ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DNNVV Ở HÀ NỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hà nội (Trang 62 - 66)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DNNVV Ở HÀ NỘ

ĐẾN NĂM 2020

4.2.1. Định hướng phát triển DNNVV

Định hướng phát triển doanh nghiệp của Hà Nội đến năm 2020 là phát triển hài hoà các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển.

Khuyến khích phát triển mạnh kinh tế đa sở hữu mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần và hợp tác xã để loại hình kinh tế này trở thành phổ biến trong nền kinh tế, thúc đẩy đa dạng hoá sở hữu và kinh doanh. Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển nhanh theo quy định của pháp luật, trở thành một động lực phát triển của nền kinh tế. Tạo điều kiện cho kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh theo quy hoạch.

Bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân theo quy hoạch và quy định của pháp luật, thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Thu hút đầu tư nước ngoài có công

nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước.

Hỗ trợ phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo điều kiện để hình thành các doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường. Phát triển doanh nhân về số lượng và năng lực quản lý, đề cao đạo đức và trách nhiệm xã hội.

Tạo môi trường bình đẳng về kinh tế, xã hội, và khung khổ pháp lý cho doanh nghiệp phát triển; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khuyến khích cộng đồng dân cư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực mà luật pháp không cấm. Tiếp tục phát triển doanh nghiệp trên cơ sở “thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”.

Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch hóa các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, gia nhập thị trường của doanh nghiệp nhằm giảm bớt các rào cản trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp; tiếp tục hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký thành lập doanh nghiệp. Áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống đăng ký kinh doanh, thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin chung về doanh nghiệp. Tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến kiến thức, nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, của các tầng lớp dân cư đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp dân doanh.

Với các định hướng cơ bản ở trên, định hướng phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 sẽ tập trung vào các nội dung như:

- Phát triển DNNVV là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chương trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia.

- Chính quyền Thành phố tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực

trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển.

- Phát triển DNNVV theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; phát triển DNNVV phù hợp với điều kiện của thủ đô, khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, làng nghề truyền thống; ưu tiên phát triển và hỗ trợ DNNVV do phụ nữ, người tàn tật v.v… làm chủ doanh nghiệp; chú trọng phát triển DNNVV đầu tư sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao.

- Tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, của toàn xã hội về vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Nghiên cứu, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển các quỹ, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho các DNNVV ngành công nghiệp.

- Hỗ trợ phát triển DNNVV gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ, cụm công nghiệp, đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

- Xúc tiến phổ biến thông tin, kỹ thuật - công nghệ tới các dnnvv,

- Khuyến khích các DNNVV tham gia vào các liên kết ngành ở mọi cấp và hỗ trợ phát triển các hiệp hội.

- Thực hiện trợ giúp có trọng điểm để tăng cường khả năng cạnh tranh của một số ngành hàng mà Hà Nội có lợi thế.

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trợ giúp phát triển dnnvv trên địa bàn Thành phố.

4.2.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực DNNVV

- Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ thuật cao cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ hội nhập.

- Nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý, cải tiến năng suất chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm trong các lĩnh vực sản xuất.

- Thu hút nguồn nhân lực có chất lượng, được đào tạo cho các DNNVV để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn

- Khuyến khích người lao động trong các DNNVV tự đào tạo, đào tại lại để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

- Kế hoạch hóa nguồn nhân lực một cách hợp lý cho các DNNVV

- Cần triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn lực cho các DNNVV, bao gồm cả chủ doanh nghiệp hay những người quản trị doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp. Việc đào tạo nguồn nhân lực phải gắn liền với nhu cầu về số lượng và chất lượng của DNNVV. Tạo mối liên kết giữa các tổ chức đào tạo, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, nhằm đào tạo đội ngũ lao động có thể đáp ứng những điều kiện khác nhau của các doanh nghiệp ở mỗi ngành nghề và thích nghi với những biến động của thị trường.

- Hỗ trợ tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ; đẩy mạnh chuyển giao, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh của DNNVV. Đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các DNNVV, khuyến khích hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa DNNVV với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích DNNVV tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hà nội (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)