4.3.1 .Nhóm giải pháp liên quan đến Nhà nước, thành phố Hà Nội
4.3.3. Nhóm giải pháp cho các đơn vị hỗ trợ DNNVV trên địa bàn
4.3.3.1. Hoàn thiện nguồn lực cho các tổ chức hỗ trợ DNNVV trên địa bàn Hà Nội
Để có thể trợ giúp các DNNVV một cách đồng bộ và hiệu quả, trên địa bàn Thành phố Hà Nội cần phải có các tổ chức trợ giúp doanh nghiệp sau đây:
có thời hạn doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự theo quy trình và có hệ thống thông qua việc cung cấp cho các doanh nghiệp được ươm tạo không gian, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh các nguồn lực cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa, thương mại hóa các ý tưởng kinh doanh và công nghệ.
b). Vườn ươm công nghệ.
c). Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho DNNVV.
d). Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa HN.
e). Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và tư vấn cho DN. g). Quỹ phát triển DNNVV.
h). Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.
i). Các công ty/tổ chức tư vấn DN của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. …
Các tổ chức hỗ trợ DNNVV trên đây cần phải được tăng cường các nguồn lực như: vốn, nhân lực, máy móc, thiết bị, công nghệ cần thiết và các điều kiện về hạ tầng như đất đai, trụ sở làm việc, nhà xưởng… để các tổ chức này có đủ khả năng trợ giúp cho các DNNVV.
Với 8 loại hình tổ chức hỗ trợ DNNVV nói trên trước hết đều cần được đầu tư, bố trí vốn một cách đầy đủ và kịp thời, đặc biệt là Quỹ phát triển DNNVV và Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Chỉ khi có đủ vốn cần thiết cùng với các chính sách hỗ trợ cho vay và bảo lãnh một cách hợp lý, các tổ chức này mới có thể hỗ trợ DNNVV tiếp cận các nguồn tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp như: Vườn ươm doanh nghiệp; Vườn ươm công nghệ và trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho DNNVV, ngoài việc phải bố trí đầy đủ vốn còn cần thiết phải được đầu tư, trang bị đầy đủ các máy móc, trang thiết bị, công nghệ cần thiết để có thể hỗ trợ việc đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phổ biến công nghệ, kỹ thuật sản xuất các sản phẩm mới cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Riêng đối với hai loại hình trợ giúp DNNVV như: Vườn ươm doanh nghiệp và Vườn ươm công nghệ, không chỉ cần thiết phải có đủ diện tích mặt bằng, nhà xưởng phòng làm việc cho bản thân vườn ươm, mà còn phải có đủ diện tích đất đai, nhà xưởng, phòng làm việc và các điều kiện hạ tầng khác… để triển khai các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp.
Nhìn chung tất cả 8 loại hình tổ chức hỗ trợ DNNVV nói trên, nếu chỉ có đầy đủ vốn, đầy đủ mặt bằng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, công nghệ thì cũng không thể triển khai tốt các hoạt động trợ giúp DNNVV nếu như không có một đội ngũ nguồn nhân lực có đủ trình độ và kinh nghiệm trong hoạt động trợ giúp DN. Các hoạt động trợ giúp DNNVV chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi các tổ chức trợ giúp DNNVV này được bố trí một đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật, nhân viên…có đủ trình độ và được tổ chức hợp lý, khoa học thì mới có thể tư vấn và trợ giúp một cách tốt nhất cho các DNNVV về các mặt: Hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho DN; chuyển giao công nghệ mới; nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm mới, vật liệu mới cho DN; đào tạo nâng cao trình độ quản trị DN cho chủ DN; Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh; Đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; cung cấp các dịch vụ và các thông tin cần thiết cho DNNVV…
