DỰ BÁO NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hà nội (Trang 59 - 62)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. DỰ BÁO NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DNNVV TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN TỚI. 4.1.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế một nước vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại, đầu tư vào các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình tất yếu khách quan mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tham gia. Thành công của quá trình này tuỳ thuộc vào sức cạnh tranh, tính năng động sáng tạo của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp phải thực sự tham gia vào quá trình hội nhập vì sự sống còn và đương đầu với những thách thức do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Việc nhận thức đầy đủ thách thức và cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp các DNNVV thích ứng với điều kiện kinh doanh mới

Hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu ngày càng mạnh của Việt Nam (Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Cộng đồng kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do (FTR), cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)...) sẽ tạo cơ hội lớn cho các DNNVV tiếp cận với thị trường toàn cầu, thâm nhập nhanh hơn vào thị trường thế giới, tạo ra thị trường rộng lớn cho các DNNVV phát triển. Như vậy, các DNNVV của Hà Nội không chỉ mở rộng thị trường để SXKD thuận lợi hơn mà còn có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn quốc tế để đầu tư phát triển DN và nguồn nhân lực của mình, tiếp cận nhanh chóng công nghệ hiện

đại thông qua con đường chuyển giao công nghệ... Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giúp DNNVV cơ hội liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài tận dụng thế mạnh về khoa học công nghệ tiên tiến của họ, học tập kinh nghiệm góp phần giúp trình độ quản lý, khả năng sử dụng các dây chuyền công nghệ hiện đại được nâng lên. Bên cạnh đó, Chính phủ, các tổ chức cũng đang có nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển nguồn lực cho các DNNVV.

Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là tạo điều kiện thuận lợi và đòi hỏi hệ thống doanh nghiệp, bao gồm các DNNVV phải thích ứng nhanh chóng với các thay đổi của nền kinh tế thế giới, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, Hội nhập quốc tế khiến các doanh nghiệp phải chịu nhiều cạnh tranh hơn. Do hạn chế về quy mô, vốn, trình độ công nghệ, trình độ quản lý cũng như nhiều vấn đề khác mà bản thân DNNVV khó có thể đứng vững trước những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nên công tác phát triển nguồn nhân lực sẽ đối mặt với nhiều thách thức.

4.1.2. Tác động của môi trường quốc tế

Trong giai đoạn tới, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có xu hướng chuyển dịch theo chiều hướng có lợi cho khu vực châu Á. Đặc biệt, một số nhà đầu tư đã bắt đầu định hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước khác trong khu vực để giảm thiểu rủi ro và do chi phí lương nhân công của Trung Quốc tăng lên. Đây sẽ là cơ hội cho các DNNVV Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tiếp thu chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ và năng lực cho người lao động nếu biết nắm bắt được kịp thời và hợp lý.

Bên cạnh đó, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu với những tác động sâu rộng của nó lên nền kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế đang chuyển đổi với những khó khăn nội tại, đã tạo ra nhiều thách thức song cũng là cơ hội cho các DNNVV của Hà Nội phải quan tâm, thúc đẩy tái cấu trúc, đổi mới và phát triển nguồn nhân lực của DN.

Tuy nhiên, hậu quả của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ 2007 đến nay, thâm hụt ngân sách và khủng hoảng nợ công của các nền kinh tế lớn trên thế giới có thể đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái kép trong thời gian tới nếu không có các biện pháp hữu hiệu để khắc phục. Vì vậy, các DNNVV nói chung và hoạt động phát triển nguồn nhân lực của các DNNVV sẽ đối mặt với nhiều thách thức.

4.1.3. Các yếu tố về môi trường kinh doanh trong nước

Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế, xã hội trong những năm tới của Thành phố Hà Nội là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; duy trì tăng trưởng hợp lý gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân; bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu... Nếu các mục tiêu trên được thực hiện đầy đủ, kịp thời thì sẽ là cơ hội để giúp các DNNVV phát triển doanh nghiệp cũng như nguồn nhân lực của mình. 4.1.4. Các yếu tố về DNNVV của Hà Nội

Công tác phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV trên địa bàn Hà Nội chịu ảnh hưởng nhiều quan điểm của lãnh đạo, của người lao động; cũng như tình hình phát triển SXKD của DN. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập với nhiều biến động của kinh tế thế giơi và Việt Nam, dự đoán tình hình SXKD của các DNNVV sẽ có những cơ hội như đã phân tích ở trên, đồng thời cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, đặc biệt là về vốn, tài chính để phát triển doanh nghiệp và nguồn nhân lực của DN như sau:

- Các chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng thương mại, quy định về hạn mức tín dụng giảm làm cho nguồn cung tín dụng ít đi khiến cho việc tiếp cận của các DNNVV khó khăn.

- Một số các quy định về cho vay như yêu cầu tài sản thế chấp, phương án kinh doanh khả thi, minh bạch tài chính, các thủ tục cho vay đối với DNNVV của ngân hàng mà vẫn sẽ khiến đa số các DNNVV khó đáp ứng được.

đề mà các chủ doanh nghiệp phải cân nhắc.

- Nhu cầu nâng cấp máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của DNNVV sẽ khó đáp ứng đầy đủ do thị trường cho thuê tài chính chưa phát triển mạnh, các doanh nghiệp chưa có nhiều thông tin về lĩnh vực này và trong số các DNNVV tìm đến với nguồn này thì đa số cũng không đáp ứng được yêu cầu mà công ty cho thuê tài chính đưa ra. Ngoài ra, chi phí cho thuê tài chính còn cao, so với lãi suất ngân hàng thì lãi suất cho thuê tài chính cao hơn vì lãi suất cho thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí khác để đưa tài sản cho thuê vào sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hà nội (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)