Đối với HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 88 - 93)

1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu

4.3. Một số kiến nghị nâng cao hoạt động quản lý chi thường xuyên ngân sách

4.3.2 Đối với HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ

Thứ nhất, đổi mới các tiêu chí phân bổ chi thường xuyên NSNN, khắc phục việc phân bổ kinh phí theo biên chế, dân số, không tính đến đặc thù của đơn vị (nhất là việc phân bổ ngân sách đối với khoản chi quản lý hành chính và chi sự nghiệp kinh tế còn nhiều bất cập) để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả.

Thứ hai, ban hành quy định chặt chẽ hơn việc xử lý khoản vượt thu ngân sách; khoản thu này nếu không được quản lý chặt sẽ rất dễ xảy ra tình trạng sử dụng tùy tiện, lãng phí gây thất thoát ngân sách.

PHẦN KẾT LUẬN

Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước nói riêng là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan, xuất phát từ những tồn tại, hạn chế, bất cập và yêu cầu thực tiễn trong công tác quản lý ngân sách nhà nước; việc kiểm soát chặt chẽ và sử dụng hiệu quả các khoản chi thường xuyên có vai trò quan trọng trong việc tập trung nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giảm nợ công trong bối cảnh hiện nay.

Với điều kiện của huyện Lâm Thao có số thu ngân sách nhà nước còn thấp, ngân sách huyện chủ yếu là hỗ trợ của cấp trên, trong khi đó ngân sách hàng năm dành cho chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN của huyện Lâm Thao nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực được phân bổ phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Qua quá trình phân tích công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện, luận văn đã làm rõ những nét nổi bật sau:

- Khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của huyện Lâm Thao.

- Làm rõ thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lâm Thao, chỉ ra các ưu điểm, hạn chế về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách ở trên địa bàn và chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng trên.

Để khắc phục những hạn chế này, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện trong tình hình mới, luận văn đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà

nước của huyện Lâm Thao, tập trung vào các giải pháp hoàn thiện quản lý lập, phân bổ, giao và chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện; tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước nhằm hoàn thiện những điều kiện về mặt pháp lý cho việc thực hiện đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên. Tuy nhiên, việc đổi mới quy trình quản lý ngân sách là việc làm rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết tâm cao từ Quốc hội, chính phủ đến bộ máy chính quyền địa phương các cấp và phải có lộ trình thực hiện cụ thể.

Mặt dù đã có những cố gắng nhưng Luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót, kính mong các thầy trong Hội đồng chỉ dẫn, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn này tiếp tục hoàn thiện có hiệu quả cao hơn có giá trị áp dụng vào công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách ở địa phương./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Bá Bình, 2016. Quản lý chi thường xuyên NSNN. Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

2. Bộ Tài chính, 2003. Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

3. Bộ Tài chính, 2003. Thông tư 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 hướng dẫn chế độ quản lý cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

4. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/6/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.

5. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

6. Bộ Tài chính, 2008. Thông tư 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

7. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

8. Bộ Tài chính, 2013. Công văn số 17927/BTC-KBNN ngày 26/12/2013 của Bộ Tài chính về triển khai quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.

9. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư số 334/2016/BTC quy định về quản lý ngân sách xã và hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

10.Bộ tài chính. 2016. Thông tư số 343/2016/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách.

11.Chi Cục Thống Kê huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, 2014, 2015, 2016, 2017. Niên giám thông kê huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ năm 2014, 2015, 2016, 2017.

12.Chính phủ, 2016. Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước 2015.

13.Vũ Sỹ Cường, 2013. Cải cách quản lý tài chính công áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn: Những thách thức với Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán số 3 năm 2013.

14.Nguyễn Hồng Hà, 2016. Đổi mới phương thức cấp phát ngân sách gắn với kết quả đầu ra. Tạp chí Tài chính số 11 năm 2016.

15. Phạm Thái Hà, 2016. Chi ngân sách nhà nước thời gian qua và khuyến nghị chính sách trong thời gian tới.Tạp chí Nghiên cứu Tài chính số 12 năm 2016.

16.Học viện Tài chính, 2003. Giáo trình lý thuyết tài chính. Hà Nội: Nxb Tài chính.

17.Nguyễn Quang Hưng, 2015. Đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước. Luận án Tiến sĩ,Học viện Tài chính.

18.Nguyễn Thanh Liêm, 2017. Quản lý chi NSNN huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế và QTKD Thái Nguyên.

19. Đặng Hữu Nghĩa, 2014. Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế và QTKD Thái Nguyên.

20.Nguyễn Hà Phương, 2011. Nghiên cứu công tác quản lý ngân sách xã, phường ở thành phố Việt Trì. Luận văn thạc sĩ, Đại học nông nghiệp Hà Nội. 21.Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, XIII, 2002,2015. Luật ngân sách nhà nước 2002, 2015. Hà Nội: Nxb chính trị Quốc gia.

22.Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ, 2017. Kết luận thanh tra tài chính đối với UBND huyện Lâm Thao năm 2017.

23.Nguyễn Từ Đức Thọ, 2016. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phân cấp quản lý ngân. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính số 12 năm 2016.

24.Bùi Thị Quỳnh Thơ, 2013. Hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Hà Tĩnh. Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính.

25.Vũ Thị Thu Trang, 2014. Quản lý chi NSNN tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế - ĐHQGHN.

26.Hoàng Quốc Tùng, 2017. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả chi tiêu công của một số nước và bài học với Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính số 12 năm 2017.

27.UBND huyện Lâm Thao, 2017. Tổng hợp quyết toán ngân sách các năm 2014, 2015, 2016, 2017 huyện Lâm Thao.

28.Viện chiến lược và chính sách tài chính – Bộ tài chính, 2014. Cải cách tài chính công của Việt Nam đến năm 2020 và vai trò của hệ thống thông tin tài chính Chính phủ (GFMIS).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)