Khái quát chung về huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 43)

1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.1. Khái quát chung về huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Lâm Thao là huyện đồng bằng của Phú Thọ được tái lập từ huyện Phong Châu từ năm 1999. Lâm Thao có diện tích tự nhiên khoảng 9.769,11 ha; có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 02 thị trấn, trong đó có 3 xã, thị trấn là miền núi và 11 xã, thị trấn là đồng bằng. Dân số trung bình huyện là 102.500 người, tỷ lệ dân số đô thị chiếm 19,5%; lực lượng lao động dồi dào với 60.250 người trong độ tuổi lao động.

Huyện tiếp giáp với 2 đô thị lớn của tỉnh là Thành phố Việt Trì và Thị xã Phú Thọ; trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 32C với chiều dài 14 km nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A. Ngoài ra, còn có 5 tuyến Tỉnh lộ 320, 324, 324B, 324C, 325B có tổng chiều dài 52,5 km và 5 tuyến huyện lộ dài 18,50 km, tuyến đường thủy trên sông Hồng chảy dọc phía Tây trên địa bàn huyện dài 28 km từ Xuân Huy đến Cao Xá.

Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, Lâm Thao có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá, đây là đầu mối buôn bán, trao đổi hàng hóa, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện.

3.1.2. Về kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Lâm Thao tăng trưởng khá, bình quân 5 - 7%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ (nông, lâm thủy sản chiếm 20,2%, công nghiệp xây dựng chiếm 49,9%, thương mại, dịch vụ 29,9%).

- Công nghiệp huyện phát triển khá, (Giá trị sản xuất CN-TTCN tăng bình quân tăng trên 10%/năm) đứng thứ hai toàn tỉnh (chỉ sau thành phố Việt Trì), đóng góp phần quyết định vào sự tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp của tỉnh. Trên địa bàn có Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao (là doanh nghiệp lớn nhà nước với doanh thu hàng năm trên 4.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 3.000 lao động trực tiếp); ngoài ra là địa phương có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống có giá trị, có nhiều làng nghề đã được công nhận như: làng nghề xây dựng Xuân Huy, làng nghề sản xuất ủ ấm và chăn ga, gối Sơn Vi, làng nghề sản xuất tương Dục Mỹ (Cao Xá), làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã.

- Ngành nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế; là huyện đồng bằng, với nhiều điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Lâm Thao trở thành vựa lúa của tỉnh Phú Thọ, cung cấp nhiều mặt hàng nông sản cho nhiều địa phương quanh vùng như Việt Trì, Tam Nông, Thanh Sơn... Tuy nhiên do diện tích canh tác hàng năm bị thu hẹp do ảnh hưởng của tốc độ đô thị hóa nhanh, giá trị sản phẩm nông nghiệp không ổn định nên tỷ lệ tăng trưởng ngành nông nghiệp hàng năm tương đối thấp, chỉ khoảng 2 – 3%/năm.

- Do có lợi thế về vị trí địa lý nên các ngành dịch vụ phát triển khá nhanh, từ 6 – 7% năm; đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Chất lượng dịch vụ được nâng lên một bước.

- Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá, đã triển khai xây dựng một số chương trình, dự án có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tạo hệ sinh thái bền vững;

- Đã huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là huy động các nguồn lực xây dựng hạ tầng đô thị và hạ tầng kinh tế - xã hội đạt kết quả khá. Công tác xây dựng và quản lý đô thị, phong trào xây dựng đô thị xanh - sạch - đẹp dần đi vào nề nếp.

- Huyện bước đầu đáp ứng yêu cầu là trung tâm một số ngành đào tạo, văn hóa, thể thao của vùng; Các hoạt động văn hoá - xã hội được thực hiện theo hướng xã hội hoá, đạt kết quả khá toàn diện. Chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng lên. Hoạt động văn hoá - thông tin - thể thao, y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân và thực hiện các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, ổn định xã hội và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

- Công tác quốc phòng - an ninh được thực hiện tốt, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển.

