CHƯƠNG 2 : CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Tác giả lựa chọn 3 xã (Nhân Hoà là 01 trong 20 xã điểm của tỉnh, triển khai hiệu quả; Bạch Sam là xã gặp nhiều khó khăn, kết quả xây dựng NTM còn hạn chế và xã Cẩm Xá đại diện cho các xã triển khai có kết quả xây dựng NTM ở mức trung bình) đại diện cho 12 xã của huyện.
- Các đối tượng khảo sát: Nông dân, cán bộ làm công tác xây dựng NTM ở xã, huyện, tỉnh được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên để tiến hành điều tra, lấy ý kiến nhận xét đánh giá.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu + Số liệu, tài liệu thứ cấp: + Số liệu, tài liệu thứ cấp: + Số liệu, tài liệu thứ cấp:
Số liệu, tài liệu thứ cấp bao gồm các vấn đề lý luận về NTM, các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, của tỉnh, huyện có liên quan, kinh nghiệm về xây dựng NTM của các nước và báo cáo tổng kết của tỉnh, huyện và các xã; các sở, ban, ngành có liên quan, các tài liệu, thông tin qua sách báo, tạp chí…
+ Số liệu sơ cấp:
Thông tin, số liệu sẽ được tiến hành thu thập thông qua: điều tra, điều tra chuyên sâu các đối tượng ở trên (liên quan đến quá trình xây dựng NTM ở địa bàn nghiên cứu) theo phương pháp điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu. Số liệu sơ cấp sẽ được tính toán, phân tích để làm rõ về thực trạng quá trình xây dựng NTM tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Điểm nghiên cứu, cũng như số lượng cụ thể đối tượng tiến hành điều tra được lựa chọn minh họa cụ thể:
- Nông dân (xã Nhân Hoà: 22 người, Cẩm Xá: 14 người, Bạch Sam 24 người).
- Cán bộ làm công tác NTM tỉnh, huyện, xã: 6 cán bộ.
+ Các công cụ, phương pháp phân tích số liệu, dữ liệu sơ cấp, thứ cấp
- Phần mềm Excel được sử dụng để thống kê hệ thống dữ liệu khoa học và công nghệ tại các địa điểm nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và so sánh số liệu, dữ liệu được sử dụng để đánh giá quá trình thực hiện các văn bản của tỉnh, Chính phủ đưa ra để từ đó tìm ra các nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp.
2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả
Để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ niên giám thống kê và báo cáo tổng kết Chương trình của địa phương nhằm phản ánh thực trạng
quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào .
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế; bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và phân tích tần số xuất hiện của các đối tượng nghiên cứu.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
Hoạt động nghiên cứu sẽ kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng, trong đó phương pháp định tính đóng vai trò chủ đạo và các phân tích định lượng đóng vai trò minh họa, hỗ trợ. Việc tham vấn các chuyên gia về theo dõi đánh giá, chuyên gia đánh giá tác động là một trong những hoạt động của nghiên cứu này.
Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những sự giống nhau cũng như sự khác biệt trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào .
Phân tích kinh nghiệm của một số địa phương trong việc quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới và có sự đối chiếu, so sánh với huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên để rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp.
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở kết hợp so sánh các phương án thực hiện, tổng hợp kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng các giải pháp mang tính chiến lược và thực tiễn cho huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
2.2.5. Phương pháp chuyên gia, hội thảo
Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp, hỏi ý kiện của các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực của vấn đề cần nghiên cứu. Đây là phương pháp dựa trên cơ sở đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, khả năng phán đoán tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu hỏi trả lời một cách khoa học. Phương pháp này được áp dụng tốt trong trường hợp xác định vấn đề
xuất phát và các mục tiêu căn bản của một chương trình, một đề tài, dự báo vần đề mới. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này cần lựa chọn những chuyên gia là người có tâm, có tầm; Cùng một vấn đề có thể lấy ý kiến từ nhiều chuyên gia, điều này có thể thực hiện thông qua tổ chức hội thảo, hội nghị, điều tra bằng phiếu hỏi về vấn đề nghiên cứu.
Áp dụng phương pháp này, tác giả luận văn sẽ tham khảo, trao đổi ý kiến với lãnh đạo Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, cán bộ phụ trách chương trình quản lý nhà nước về xây dựng NTM của Sở, các thành viên trong BCĐ xây dựng NTM huyện, lãnh đạo UBND các xã những người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM trong toàn huyện
nhằm hoàn thiện các luận cứ của luận văn.
Phương pháp này được thực hiện thông qua các hội nghị chuyên đề, các cuộc tiếp xúc làm việc trực tiếp, tiến hành trao đổi ý kiến với các nhà quản lý, các cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng NTM. Tham gia các chương trình làm việc của tỉnh, các hội thảo, hội nghị về vấn đề quản lý xây dựng NTM để chia sẻ kinh nghiệm và thông tin với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực của luận văn.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN