Hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của công ty phân bón và hóa chất dầu khí (Trang 28 - 35)

1.3. Các chỉ tiêu để phân tích tài chính tại doanh nghiệp

1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.3.2.1. Nhóm các hệ số thanh khoản

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toàn nợ ngắn hạn đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này cao, có thể đem lại sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, một doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn quá cao cũng có thể doanh nghiệp đó đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, và trong nhiều trường hợp, đây được coi là một sự đầu tư không mang lại hiệu quả cao.

b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn, không kể hàng tồn kho.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Tiền và tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Các khoản phải thu

Nợ ngắn hạn

c. Hệ số khả năng thanh toán tức thì

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét.

Hệ số khả năng thanh toán tức thì =

Tiền và tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nên ở mức bằng 2, hệ số khả năng thanh toán nhanh nên ở mức bằng 1 và hệ số khả năng thanh toán tức thì nên ở mức bằng 0,5 là hợp lý. Nhưng để xem xét một cách chính xác thì nên so sánh với hệ số trung bình của ngành.

Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay = EBIT Chi phí lãi vay

Trong đó: EBIT = LNTT + Chi phí lãi vay

Hệ số này nói lên trong kỳ doanh nghiệp đã tạo ra lợi nhuận gấp bao nhiêu lần lãi phải trả về tiền vay. Hệ số này càng cao thì rủi ro mất khả năng chi trả lãi tiền vay càng thấp và ngược lại.

1.3.2.2. Nhóm các hệ số đòn bẩy tài chính

a. Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu (Hệ số tự tài trợ)

 Hệ số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ bên ngoài (từ các chủ nợ) là bao nhiêu phần hay trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có bao nhiêu phần do vay nợ mà có.

Hệ số nợ = Tổng số nợ phải trả Tổng nguồn vốn

 Hệ số vốn chủ sở hữu dùng đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn.

Hệ số VCSH = Nguồn VCSH = 1 – Hệ số nợ Tổng nguồn vốn

Hệ số nợ càng thấp, tức hệ số vốn chủ sở hữu càng cao, thì sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào người vay càng ít, món nợ của người cho vay càng được đảm bảo. Ngược lại, hệ số nợ càng cao, độ rủi ro càng cao, nhưng nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp càng lớn do tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính.

b. Hệ số nợ dài hạn

Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu

Hệ số này phản ánh mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ. Hệ số này càng cao thì rủi ro của doanh nghiệp càng tăng. Hệ số này càng nhỏ hơn 1 thì rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.

c. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn

Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn = Vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ suất này lơn hơn 1 thể hiện khả năng tài chính vững vàng. Ngược lại, nếu nhỏ hơn 1 có nghĩa là có một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn vay. Nếu đó là vốn ngắn hạn thể hiện doanh nghiệp đang kinh doanh trong cơ cầu vốn mạo hiểm.

d. Tỷ suất đầu tư

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định = Tài sản cố định x 100% Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản. Chỉ tiêu này càng lớn và có xu hướng tăng thể hiện tình trạng bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp tăng lên, điều này tạo năng lực sản xuất và xu hướng phát triển kinh doanh lâu dài, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. 1.3.2.3. Nhóm các hệ số hoạt động

a. Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình

 Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân

 Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình =

Số ngày trong kỳ phân tích =

Các khoản phải thu bình quân x Số ngày trong kỳ phân tích Vòng quay các khoản phải thu

Hai hệ số này cho biết tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp. Nếu số vòng quay các khoản phải thu giảm, tương ứng thời gian bán chịu cho khách hàng tăng, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp chậm hơn, làm tăng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

b. Vòng quay hàng tồn kho và số ngày lưu kho trung bình

 Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

 Số ngày lưu kho trung bình

Số ngày lưu kho trung bình =

Số ngày trong kỳ phân tích =

Hàng tồn kho bình quân x Số ngày trong kỳ phân tích Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho giúp cho công ty có thể chủ động trong việc tiếp thị và tiêu thu sản phẩm nhưng duy trì hàng tồn kho cũng có mặt trái là nó làm phát sinh các chi phí liên quan đến tồn kho bao gồm chi phí kho bãi, bảo quản, chi phí cơ hội do đọng vốn vì đầu tư vào tồn kho.

Vòng quay hàng tồn kho giảm thì số ngày của một vòng quay hàng tồn kho tăng (số ngày lưu kho trung bình), chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển chậm, vốn ứ đọng nhiều hơn, kéo theo nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng (khi quy mô sản xuất không đổi).

Nếu giá trị của tỷ số này thấp tức là các loại hàng tồn kho quá cao so với doanh số bán. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng độ lớn của hàng tồn kho tùy thuộc vào nhiều yếu tố như ngành kinh doanh, thời điểm nghiên cứu, mùa vụ, … [6, tr.294]

TSCĐ thuần = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn lũy kế

Chỉ tiêu này nói lên cứ một đồng tài sản cố định đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này giảm phản ánh hiệu quả sử dụng của tài sản cố định giảm.

d. Hệ số hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Hệ số hiệu quả sử dụng tổng TS = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này nói lên cứ một đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Hệ số này giảm phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản cố định giảm.

Ở đây, kỳ phân tích là năm nên tất cả các số liệu bình quân đều là số trung bình giữa đầu năm và cuối năm, số ngày trong kỳ phân tích là 360 ngày.

1.3.2.4. Nhóm các hệ số lợi nhuận

a. Phân tích khả năng sinh lợi nhuận doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu thể hiện trong một trăm đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

ROS = Lợi nhuận sau thuế x 100% Doanh thu thuần

Lợi nhuận được xác định trong công thức trên có thể là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận sau thuế. Tương ứng với chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu được xác định ở đây có thể là doanh thu hoạt động kinh doanh hoặc doanh thu và thu nhập khác trong kỳ. Tỷ số này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.

b. Phân tích khả năng sinh lợi tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế x 100% Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của tài sản càng cao.

c. Phân tích khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = Lợi nhuận sau thuế x100% VCSH bình quân

Chỉ tiêu này nói lên với 100 đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của công ty phân bón và hóa chất dầu khí (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)