Khái quát về công ty phân bón và hóa chất dầu khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của công ty phân bón và hóa chất dầu khí (Trang 35 - 38)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Công ty cổ phần được thành lập theo quyết định số 02/2003/QĐ-VPCP ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004. Tổng Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất Nhà máy đạm Phú Mỹ; sản xuất, kinh doanh phân đạm, a-mô-ni-ắc lỏng, khí công nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác có liên quan. Ngay khi có quyết định thành lập, Tổng Công ty đã nhanh chóng tiến hành công tác kiện toàn tổ chức, chuẩn bị các điều kiện về nhân lực và thị trường để có thể tiếp nhận, quản lý, vận hành và tiêu thụ thành công và có hiệu quả các sản phẩm của Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Ngày 21/09/2004, Tổng Công ty đã tiếp nhận bàn giao Nhà máy đạm Phú Mỹ từ tổ hợp Nhà thầu Technip - Samsung và Ban QLDA Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Đây cũng là thời điểm những lô sản phẩm chính thức đầu tiên của Công ty được đưa ra thị trường với thương hiệu “Đạm Phú Mỹ”.

Kể từ thời điểm những lô sản phẩm chính thức đầu tiên của Tổng công ty được đưa ra thị trường với thương hiệu Đạm Phú Mỹ, Tổng công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ vận hành sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, đạt các mục tiêu với kết quả cao và đóng góp quan trọng cho ngành dầu khí cũng như nền nông nghiệp nước nhà.

Hiện nay, Tổng Công ty đang cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 50% nhu cầu phân đạm u-rê (tổng nhu cầu sử dụng phân đạm u-rê cả

nước bình quân khoảng 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm) và 40% nhu cầu khí a-mô-ni- ắc lỏng được sản xuất từ nhà máy Đạm Phú Mỹ.

Đứng trước xu thế phát triển kinh tế của đất nước ngày 01/09/2006 Bộ Công nghiệp đã có quyết định về việc cổ phần hóa Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí, và đến 01/09/2007 công ty chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí. Ngày 05/11/2007 Công ty chính thức niêm yết 380.000.000 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (mã chứng khoán: DPM). Tại đại hội đồng cổ đông năm 2008 ngày 5/4/2008, Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ- PVFCCo) đã thống nhất chuyển công ty này thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Ngày 15/05/2008, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần (Tên viết bằng Tiếng Anh là PetroVietnam Fertilizer and Chemicals Corporation và tên viết tắt là PVFCCo) theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15/05/2008. Đây là cơ hội rất tốt để Công ty phát triển ổn định, vững chắc và tăng tốc trong thời gian tới. [12]

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty.

Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ 05 năm. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty.

BAN KIỂM SOÁT:

Bao gồm 03 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm; Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành của Tổng Giám Đốc và các Báo cáo tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Tổng Giám Đốc.

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC:

Bao gồm 07 người: 01 Tổng giám đốc và 06 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nội dung công việc được phân công và những công việc được Tổng giám đốc uỷ quyền. [12]

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của công ty phân bón và hóa chất dầu khí (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)