4.3.3.2. Nâng cao khả năng liên kết các tổ chức hỗ trợ DNNVV tại Hà Nội.
Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội đang có nhiều tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trợ giúp cho các DNNVV, của cả Trung ương và địa phương, như: các Trung tâm Hỗ trợ DNNVV, Trung tâm xúc tiến đầu tư, Trung tâm hỗ trợ đăng ký kinh doanh, Trung tâm Thông tin doanh nghiệp, các Trung tâm tư vấn, đào tạo doanh nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu, Quỹ phát triển DNNVV…(của Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Trung tâm xúc tiến Thương mại, Trung tâm khuyến công (của Bộ Công thương); Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, các vườn ươm công nghệ, công nghệ cao (của Bộ Khoa học công nghệ); Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ (của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội); Trung tâm Hỗ trợ DNNVV (của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam); Thành phố Hà nội cũng có các trung tâm làm nhiệm vụ trợ giúp doanh nghiệp như: Trung tâm Hỗ trợ DNNVV, Vườn ươm doanh nghiệp công nghiệp thực phẩm, Trung tâm xúc tiến công nghiệp và thương mại, Trung tâm khuyến công, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV,…
Tuy có rất nhiều tổ chức làm nhiệm vụ Hỗ trợ DNNVV cùng nằm trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, song do trực thuộc địa phương và nhiều Bộ, Ngành khác nhau, mà mỗi bộ, ngành và địa phương lại có những quy định, mục tiêu và yêu cầu trợ giúp DNNVV khác nhau, nên các tổ chức trợ giúp này hầu như không có sự phối hợp và liên kết với nhau. Tất cả đều hoạt động độc lập, mạnh ai nấy lo, việc ai nấy làm. Dẫn đến hoạt động trợ giúp DNNVV trên địa bàn Hà Nội bị manh mún, chồng chéo và kém hiệu quả. Do sự phân tán, rời rạc như vậy nên trong rất nhiều trường hợp, hoạt động trợ giúp của các tổ chức hỗ trợ DNNVV cho doanh nghiệp không thành công, không đạt được mục tiêu và không hiệu quả đề ra, thậm chí còn gây ra sự lãng phí và mất lòng tin của dnnvv đối với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Vì vậy, để có thể bảo đảm nâng cao hiệu quả trợ giúp DNNVV, thúc đẩy DNNVV phát triển và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường,thì cần thiết phải hình thành sự liên kết giữa các tổ chức thực hiện chức năng hỗ trợ DNNVV trên địa bàn Thủ đô, nhằm phối hợp thực hiện công tác hỗ trợ, thúc đẩy phát triển DNNVV có hiệu quả. Thực hiện sự liên kết này, các tổ chức trợ giúp DNNVV trên địa bàn Hà Nội, căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của mình, và trên cơ sở lấy sự phát triển thành công của doanh nghiệp là mục tiêu trợ giúp, chủ động phối hợp và hợp tác với các đơn vị trợ giúp khác có liên quan, cùng nhau thảo luận và thống nhất với DN được nhận trợ giúp để có các giải pháp trợ giúp phù hợp và đồng bộ.
Ví dụ: khi một DNNVV nào đó có ý tưởng nghiên cứu, phát triển một sản phẩm mới, hay một loại vật liệu mới, hoặc công nghệ mới…thì các tổ chức hỗ trợ DNNVV có liên quan cần chủ động cùng tham gia hỗ trợ doanh nghiệp. Các tổ
chức hỗ trợ về lĩnh vực khoa học, công nghệ (gồm các tổ chức hỗ trợ như: Vườn
ươm DN, Vườn ươm Công nghệ, Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật cho DNNVV, Trung tâm khuyến công…) sẽ tham gia và hỗ trợ doanh nghiệp về mặt nghiên cứu phát triển,
căn cứ vào yêu cầu cần trợ giúp của DN để đào tạo, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ, hoặc cử các cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật có đủ trình độ chuyên môn phối hợp với DN, cho thuê các công cụ, máy móc, thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu; Các tổ chức làm nhiệm vụ hỗ trợ về lĩnh vực tài chính cho DNNVV
(Quỹ Phát triển DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng, các Quỹ hỗ trợ DNNVV ứng dụng
khoa học, công nghệ và các tổ chức tín dụng, ngân hàng được giao nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV…) sẽ chủ động tham gia hỗ trợ DN trong việc tiếp cận các nguồn vốn ưu
đãi, hoặc vốn thương mại theo quy định trong chính sách hỗ trợ DNNVV của nhà nước; Các tổ chức được giao nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV về lĩnh vực thương mại, thị
trường (như: Trung tâm xúc tiến đầu tư, Trung tâm xúc tiến thương mại, Trung tâm
hỗ trợ DNNVV, các tổ chức tư vấn kinh doanh khác) hỗ trợ doanh nghiệp trong việc
kết nối doanh nghiệp, tham gia khảo sát, hội chợ, triển lãm để tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác, quảng bá sản phẩm, thiết lập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Các tổ chức làm nhiệm vụ đào tạo, tư vấn phát triển kinh doanh, tư vấn đầu tư…(như các
Trung tâm hỗ trợ DNNVV, các Trung tâm đào tạo phát triển doanh nhân, các tổ chức tư vấn khác…) chủ động liên hệ và giới thiệu với các DNNVV các dịch vụ phù hợp
và tham gia các hoạt động hỗ trợ cho DN như đào tạo nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho chủ DN, cung cấp các thông tin cần thiết, giúp các DN có những sáng tạo, đưa ra các ý tưởng mới, sản phẩm mới, công nghệ mới để phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chỉ có sự phối hợp đồng bộ và kịp thời của các tổ chức làm nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV như đã nêu trên, hiệu quả của các hoạt động trợ giúp DNNVV mới được nâng cao và chính sách hỗ trợ DNNVV của nhà nước mới thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực là thúc đẩy các DNNVV nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển mạnh mẽ.
- Tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm thương mại ở nước ngoài, giới thiệu, quảng cáo hàng hoá, tìm kiếm bạn hàng và thị trường tiêu thụ.
- Nghiên cứu, tổ chức thực nghiệm và giới thiệu các hình thức thương mại mới như: thương mại điện tử, đặt hàng qua bưu điện, kinh doanh trên thị trường kỳ hạn hàng hóa...
KẾT LUẬN
Hệ thống DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội chiếm tỷ lệ lớn về số lượng DN (96%-97%), có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn, việc làm và các vấn đề xã hội. Chính vì vậy, vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho loại hình DNNVV đặt ra yêu cầu mang tính cấp thiết. Đề tài luận văn nhằm mục đích góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết đó và đạt được kết quả chính sau đây :
- Đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, các chủ thể và nội dung tác động tới sự phát triển nguồn nhân lực.
- Đã phân tích làm rõ thực trạng của cơ quan quản lý Trung ương và Hà Nội tác động tới sự phát triển nguồn nhân lực của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để từ đó rút ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực, có căn cứ và có tính khả thi để phát triển nguồn nhân lực cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2015 – 2020.
Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đưa ra những giải pháp đối với những nội dung cơ bản nhất nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực tại các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội.
Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô giáo và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để luận văn được hoàn thiện, góp phần thiết thực vào thực tiễn quản lý hiện nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
---
1. Nguyễn Thế Bính, 2013. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển
DNNVV và bài học cho Việt Nam, Trường ĐH Ngân hàng – Tạp chí Phát triển
& Hội nhập, số 12 (22), Tháng 9-10.
2. Chính phủ, 2009. Nghị định 56/2009/QĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về
trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Chính phủ, 2010. Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 5/5/2010 của Chính phủ về
việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2010/NĐ-CP.
4. Cục phát triển doanh nghiệp/Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006. Một số vấn đề cơ
bản nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ kỹ thuật cho DNNVV trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp Việt Nam. Đề tài cấp Bộ.
5. Cục phát triển doanh nghiệp/Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010. Báo cáo tổng quan
về mô hình phát triển DNNVV tại ba tỉnh: Hà Nội, Bình Thuận và Cần Thơ.
6. Hoàng Văn Hải, 2013. Một số luận cứ khoa học và thực tiễn cho xây dựng chiến
lược phát triển Cụm liên kết ngành ở Việt Nam đến năm 2020. Hội thảo Xây dựng
chiến lược phát triển Cụm liên kết ngành ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 7. Lê Thu Hằng, 2012. Giải pháp của chính quyền cấp tỉnh nhằm hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Luận văn thạc sỹ,
trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
8. Vũ Văn Hòa, 2012. Kinh nghiệm phát triển cụm liên kết ngành trong quy hoạch
vùng ở Malaysia. Tạp chí KCN Việt Nam – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 142.
9. Phạm Văn Hồng, 2007. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá
trình hội nhập quốc tế. Luận án tiến sỹ, Trường ĐH kinh tế Quốc dân Hà Nội.
10. Lê Thị Mỹ Linh, 2009. Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế. Luận án tiến sỹ, Trường ĐH
Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Châu Á và bài học đối với Việt Nam. Trường ĐH Cần Thơ, Tạp chí Kinh tế &
Dự báo, số 19/2010.
12. Quốc hội, 2005. Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
13. Nguyễn Đình Tài, 2012. Hình thành và phát triển cụm liên kết ngành ở Việt
Nam – Một lựa chọn chính sách. Cổng thông tin kinh tế Việt Nam –
www.vnep.org.vn
14. Thủ tướng chính phủ, 2012. Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07 tháng 09 năm
2012 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt về Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015.
15. Đỗ Thị Thủy, 2008. Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình. Luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh.
16. Phạm Thế Tri, 2011. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chiến lược phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Trường ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên mục Kinh tế - Tài chính trong tiến trình Hội nhập,
Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 9.
17. Phạm Quang Trung, 2008. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đề tài cấp Bộ, Bộ Công thương.
18. Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa/Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội,
2009. Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển các DNNVV trên địa
bàn Thành phố Hà Nội. Đề tài nghiên cứu cấp Thành phố.
19. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, 2012. Quyết định số 6023/QĐ-UBND
ngày 24/12/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015.