Nhận thức của người dân và cộng đồng dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG 2 : CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng NTM tạ

3.2.3. Nhận thức của người dân và cộng đồng dân cư

Có thể nhận thấy đây là yếu tố quyết định đến sự thành công trong xây dựng NTM, nếu cộng đồng dân cư hiểu được mục đích, ý nghĩ và tầm quan trọng thì họ sẽ sẵn sàng tham gia đóng góp và ủng hộ.

(Nghe nói cấp trên hỗ trợ xi măng xây dựng đường thôn, xóm. Tôi vận động gia đình, bà con làng xóm hiến đất, bỏ công sức cùng với chính quyền các cấp xây dựng đường sạch đẹp phục vụ nhu cầu đi lại của bà con.

Ông Lê Văn Bình - Thôn Dâu, xã Cẩm Xá, huyện Mỹ Hào)

Qua thực tế triển khai ở một số địa phương trong huyện thời gian qua cho thấy, nơi nào nhận thức của người dân cao, họ tin tưởng vào chủ trương đường lối, cán bộ địa phương thì sẽ thuận lợi trong việc triển khai thực hiện. Còn ở đâu người dân, cộng đồng dân cư chưa nhận thức ra, hiểu chưa đầy đủ về Chương trình, không tin tưởng vào đội ngũ cán bộ thì sẽ rất khó để huy động được sự tham gia, đóng góp của người dân. Xây dựng NTM là của nhà nước, do nhà nước đầu tư

(Trong lớp tập huấn bà con phát biểu rằng: “Người nông dân chúng tôi nghèo khó, thu nhập thấp nhà nước có chủ trương xây dựng NTM thì cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho chúng tôi. Xây dựng nông

thôn mới là của nhà nước, do nhà nước đầu tư”. Ông Lê Văn Thắng - Văn Phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh)

Tác giả phỏng vấn người dân ở 3 xã về việc tham gia, đóng góp cho xây dựng NTM. Kết quả thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2. Mức độ đóng góp của người dân, cộng đồng

Tiêu chí

Số người điều tra

Ý kiến của người được điều tra

Sẵn sàng Còn tùy Không muốn

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Góp tiền 60 28 46,6 19 31,7 13 21,7 Góp công 60 26 43,3 18 30,0 16 26,7 Hiến đất 60 8 13,3 14 23,3 38 63,4

Nguồn số liệu điều tra năm 2013

Từ bảng 3.2 nhận thấy sốn người góp tiền là 28 người (46,6%), không muốn là 13 người (21,7 %), còn lại 19 người (31,7%) họ cho rằng sẽ tùy thuộc vào cách làm của địa phương họ thấy hợp lý sẽ đóng góp.

Đối với việc góp công cho các nội dung xây dựng NTM thì 26 người (43,3%) sẵn sàng đóng góp, 16 người (26,7) không tham gia và 18 người (30,0%) xem xét cách làm của mỗi địa phương. Còn với việc hiến đất thì số người sẵn sàng hiến chỉ là 8 người (13,3%), 14 người (23,3%) còn tùy, không hiến là 38

người (63,4%). Kết quả cho thấy, nhận thức của người dân và cộng đồng còn khá hạn chế nên chưa thực sự tham gia ủng hộ xây dựng NTM.

Bảng 3.3. Lý do không tham gia đóng góp xây dựng NTM

Lý do không tham gia đóng góp xây dựng NTM Số người điều tra Kết quả Số người Tỷ lệ (%) Không tin tưởng vào hiệu quả xây dựng NTM

60

8 13,3

Không tin tưởng vào đội ngũ cán bộ 35 58,3

Điều kiện kinh tế khó khăn 17 28,4

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

Đa số ý kiến không ủng hộ xây dựng NTM là do không tin tưởng vào đội ngũ cán bộ, chính quyền địa phương (58,3%); do không tin tưởng hiệu quả xây dựng NTM (13,3 %) và 28,4 % cho rằng họ nghèo khó, không có tiền Vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần đặc biệt chú ý đến công tác tuyên truyền coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong cả quá trình, vì nhận thức người dân không phải ngày một, ngày hai là có thể thay đổi được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)