1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.3 Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
3.3.2 Công tác phân bổ chi thường xuyên ngân sách huyện
Hàng năm, UBND huyện giao Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao, Nghị quyết định mức phân bổ ngân sách địa phương của HĐND tỉnh , phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm của huyện và chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn để dự kiến phương án phân bổ ngân sách trình Chủ tịch UBND huyện quyết định.
Định mức phân bổ chi thƣờng xuyên ngân sách huyện, xã cụ thể nhƣ sau:
-Định mức phân bổ chi quản lý nhà nƣớc, Đảng, đoàn thể: tính theo
biên chế hiện có (Năm 2017: Khối Đảng, đoàn thể 125 triệu đồng/biên chế/năm; khối quản lý nhà nước 102 triệu đồng/biên chế/năm, các hội đặc thù 81 triệu đồng/biên chế/năm). Ngoài kinh phí theo biên chế như trên, huyện còn được bổ sung thêm kinh phí đảm bảo các nhiệm vụ thường xuyên khác như: Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; kinh phí duy trì mạng Tabmis; chi thi đua khen thưởng; chi kỷ niệm thành lập ngành; kinh phí duy trì hoạt động một số Ban Chỉ đạo cấp huyện,… Đối với cấp xã: chi hoạt động công tác Đảng cấp xã được phân bổ dựa trên số đảng viên theo Quy định số 99/QĐ-TW ngày 30/5/2012 của Trung ương; chi quản lý hành chính được phân bổ 400 triệu đồng/xã, thị trấn.
-Định mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế: Được tính theo tỷ trọng chi
thường xuyên theo quy định của tỉnh (theo đó tỉnh sẽ hộ trợ ngân sách đảm bảo chi sự nghiệp kinh tế chiếm tối thiểu 2 – 5% tổng chi thường xuyên NSNN, ngoài ra còn được bổ sung kinh phí tùy vào điều kiện ngân sách của tỉnh và các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của huyện trong năm), trong đó huyện hưởng 80%, xã 20%.
-Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục: Đối với các đơn vị có số
biên chế có mặt vượt so với số biên chế được giao thì định mức tính đủ theo số biên chế có mặt; các đơn vị thiếu biên chế thì định mức chi tính theo số biên chế có mặt và được bổ sung thêm mức hệ số lương 2,34 theo mức lương cơ sở/01 giáo viên/01 tháng cho số giáo viên thiếu theo định biên. Đối với các khoản chi cho công tác giảng dạy và học tập được tính theo số học sinh được cấp có thẩm quyền giao đầu năm (năm 2017: Khối mầm non định mức 245.000 đồng/học sinh/năm; Khối tiểu học định mức 280.000 đồng/học
sinh/năm; Khối THCS định mức 395.000 đồng/học sinh/năm). Ngoài ra còn các khoản chi khác như: tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị trường học… sẽ căn cứ vào khả năng của ngân sách để phân bổ bổ sung.
-Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế: Đối với huyện Lâm Thao kinh
phí được phân bổ tính theo chỉ tiêu giường bệnh và biên chế hiện có (Năm 2017: 79 triệu/giường bệnh và 109 triệu/biên chế). Ngoài ra, trạm y tế cấp xã được phân bổ theo định mức 40 triệu đồng/trạm/năm.
-Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao: được tính theo tiêu chí dân số (năm 2017: 22.630 đồng/người dân/năm).
Trong đó ngân sách huyện 68%; ngân sách xã 32%.
-Định mức chi sự nghiệp đảm bảo xã hội: Thực hiện theo chính sách
bảo trợ xã hội, Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật và các chế độ, quà cho đối tượng chính sách, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang,…
-Định mức phân bổ chi Quốc phòng, an ninh: Phân bổ theo người dân/năm (Năm 2017: đối với chi quốc phòng được phân bổ 8.491 đồng/người dân/năm; đối với chi an ninh được phân bổ 4.703 đồng/người dân/năm). Tỷ lệ phân bổ giữa huyện và xã là 50%.
-Định mức chi khác ngân sách: tính theo tiêu chí dân số (năm 2017: định mức phân bổ 6.476 đồng/người dân/năm)
Đánh giá chung:
Do huyện Lâm Thao là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Phú Thọ, không có thẩm quyền ban hành định mức phân bổ ngân sách, thẩm quyền ban hành các định mức phân bổ ngân sách do HĐND và UBND tỉnh Phú Thọ ban hành và áp dụng chung trên địa bàn toàn tỉnh. HĐND tỉnh ban hành nghị quyết định mức phân bổ ngân sách theo từng thời ổn định ngân sách, giai đoạn 2013 -2016, giai đoạn 2017 – 2020; các định mức này tương đối toàn
diện trên các tất cả các lĩnh vực về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, quản lý hành chính…., tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Qua phỏng vấn đồng chí Đào Hùng Quang – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy: “Do điều kiện ngân sách của huyện còn hạn hẹp nên huyện chưa bố trí ngân sách theo chỉ tiêu biên chế được giao mà chỉ phân bổ ngân sách theo biên chế thực tế hiện có (biên chế thực tế đang thấp hơn so với biên chế được giao), trong thời gian tới khi điều kiện ngân sách cho phép huyện sẽ thưc hiện giao theo biên chế được giao để tạo nguồn ngân sách hoạt động cho các đơn vị, nâng cao chất lượng công việc và đẩy mạnh tinh giản biên chế theo kế hoạch của huyện”.
Qua phỏng vấn đồng chí Đào Thị Kiều Oanh – Phó Trưởng phòng Tài chính huyện: “Định mức phân bổ của tỉnh giao cho huyện và xã còn nhiều bất cập, như kinh phí quản lý hành chính đối với cấp xã chỉ được phân bổ 400 triệu đồng/xã trong đó đã bao gồm tiền phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở khu dân cư, dẫn đến một số xã có nhiều khu dân cư sẽ không đảm bảo kinh phí hoạt động, vì vậy huyện phải cân đối từ nguồn ngân sách của huyện hỗ trợ cho xã; kinh phí an ninh, quốc phòng được tính theo người dân là chưa phù hợp, với định mức phân bổ rất thấp, mỗi xã chỉ thu được từ 5 – 6 triệu đồng, không đáp ứng được yêu cầu, về kinh phí an ninh quốc phòng nếu phân bổ theo nhiệm vụ thực tế phát sinh sẽ phù hợp và hiệu quả hơn”.
Qua phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thị Thủy – Chủ tịch Hội LH Phụ nữ huyện: “Việc phân bổ ngân sách theo biên chế thực tế chưa thực sự hợp lý, và công bằng đối với các tổ chức hội, đối với Hội LHPN chỉ có 04 biên chế, trong đó có 3 cán bộ lãnh đạo đã công tác nhiều năm, do đó ngân sách cấp hầu như chỉ đủ để trả lương, tiền hoạt động còn rất ít không đảm bảo tổ chức các hoạt động của hội”. Bảng 3.9 dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này:
Bảng 3.9: Phân bổ ngân sách theo biên chế đối với một số đoàn thể
Tên đơn vị Biên chế Ngân sách phân bổ (biên chế x 125 triệu đồng/người/năm) Trả lƣơng, phụ cấp Tiền chi trả các hoạt động khác Hội LHPN 4 500.000.000 408.000.000 92.000.000
Đoàn Thanh niên 5 625.000.000 330.000.000 295.000.000 Hội Nông dân 3 375.000.000 280.000.000 95.000.000