
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định ở cả ba năm đều nhỏ (nhỏ hơn 0,4) chứng tỏ doanh nghiệp phân bổ vốn vào tài sản cố định thấp hơn lượng vốn bỏ vào tài sản ngắn hạn. Mặc dù tài sản cố định tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng này nhỏ so với tốc độ tăng của tổng tài sản, điều này đã làm cho tỷ suất đầu tư tài sản cố định giảm đi một chút. Mặc dù là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là sản xuất, bên cạnh vốn đầu tư dành cho cơ sở vật chất dài hạn để phục vụ lâu dài cho sản xuất, doanh nghiệp đã tham gia đầu tư vào nhiều hoạt động kinh doanh, không ngừng sử dụng vốn có của mình để cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng, kinh doanh khác vay để nhằm mục đích kiếm lời, chứng tỏ doanh nghiệp đã không để lãng phí nguồn vốn nhàn rỗi của mình.
2.2.2.3. Phân tích các hệ số hoạt động
a. Vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho và số ngày của vòng quay
Bảng 2.15: Vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền trung bình và sự biến động
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
(2011 - 2010)
+/- %
Các khoản phải
thu đầu năm 191.371.460.791 249.941.896.115 58.570.435.324 30,61
Các khoản phải
thu cuối năm 249.941.896.115 464.355.369.431 214.413.473.316 85,79
Các khoản phải
thu bình quân 220.656.678.453 357.148.632.773 136.491.954.320 61,86
Doanh thu thuần 6.618.783.998.418 9.226.533.608.839 2.607.749.610.421 39,40
Vòng quay các
Khoản phải thu 30,00 25,83 (4,16) (0,14)
Kỳ thu tiền
trung bình 12,00 13,94 1,93 16,11
“ Nguồn: BCTC công ty phân bón và hóa chất dầu khí năm 2010 và 2011”
Vòng quay các khoản phải thu đều khá cao nhưng có xu hướng giảm xuống, ứng với kỳ thu tiền trung bình thấp nhưng tăng lên. Chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp giảm nhưng hệ số đó vẫn là cao so với trung bình. Thời gian bán chịu cho khách hàng ngắn, lượng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán giảm, hiệu quả sử dụng vốn cao.
Do chính sách bán hàng chịu, trả chậm của doanh nghiệp không được ưu tiên nên các khoản phải thu của công ty chỉ bao gồm các khoản phải thu ngắn hạn. Mặc dù doanh thu thuần tăng lên nhưng tốc độ tăng của nó lại nhỏ hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu bình quân. Chính vì vậy đã làm cho
vòng quay các khoản phải thu giảm đi và từ đó làm cho kỳ thu tiền trung bình tăng lên.
Vòng quay hàng tồn kho và số ngày lưu kho trung bình
Bảng 2.16: Vòng quay hàng tồn kho và số ngày lưu kho
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Hàng tồn kho đầu năm 569.253.465.178 671.348.990.597
Hàng tồn kho cuối năm 671.348.990.597 1.160.376.913.208
Hàng tồn kho bình quân 620.301.227.887,5 915.862.951.902,5
Giá vốn hàng bán 4.236.094.827.903 5.191.254.632.483
Vòng quay hàng tồn kho 6,83 5,67
Số ngày lưu kho trung bình 52,72 63,51
“ Nguồn: BCTC công ty phân bón và hóa chất dầu khí năm 2010 và 2011”
Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2010 là 6,83 lần và năm 2011 giảm xuống là 5,67 lần. Đồng nghĩa với số ngày lưu kho trung bình tăng lên từ 52,72 ngày đến 63,51 ngày. Do năm 2011 công ty đã mở rộng qui mô sản xuất, các công trình xây dựng mở rộng kinh doanh đã hoàn thành và chuẩn bị đi vào sản xuất nên nhu cầu về nguyên vật liệu tăng lên. Vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm không chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm hơn, vốn ứ đọng nhiều hơn mà do nhu cầu của quy mô sản xuất gia tăng.
b. Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hệ số hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Bảng 2. 17: Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hệ số hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Tài sản cố định thuần đầu năm 1.723.752.796.976 1.719.011.531.824 Tài sản cố định thuần cuối năm 1.719.011.531.824 2.236.412.726.375 Tài sản cố định thuần bình quân 1.721.382.164.400 1.977.712.129.100
Tổng tài sản đầu năm 6.351.202.097.075 7.418.576.386.840
Tổng tài sản cuối năm 7.418.576.386.840 9.295.162.627.990
Tổng tài sản bình
quân 6.884.889.241.958 8.356.869.507.415
Doanh thu thuần 6.618.783.998.418 9.226.533.608.839
Hệ số hiệu quả sử
dụng tài sản cố định 3,85 4,67
Hệ số hiệu quả sử
dụng tổng tài sản 0,96 1,10
“ Nguồn: BCTC công ty phân bón và hóa chất dầu khí năm 2010 và 2011”
Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp tăng lên, năm 2010 là 3,85 lần và tăng lên 4,67 lần vào năm 2011. Điều này cho ta thấy cứ 1 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra 3,85 đồng doanh thu vào năm 2010 và năm 2011 tăng lên là 4,67 đồng. Do doanh thu thuần tăng với mức tăng lớn hơn mức tăng của tài sản cố định thuần bình quân, do vậy đã làm hệ số hiệu quả
sử dụng tài sản cố định tăng lên. Điều này cho thấy doanh thu đem lại cho doanh nghiệp là cao, chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển tốt.
Tài sản cố định thuần đầu năm 2011 giảm một ít so với đầu năm 2010 do doanh nghiệp đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định hữu hình và những công trình xây dựng cơ bản được hoàn thành nhưng lại bán thanh lý một số máy móc thiết bị văn phòng không còn phù hợp với sản xuất.
Tổng tài sản bình quân tăng ít hơn mức tăng của doanh thu thuần vì vậy đã làm cho hệ số hiệu quả sử dụng tổng tài sản tăng lên nhưng vẫn nhỏ. Năm 2010 là 0,96 đồng và năm 2011 là 1,1 đồng. Mặc dù hệ số này có tăng lên nhưng nó vẫn cho ta thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty là chưa được cao.
2.2.2.4. Phân tích các hệ số lợi nhuận
Bảng 2.18: Hệ số lợi nhuận doanh thu (ROS)
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu thuần 6.630.060.842.747 6.618.783.998.418 9.226.533.608.839 Lợi nhuận sau thuế 1.351.283.882.241 1.706.869.104.658 3.140.612.160.248
ROS 20,38% 25,79% 34,04%
“ Nguồn: BCTC công ty phân bón và hóa chất dầu khí năm 2010 và 2011”
Bảng 2.19: Biến động của hệ số lợi nhuận doanh thu và nhân tố tác động Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu (2010 - 2009) (2011 - 2010)
+/- % +/- %
Doanh thu thuần (11.276.844.329) (0,17) 2.607.749.610.421 39,40 Lợi nhuận sau thuế 355.585.222.417 26,31 1.433.743.055.590 84,00
Bảng 2.20: Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 (2011 - 2010)
+/- % Tổng tài sản đầu năm 6.351.202.097.075 7.418.576.386.840 1.067.374.289.765 16,81 Tổng tài sản cuối năm 7.418.576.386.840 9.295.162.627.990 1.876.586.241.150 25,30 Tổng tài sản bình quân 6.884.889.241.958 8.356.869.507.415 1.471.980.265.458 21,38 Vốn chủ sở
hữu đầu năm 5.487.903.530.694 6.193.758.946.548 705.855.415.854 12,86 Vốn chủ sở
hữu cuối năm 6.193.758.946.548 8.227.079.406.507 2.033.320.459.959 32,83 Vốn chủ sở
hữu bình quân
5.840.831.238.621 7.210.419.176.527,5 1.369.587.937.906,5 23,45
Lợi nhuận sau
thuế 1.706.869.104.658 3.140.612.160.248 1.433.743.055.590 84,00
ROA 24,79% 37,58% 12,69% 51,59
ROE 29,22% 43,56% 14,34% 49,05
“ Nguồn: BCTC công ty phân bón và hóa chất dầu khí năm 2010 và 2011”
Ta thấy, cả ba hệ số lợi nhuận đều rất cao và tăng dần lên, phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kin doanh của công ty là rất tốt.
Hệ số lợi nhuận doanh thu (ROS)
Hệ số lợi nhuận của công ty rất cao và tăng lên theo thời gian. Có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp thu được 20,38 đồng lợi nhuận ở năm 2009; năm 2010 thì thu được 25,79 đồng và năm 2011 là 34,04
đồng. Tỷ lệ lợi nhuận thu được ở năm 2010 tăng 26,53% so với năm 2009 và sang năm 2011 thì tỷ lệ này tăng lên là 31,99%.
Hệ số lợi nhuận doanh thu tăng lên chủ yếu là do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đem lại doanh thu cao, đó là doanh thu trao đổi sản phẩm hàng hóa tăng lên. Cùng góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty đó là doanh thu hoạt động tài chính tăng do thu lãi tiền gửi và tiền cho vay.