Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 70)

1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.4 Đánh giá chung

3.4.1 Ưu điểm

Công tác lập dự toán chi NSNN của huyện Lâm Thao cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo quy định của Luật NSNN, bám sát nghị quyết của HĐND huyện và trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Dự toán chi thường xuyên NSNN của huyện được lập căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện và tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước; các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về chi ngân sách của Nhà nước, công tác lập, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách tuân thủ nghiêm các quy định của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Khâu chấp hành dự toán đã có nhiều tiến bộ, các khoản chi thường xuyên cơ bản đều được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đảm bảo đúng kế

hoạch, chi đủ đáp ứng các nhiệm vụ chi thường xuyên của huyện, công tác kiểm soát chi của kho bạc ngày càng chặt chẽ hơn.

Công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, chất lượng báo cáo quyết toán đã được nâng lên rõ rệt, báo cáo quyết toán đã phản ánh tương đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng NS cũng như những hoạt động của đơn vị trong năm NS. Việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên một cách tương đối rõ ràng giữa các cấp chính quyền huyện với xã đã góp phần nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sử dụng NSNN ở địa phương; qua đó, không những tạo điều kiện cho chính quyền huyện hoạt động độc lập hơn trong khả năng của mình để xây dựng các chính sách chi tiêu, mà còn hướng tới việc nâng cao tính trách nhiệm về chính trị, tính hiệu quả và minh bạch trong quản lý chi NSNN.

Cơ cấu chi ngân sách đã từng bước đổi mới, chú ý mục tiêu phục vụ các chương trình KT-XH của huyện như: chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, xây dựng trường chuẩn quốc gia… Cơ cấu chi ngân sách huyện đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIX đã đề ra.

Tại cấp xã đã có sự cải thiện nhất định trong phân bổ nguồn lực như đã hình thành hệ thống định mức làm cơ sở cho việc phân bổ NSNN trong điều kiện nguồn lực tài chính của huyện còn giới hạn; đã xác lập được thứ tự ưu tiên trong phân bổ NSNN, chú trọng đến chi thường xuyên nhưng vẫn phải ưu tiên cho chi đầu tư phát triển; quan tâm bố trí ngân sách để chi cho các lĩnh vực xã hội, đảm bảo phân bổ các khoản chi giáo dục và y tế công bằng giữa các địa phương. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa phương cũng đã cải thiện được tính minh bạch trong quản lý chi NSNN.

3.4.2 Hạn chế

Thứ nhất, trong công tác lập dự toán chi thường xuyên

+ Việc lập dự toán ngân sách huyện chủ yếu là ấn định dựa theo tính toán của cấp trên là chủ yếu, chưa thực sự xuất phát từ cơ sở. Chất lượng xây dựng dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách còn thấp, không đảm bảo về căn cứ, nội dung, phương pháp, trình tự, mẫu biểu, thời gian (một số xã, thị trấn đến tháng 01 năm sau mới thông qua HĐND xã duyệt); các đơn vị sử dụng ngân sách thường xây dựng dự toán chi cao trong khi nguồn thu tại địa phương lại hạn chế, nhất là ở cấp xã khi xây dựng dự toán chưa ưu tiên ngân sách trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản mà xây dựng dự toán chi thường xuyên cao hơn so với UBND huyện giao. Điều này làm cho dự toán được giao không khả thi, chưa sát với tình hình đặc điểm của đơn vị, làm cho một số đơn vị gặp khó khăn, thiếu hụt trong chi tiêu.

+ Hệ thống chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức chi tiêu có nội dung chưa được ban hành đầy đủ, kịp thời, thiếu đồng bộ, chậm thay đổi, bổ sung so với thay đổi thực tế nhưng gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện như chế độ chi tiêu tiếp khách, chế độ hội nghị, công tác phí, điện thoại, xăng dầu, các định mức sử dụng tài sản công... còn chưa phù hợp, chậm được bổ sung, sửa đổi gây lãng phí và khó khăn trong công tác quản lý tài chính ngân sách. Thực tế này làm cho việc quản lý chi NSNN không phản ánh đúng diễn biến tình hình thực tế.

Thứ hai, trong phân bổ ngân sách chi thường xuyên

+ Phương thức phân bổ dự toán chủ yếu theo phương pháp truyền thống, dựa vào số biên chế thực tế, không theo số biên chế được giao và kết quả công việc đầu ra. Chưa gắn kết việc cấp phát nguồn lực tài chính với việc thực hiện các mục tiêu chính trị nên đã dẫn đến trách nhiệm giải trình trong quản lý và sử dụng ngân sách không rõ, không nêu bật được việc phân bổ và

sử dụng các nguồn lực đã mang lại kết quả và hiệu quả cụ thể như thế nào đối với đời sống kinh tế - xã hội. Điều đó thường dẫn đến thiếu sự gắn kết giữa kinh phí cấp ra với mục tiêu cần đạt được; kinh phí bị phân bổ dàn trải, thiếu trọng tâm trọng điểm trong quá trình sử dụng; không tạo động lực khuyển khích người sử dụng tiết kiệm NSNN.

+ Tiêu chí phân bổ NSNN từ cấp tỉnh đến cấp xã rất lạc hậu, chậm thay đổi, không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Hầu hết các nhiệm vụ chi đều được phân bổ theo tiêu chí biên chế và người dân, thiếu cơ sở khoa học (nhất là các khoản chi sự nghiệp kinh tế, chi khác ngân sách,… chỉ căn cứ vào tỷ trọng trong tổng ngân sách chi thường xuyên), mang tính cào bằng theo định mức, chưa theo chỉ tiêu biên chế thực tế và hiệu quả công việc; điều này thể hiện rõ nét nhất trong khoản chi quản lý hành chính, dẫn đến quá trình chấp hành dự toán gặp nhiều khó khăn, đối với các đơn vị có hệ số lương cao thì kinh phí hoạt động còn lại (sau khi trả lương và phụ cấp) rất thấp, không đảm bảo kinh phí hoạt động.

+ Một số nội dung chi chưa thể hiện vào định mức phân bổ ngân sách như chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định; các khoản chi này chỉ giải quyết được khi có nguồn vượt thu ngân sách do ngân sách chưa cân đối được; dẫn đến tình trạng nợ chi thường xuyên còn xảy ra ở một số đơn vị.

+ Do huyện không thể xây dựng kế hoạch ngân sách trung và dài hạn, phụ thuộc vào trợ cấp ngân sách hàng nằm của tỉnh theo từng thời kỳ ổn định ngân sách; do đó nảy sinh tâm lý bị động, trông chờ vào nguồn ngân sách cấp trên.

Thứ ba, việc chấp hành dự toán chi thường xuyên

+ Việc chấp hành dự toán chưa được thực hiện nghiêm, thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan tài chính và kiểm soát chi của KBNN huyện.

+ Do lập dự toán chưa chi tiết đến từng khoản mục, nhiều đơn vị khi lập dự toán chỉ ghi chung là “Chi hoạt động” dẫn đến khó kiểm soát, tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên còn khá phổ biến, thể hiện ở việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, định mức; chi tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm còn mang tính phô trương, hình thức, gây tốn kém cho ngân sách; nhiều đơn vị phần lớn kinh phí hoạt động thường xuyên chỉ dùng để chi tiếp khách, chi hội nghị, văn phòng phẩm, sửa chữa trang thiết bị…(do chưa có quy định chặt chẽ không chế tỷ lệ chi các khoản chi này trong tổng số ngân sách chi thường xuyên). Qua nghiên cứu thì trên địa bàn huyện chưa có đơn vị nào tiết kiệm được chi thường xuyên để tạo nguồn tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức.

+ Tình trạng chi không đúng thẩm quyền xảy ra ở cả cấp huyện và cấp xã (theo kết luận thanh tra), như cấp huyện chi hỗ trợ ngân sách cho một số đơn vị thuộc ngành dọc như Công an, Chi cục Thuế,... không đúng quy định của Luật Ngân sách; cấp xã chi một số nội dung không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã như sửa chữa, hỗ trợ các trường học trên địa bàn.

+ Một số đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ không bám sát vào tiêu chuẩn, định mức quy định.

+ Chưa xác định được hiệu quả chi ngân sách, do hiện nay huyện chỉ quản lý ngân sách theo yếu tố đầu vào mà chưa tính đến hiệu quả đầu ra.

Thứ tư, công tác quyết toán chi thường xuyên

+ Hồ sơ chứng thanh toán chưa đầy đủ cơ sở, điều kiện hợp lý, hợp lệ để đưa vào quyết toán ngân sách nhà nước như: thiếu dự trù, dự toán, danh sách cấp phát, bàn giao; sửa chữa trang thiết bị không có biên bản báo hỏng, biên bản kiểm tra tình trạng máy; báo giá không đầy đủ,…

+ Báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thường chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu, chất lượng báo cáo

chưa cao, nhiều trường hợp chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp. Báo cáo quyết toán của một số đơn vị phải điều chỉnh, sửa chữa dẫn đến tình trạng một số đơn vị còn chậm về thời gian khi nộp báo cáo quyết toán. Điều này là do trình độ chuyên môn, nhiều cán bộ kế toán ở các đơn vị khả năng sử dụng phần mềm quản lý tài chính, phần mềm hành chính sự nghiệp vào công tác kế toán còn hạn chế. Công tác kế toán tài chính vẫn thực hiện thủ công, công tác lưu trữ hồ sơ rất hạn chế đó làm cho công tác thanh kiểm tra ở các đơn vị mất rất nhiều thời gian nên còn lúng túng trong việc lập báo cáo quyết toán.

+ Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thường chỉ rút kinh nghiệm. Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thường chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị mà chưa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức phân bổ NS, định mức sử dụng NS của cơ quan tài chính, những bài học kinh nghiệm về việc chấp hành dự toán để nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng NS.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực tài chính ngân sách còn rất hạn chế, chủ yếu do phòng tài chính - kế hoạch kiểm tra mang tính chất hướng dẫn là chính, do đó kết quả kiểm tra chưa mang lại hiệu quả cao, nhiều trường hợp còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử lý kiên quyết đối với các đơn vị còn sai phạm về tài chính, NS. Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền huyện chưa được quan tâm, hầu hết các sai phạm đều do các ban, ngành của tỉnh phát hiện và từ tố cáo của người dân. Việc công khai ngân sách nhà nước chưa được thực hiện nghiêm ở cả cấp huyện và cấp xã,

3.4.3 Nguyên nhân của các hạn chế.

3.4.3.1 Các nguyên nhân khách quan

Quy mô ngân sách của huyện còn thấp, chưa tự chủ được ngân sách, vẫn phụ thuộc chủ yếu từ nguồn trợ cấp từ ngân sách tỉnh.

Các văn bản hướng dẫn, quy định về chế độ, chính sách một số khoản chi thường xuyên chậm được thay đổi theo tình hình thực tế, gây khó khăn trong công tác chi thường xuyên ngân sách.

3.4.3.2 Các nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Trình độ xây dựng dự toán của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu vì nhiều cán bộ làm công tác kế toán tại các cơ quan, đơn vị không được đào tạo bài bản. Trong quá trình lập dự toán, một số đơn vị thường lấy số dự toán giao năm trước nhân với một tỷ lệ nhất định để lập dự toán năm sau mà chưa căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách ổn định trong từng thời kỳ; chưa căn cứ vào việc điều chỉnh giảm hay bổ sung nhiệm vụ chi; vào việc thay đổi chính sách về tiền lương, định mức chi tiêu của Nhà nước. Số liệu dự toán được các đơn vị xây dựng không chính xác, thường cao hơn so với định mức phân bổ ngân sách theo quy định mà không giải trình được nguyên nhân

Thứ hai, năng lực, trình độ quản lý, điều hành NSNN từ cơ quan quản lý về mặt hành chính đến các đơn vị sử dụng NSNN còn nhiều bất cập, hạn chế. Sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành và các xã, thị trấn, huyện trong quá trình quản lý NS chưa thực sự nhịp nhàng. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chưa được quan tâm đúng mức, khi phát hiện những sai sót việc làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý chưa nghiêm. Công tác giám sát đánh giá, việc theo dõi, đánh giá hiệu quả còn bị xem nhe.

Thứ ba, việc chấp hành cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu NSNN chưa đúng quy định là nguyên nhân gây ra lãng phí ở một số khâu, một số khoản chi. Một số ít lãnh đạo, cán bộ công chức ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chưa nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách. Trách nhiệm của các thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc quản lý sử dụng ngân sách, chế tài xử lý khi vi phạm còn thiếu, nhiều đơn vị giao cho cấp phó

làm chủ tài khoản, dẫn đến khi có vụ việc vi phạm về tài chính xảy ra thường khó quy trách nhiệm cá nhân.

Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến, cập nhật các văn bản pháp luật mới về NSNN, quán triệt luật NSNN đến các đơn vị sử dụng NS chưa sâu sắc, chưa sâu rộng, do vậy nhận thức về luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan, đơn vị và của cán bộ còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu để đáp ứng nhiệm vụ công tác.

CHƢƠNG 4:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ

4.1. Quan điểm quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách huyện Lâm Thao đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

Với mục tiêu sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lâm Thao. Do đó, công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của huyện trong thời gian tới được thực hiện theo các quan điểm và định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, Thực hiện cải cách tài chính công gắn liền với tinh giảm biên chế; thực hiện xã hội hoá một số khoản chi thường xuyên nhằm giảm dần tỷ lệ chi thường xuyên từ NSNN. Để thực hiện được nhiệm vụ này, trong thời gian qua Huyện ủy đã ban hành Đề án tinh giản biên chế và sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2016 – 2021; từng bước sát nhập một số các phòng, ban, đơn vị có nhiệm vụ tương đồng theo lộ trình (như sát nhập Trung tâm giáo dục thường xuyên với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị với Ban Tuyên giáo Huyện ủy, sát nhập các trường tiểu học, trung học cơ sở tại một số xã trên địa bàn thành một trường có nhiều cấp học,…)

Thứ hai, ưu tiên chi thường xuyên trước hết nhằm thực hiện chiến lược phát triển con người (giáo dục, y tế, xã hội,...), thực hiện các chính sách xã hội. Thực hiện nguyên tắc thắt chặt trong chi tiêu thường xuyên đặc biệt là chi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)