3.2. Thực trạng chi thƣờng xuyên NSNN trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

3.2.1 Quy mô chi thường xuyên trong NSNN huyện Lâm Thao

Huyện Lâm Thao là một trong các huyện có kinh tế phát triển nhất của tỉnh, trong những năm qua, thu ngân sách trên địa bàn năm sau luôn cao hơn năm trước, tuy nhiên huyện vẫn chưa tự cân đối được ngân sách của địa phương. Trong giai đoạn 2014 - 2017 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình thu – chi ngân sách vẫn cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo chi thường xuyên và tăng chi đầu tư. Kết quả đó có được là do huyện đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện luật NSNN và các chế độ quản lý kinh tế tài chính, từng bước đưa công tác quản lý tài chính hoạt động có nề nếp từ việc chấp hành đến quyết toán ngân sách, phát huy hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN, phục vụ tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.

UBND huyện luôn quan tâm chỉ đạo các phòng, ban, ngành thực hiện dự toán ngân sách bám sát mục tiêu vào Nghị quyết Huyện ủy, HĐND huyện. Việc xây dựng và thực hiện dự toán chi ngân sách luôn được đảm bảo sát với

các quy định của pháp luật về NSNN, căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ chính trị của huyện và Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đề ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các cấp từ huyện đến cơ sở trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.

Bảng 3.1: Thu - Chi NSNN huyện Lâm Thao (Giai đoạn 2014 – 2017)

ĐVT: Triệu đồng

Năm Thu tại địa

phƣơng Thu trợ cấp NS Tổng thu NSNN Chi NSNN 2014 97.305 229.263 326.568 267.113 2015 118.379 277.368 395.747 325.448 2016 126.279 253.095 379.374 308.852 2017 150.317 258.371 408.688 326.908

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo NSNN và báo cáo tình hình KTXH

Nhìn chung trong giai đoạn 2014 - 2017, tổng thu NSNN trên địa bàn huyện Lâm Thao tăng trưởng khá chậm, phần lớn nguồn thu từ trợ cấp ngân sách tỉnh, tuy nhiên các khoản thu ngân sách trên địa bàn trong những năm gần đây đều tăng và mức tăng trưởng khá cao. Trong đó: Năm 2015, tổng thu NS của Huyện Lâm Thao đạt 395 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2014

(đây là năm huyện Lâm Thao được đầu tư nhiều nguồn ngân sách của tỉnh để hoàn thành tiêu chí nhằm đạt chuẩn huyện Nông thôn mới trong năm 2015).

Năm 2016, tổng thu NSNN của Huyện Lâm Thao đạt 379 tỷ, giảm 4% so với cùng kỳ 2015, do nguồn trợ cấp ngân sách từ tỉnh giảm mạnh. Năm 2017, tổng thu ngân sách huyện đạt 408 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ.

Do chưa tự chủ được nguồn thu ngân sách, nên các khoản chi của huyện tăng – giảm phụ thuộc vào sự tăng – giảm các khoản trợ cấp ngân sách từ tỉnh, cụ thể: Năm 2015, tổng chi NS địa phương: 325 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2014. Năm 2016, tổng chi NS của địa phương: 308 tỷ đồng, giảm 5%

so với năm 2015. Năm 2017, tổng chi NS địa phương: 326 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2015. Tỷ lệ chi ngân sách hàng năm chiếm từ 80 đến 82% tổng thu ngân sách huyện.

Chi NSNN cấp huyện gồm: Chi cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi bổ sung cho ngân sách xã, chi chuyển nguồn ngân sách cấp huyện năm trước sang năm sau.

Trong cơ cấu chi NSNN tại huyện Lâm Thao có chi NSNN cấp huyện và chi NSNN cấp xã, trong đó chi NSNN cấp huyện chiếm khoảng 80% và chi NSNN cấp xã chiếm khoảng 20%.

