CHƯƠNG 2 : CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mớ
4.2.2. Giải pháp đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực
- Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã
Con người là nhân tố then chốt đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức, triển khai thực hiện xây dựng NTM. Kinh nghiệm của Hàn Quốc, các nước trên thế giới và một số địa phương trong nước cho thấy, để
xây dựng thành công NTM đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, tâm huyết, trách nhiệm và phải có uy tín với nhân dân. Do đó, việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng NTM là rất quan trọng.
Công việc trước tiên cần làm là lãnh đạo huyện Mỹ Hào cần ưu tiên tập trung bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực trình độ cho cán bộ các cấp
- Cán bộ huyện: Cần rà soát lại đội ngũ trưởng, phó các phòng, ban ngành, đoàn thể cấp huyện để ưu tiên đào tạo ngay những cán bộ chưa đạt trình độ chuyên môn đại học, trình độ chính trị cao cấp; lựa chọn một số cán bộ trẻ, có năng lực chuyên môn tốt cho đi đào tạo trên đại học. Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho đội ngũ chuyên viên của UBND huyện.
- Cán bộ xã: Rà soát, cử những cán bộ chủ chốt cấp xã có thời gian công tác đang còn dài nhưng chưa có trình độ chuyên môn trung cấp đi đào tạo trung cấp hoặc đại học; cử những cán bộ chủ chốt còn thời gian công tác trên một nhiệm kỳ đi học chương trình trung cấp lý luận chính trị; thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước cho đội ngũ công chức cấp xã.
- Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về xây dựng NTM
Ngoài việc đào tạo về chuyên môn và chính trị, tất cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở cần được bồi dưỡng các kiến thức về NTM theo Chương trình tại Quyết định 1003/QĐ-BNN-KTHT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Vì vậy, huyện cần chủ động bố trí nguồn kinh phí hoặc phối hợp với các sở, ngành tổ chức các lớp tập huấn về xây dựng NTM cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM cấp huyện, đặc biệt là cấp xã, thôn.
- Tổ chức các chuyến tham quan học tập
Ngoài việc mở các lớp đào tạo, tập huấn cần lựa chọn các mô hình tốt, cách làm hay, những điển hình tiên tiến ở các địa phương trong và ngoài tỉnh để
tổ chức cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM được đi tham quan, học tập từ đó về vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi địa phương nhằm nâng cao hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM trên địa bàn huyện.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phát động các phong trào thi đua xây dựng NTM
Trong xây dựng NTM, nông dân là chủ thể vì vậy, cần phát huy tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Để làm được như vậy thì nhận thức của mỗi cán bộ đảng viên, đội ngũ cán bộ làm NTM các cấp cần phải đi trước một bước thì mới có thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến người dân và cộng đồng. Để khơi dậy, phát huy tinh thần đó cần phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân để họ hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng, từ đó chủ động, tích cực tham gia cùng đoàn kết chung sức xây dựng NTM. Xây dựng được NTM, không đơn giản người dân đóng góp công sức, tiền của để xây dựng cơ sở hạ tầng phải tự họ chỉnh trang nhà cửa, mà còn mạnh dạn vay vốn, biết sử vốn để tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần, xây dựng nếp sống văn minh, tình làng nghĩa xóm, góp phần giữ vững quốc phòng an ninh, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Cần đối thoại, trao đổi trực tiếp trong tuyên truyền (Trên đài phát thanh xã vẫn có mục lồng ghép tuyên truyền vê xây dựng NTM, Tuy vậy, có nhiều nội dung xây dựng NTM như thế không phải ai cũng có thể nắm và hiểu hết. Tôi đề nghị các cấp chính quyền nên tổ chức đối thoại, trao đổi trực tiếp, để người
dân chúng tôi nắm bắt chủ trương, chính sách cụ thể hơn. Ông Nguyễn Văn Bộ - Thôn Bến, xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào)
Kinh nghiệm của nhiều nơi trong thời gian triển khai vừa qua cho thấy, nếu cứ áp đặt cho người dân, không để họ được tham gia bàn bạc, quyết định thì dễ dẫn tới thất bại. Chỉ khi nào người nông dân hiểu được ý nghĩa, trách
nhiệm, vai trò to lớn của mình và những nội dung cần làm thì công cuộc xây dựng NTM mới thành công.
Giải quyết vấn đề “tam nông” là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, công tác tuyên truyền cần phải tổ chức thường xuyên, hướng tới mọi đối tượng. Bất kỳ giai cấp, tầng lớp nào sinh sống ở nông thôn, được hưởng thụ thành quả của NTM thì đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng NTM.
Vì vậy, công tác tuyên truyền cần phải thường xuyên liên tục, mọi lúc, mọi nơi và được đổi mới bằng nhiều nội dung, hình thức khác nhau. Bên cạnh
việc làm cho mọi người hiểu về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng NTM, cán bộ cần tăng cường tổ chức các buổi đối thoại, trao đổi trực tiếp với cộng đồng dân cư, người dân,…Ngoài ra, cần chú ý nêu gương những điển hình tiên tiến, mô hình tốt, cách làm hay, cần được tiến hành thường xuyên, kịp thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức.
Mỗi địa phương, tổ chức cần xây dựng phát động các phong trào thi đua cụ thể và thiết thực xây dựng NTM: Mỗi thôn, mỗi đoàn thể nên lựa chọn một việc làm cụ thể để làm mẫu và vận động nhân dân tham gia, có mục tiêu hiệu quả thiết thực. Như Hội nông dân chọn việc cải tạo vườn tạp; Đoàn Thanh niên chọn việc đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lập doanh nghiệp mở rộng phát triển sản xuất hàng hóa; Hội Cựu chiến binh chọn việc chỉnh trang nhà cửa, lựa chọn nghề mới, ngành nghề phụ ở nông thôn; Hội phụ nữ đẩy mạnh thực hiện vệ sinh môi trường, hướng dẫn chị em biết vay vốn, sử dụng vốn có hiệu quả để phát triển kinh tế hộ, phát triển sản xuất kinh doanh;…Trong các phong trào của Mặt trận, đoàn thể cần tích cực đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động nên xây dựng thành các tiểu dự án và có đầu tư vốn để thực hiện. Các phong trào cần xác định rõ mục tiêu, giải pháp và sản phẩm công việc cụ thể, hiệu quả thiết thực trong thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới nhằm tránh và khắc phục tình trạng
- Tăng cường huy động và tiếp nhận các nguồn lực
Cần phải đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM theo phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết” Khi triển khai thực hiện Chương trình, các xã đều thiếu vốn và chưa có kinh nghiệm trong việc huy động nguồn lực. Vì vậy, sự hỗ trợ từ ngân sách tỉnh ban đầu là cần thiết để tạo đà, tạo niềm tin cho nhân dân và toàn xã hội tham gia tạo cơ sở để có thêm ngày càng nhiều các nguồn vốn khác từ ngân sách địa phương; đóng góp của nhân dân dưới nhiều hình thức: Đóng góp bằng công sức, tiền của, hiện vật vào các công trình công cộng; vốn
lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu trên địa bàn. Bên cạnh đó, huyện, xã cần hết sức chú ý huy động vốn từ các doanh nghiệp thông qua các hình thức thu hút đầu tư, liên doanh liên kết và nhất là tăng vốn tín dụng cho các hộ, các tổ hợp tác, HTX vay để phát triển sản xuất,…Về cơ bản và lâu dài để
NTM được xây dựng và phát triển bền vững thì cần phải tập trung phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao nội lực của nhân dân kết hợp với vốn đầu tư, liên doanh, liên kết của các doanh nghiệp và vốn tín dụng ngân hàng phải trở thành những nguồn lực chủ yếu nhất.
Trong xây dựng NTM cần chú ý đến đối tượng là con em của địa phương làm ăn thành đạt công tác xa quê để tuyên truyền vận động, tranh thủ sự tham gia, ủng hộ của họ cho xây dựng NTM.