Bảng 3.2. Tổng hợp các khoản chi NSNN tại Huyện Lâm Thao (Giai

đoạn 2014 - 2017) ĐVT: Triệu đồng

Chi ngân sách 2014 2015 2016 2017

Cấp huyện

A. Tổng chi cân đối NS 267.113 325.448 308.852 326.908

- Chi đầu tư phát triển 22.458 52.436 43.536 14.520 - Chi thường xuyên 200.592 216.617 217.773 250.687 - Chi trợ cấp ngân sách xã, thị trấn 38.861 48.144 40.537 50.864 - Chi chuyển nguồn ngân sách 5.202 8.251 7.006 10.837

B. Chi quản lý qua NS 2.458 3.154 3.316 3.372

Tổng số cấp huyện 269.571 328.602 312.168 330.280

Cấp xã 62.835 65.593 70.651 74.679

- Chi đầu tư phát triển 18.126 20.348 24.589 23.380

- Chi thường xuyên 44.709 45.245 46.062 51.299

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo NSNN và báo cáo tình hình KTXH

Trong giai đoạn 2014 – 2017, huyện đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm chi thường xuyên NSNN nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mô, đảm bảo an sinh xã hội và khắc phục tình trạng mất cân đối

NS do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tuy nhiên, tỷ lệ chi thường xuyên trong cơ cấu tổng chi NS luôn ở mức cao, từ 66% đến 75% tổng số chi ngân sách huyện, cụ thể là năm 2014 chi thường xuyên chiếm 75,1% tổng chi NS, 66,6% tổng chi NS năm 2015, 70,5% tổng chi NS năm 2016, 76,7% tổng chi NS năm 2017. Nhìn chung chi thường xuyên là khoản chi mang tính chất chủ yếu nuôi bộ máy quản lý nhà nước và cung cấp các dịch vụ công cộng chủ yếu cho người dân nên hầu như mức chi ít có biến động và không chịu ảnh hưởng nhiều bởi tình hình kinh tế của huyện cũng như của tỉnh và cả nước.

Tuy nhiên về số tuyệt đối, số chi thường xuyên trong giai đoạn từ 2014 đến 2017 năm ở cả cấp huyện và cấp xã đều tăng sau so với năm trước lần lượt là 25% và 14,7%. Tỷ trọng chi thường xuyên không có dấu hiệu giảm xuống, điều này cho thấy các chính sách về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, cắt giảm chi tiêu của địa phương chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân do việc tinh giản biên chế còn chậm, chưa có các biện pháp cụ thể nhằm cắt giảm các khoản chi phí thường xuyên như hội họp, tiếp khách,… và cùng với đó là sự gia tăng của quỹ lương theo lộ trình tăng lương của Chính phủ là nguyên nhân chi thường xuyên vẫn tăng lên qua các năm.

3.2.2 Cơ cấu chi thường xuyên NSNN huyện

Trong cơ cấu chi thường xuyên tại huyện Lâm Thao, chi cho giáo dục và đào tạo luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất, khoảng trên 50% tổng chi ngân sách thường xuyên của huyện Lâm Thao. Chi cho sự nghiệp kinh tế chiếm một tỷ lệ nhất định, bao gồm chi cho sự nghiệp nông, lâm nghiệp, chi cho phòng chống bão lụt, chi cho sự nghiệp giao thông, chi vệ sinh môi trường... tổng mức chi này chỉ chiếm khoảng 10-12%/năm, tiếp theo là chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể với mức chi luôn ổn định chiếm tỷ lệ khoảng gần 10%/năm tổng mức chi thường xuyên NS huyện. Ngoài ra các khoản chi khác ngân sách cũng chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu chi thường xuyên của huyện,

khoảng từ 10 đến 11%/năm, các khoản chi khác bao gồm chi bổ sung tăng lương, chi dự phòng ngân sách và các khoản chi do ngân sách tỉnh cấp bổ sung, đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhưng rất khó xây dựng dự toán từ đầu năm do phần lớn các khoản chi này do ngân sách tỉnh cấp bổ sung trong năm. Chi tiết cơ cấu các khoản chi thường xuyên ngân sách trong bảng 3.3 dưới đây.

3.2.2.1 Chi sự nghiệp kinh tế

Chi sự nghiệp kinh tế tập trung vào các lĩnh vực: Quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp đường giao thông và các công trình giao thông do huyện quản lý theo phân cấp; sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy lợi do huyện quản lý; phòng, chống lụt bão và các nhiệm vụ khác về nông - lâm - ngư nghiệp theo phân cấp của tỉnh; hỗ trợ người lao động phát triển kinh tế gia đình; đưa các mô hình sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo và chuyển giao công nghệ; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân…

Bảng 3.3 Cơ cấu chi thƣờng xuyên NSNN huyện Lâm Thao (Giai đoạn 2014 - 2017)

ĐVT: Triệu đồng

TT Nội dung

2014 2015 2016 2017

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

1 Chi quốc phòng 405 0,2% 524 0,2% 645 0,3% 640 0,3%

2 Chi an ninh 352 0,2% 642 0,3% 953 0,4% 540 0,2%

3 Chi sự giáo dục – đào tạo 118.574 59,1% 120.245 55,5% 127.130 58,4% 140.464 56,0%

4 Chi sự nghiệp y tế 1.874 0,9% 2.005 0,9% 2.209 1,0% 2.762 1,1%

5 Chi sự nghiệp văn hóa - thể thao 1.325 0,7% 1.453 0,7% 1.554 0,7% 1.798 0,7%

6 Chi sự nghệp đảm bảo xã hội 17.589 8,8% 18.756 8,7% 19.158 8,8% 24.739 9,9%

7 Chi sự nghiệp kinh tế 20.154 10,0% 26.431 12,2% 23.127 10,6% 28.428 11,3%

8 Chi quản lý hành chính 18.702 9,3% 21.442 9,9% 21.485 9,9% 23.858 9,5%

9 Chi khác NS 28.673 14,3% 25.119 11,6% 21.512 9,9% 27.458 11,0%

Tổng cộng 200.592 100% 216.617 100% 217.773 100% 250.687 100%

Chi sự nghiệp kinh tế trong thời gian qua được huyện quan tâm chú trọng, đã tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tỉ trọng, từ 20.154 triệu đồng chiếm 10% tổng chi thường xuyên năm 2014 lên 28.428 triệu đồng, chiếm 11,3% năm 2017, riêng năm 2015 có mức tăng đột biến do huyện đã tập trung đầu tư hoàn thiện các tiêu chí về giao thông, thủy lợi nội đồng nhằm hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện Nông thôn mới trong năm 2015. Chi tiết trong bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4 Cơ cấu chi thƣờng xuyên sự nghiệp kinh tế giai đoạn 2014 – 2017

(ĐVT: Triệu đồng) T T Nội dung 2014 2015 2016 2017 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

1 Sự nghiệp Nông nghiệp 1.321 6,6% 1.425 5,4% 1.501 6,5% 2.333 8,2%

2 Sự nghiệp Thủy lợi 36 0,2% 48 0,2% 54 0,2% 54 0,2%

3 Sự nghiệp giao thông -

CN - TTCN 150 0,7% 125 0,5% 105 0,5% 90 0,3%

4 Sự nghiệp Môi trường 1.321 6,6% 1.405 5,3% 1.495 6,5% 2.845 10,0%

5 Sự nghiệp kinh tế khác 17.326 86,0% 23.428 88,6% 19.972 86,4% 23.106 81,3%

Tổng 20.154 100% 26.431 100% 23.127 100% 28.428 100%

Việc tăng cường chi cho sự nghiệp kinh tế đã góp phần tích cực cho công tác chỉnh trang đô thị, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân huyện.

Về lĩnh vực nông nghiệp: UBND huyện đã chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tiếp tục đổi mới cơ cấu giống và mùa vụ, tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế. Tập trung cao trong công tác tập huấn chuyển giao KHKT nâng

cao năng lực cho cán bộ khuyến nông các cấp và kỹ thuật canh tác đến các hộ dân trên địa bàn. Năm 2017, năng xuất lúa bình quân đạt 58,5 tạ/ha, cao nhất tỉnh; tổng sản lượng thực có hạt đạt 37.034 tấn, vượt kế hoạch đề ra. Giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)