Cơ chế huy động và quản lý nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 2 : CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào

3.3.5. Cơ chế huy động và quản lý nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

Tập trung huy động mọi nguồn vốn từ trung ương, tỉnh, địa phương thực hiện cơ chế huy động vốn cho từng nội dung theo quy định của Chính phủ và các cơ chế chính sách của tỉnh đồng thời lồng ghép vốn của các Chương trình MTQG; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.

Huy động nguồn lực của địa phương (huyện, xã) theo phân cấp ngân sách. Vốn thu được từ đấu giá quyền sử đất hoặc cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất trên địa bàn xã để lại cho ngân sách xã ít nhất 80% để thực hiện các nội dung xây dựng NTM.

Thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước hoặc của tỉnh, được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.

Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác và vận động người dân đang làm việc sinh sống xa quê góp vốn xây dựng NTM ở địa phương. Tuyên truyền để mọi người đều biết, từ đó thống nhất đóng góp thực hiện theo từng dự án cụ thể; các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; khuyến khích, hỗ trợ nhân dân vay các nguồn vốn tín dụng để đầu tư cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cải tạo, chỉnh trang nhà ở... Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác và vận động người dân đang làm việc sinh sống xa quê góp vốn xây dựng NTM ở địa phương.

3.3.6. Kiện toàn bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp

Chú thích:

Sơ đồ 3.1. Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý chỉ đạo, xây dựng NTM huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

Nguồn: Số liệu từ tổ giúp việc BCĐ huyện Mỹ Hào

Đến hết tháng 9/2010 bộ máy chỉ đạo, quản lý xây dựng NTM huyện đến thôn được kiện toàn cơ bản theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT- BNNPTNT-BKHĐT-BTC, ngày 13/4/2011 về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Từ sơ đồ 3.1. ta thấy:

- Ban chỉ đạo huyện là cơ quan chỉ đạo, tổ công tác giúp việc là cơ quan tham mưu, giúp việc cho BCĐ là cầu nối, phối hợp trao đổi thông tin giữa ban chỉ đạo huyện với xã.

- Cấp huyện: BCĐ huyện gồm 21 thành viên: 01 Trưởng ban là Chủ

Tham mưu

Tham mưu

Chỉ đạo Trao đổi thông tin

TỔ GIÚP VIỆC BCĐ HUYỆN BQL XÂY DỰNG NTM CẤP XÃ BCĐ HUYỆN BCĐ XÃ

TỔ GIÚP VIỆCBQL XÃ BAN PHÁT TRIỂN THÔN

NGƯỜI DÂN, CỘNG ĐỒNG

tịch UBND huyện, 03 Phó trưởng ban gồm 02 Phó Chủ tịch UBND huyện và 01 Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, 17 thành viên là trưởng các ban, ngành đoàn thể. Tổ giúp việc BCĐ huyện gồm 13 thành viên: 01 Tổ trưởng - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT; 02 Tổ phó - Phó Chánh văn phòng UBND huyện, Chuyên viên phòng Nông nghiệp và PTNT; 10 Tổ

viên - Chuyên viên các phòng ban của huyện

- Ở cấp xã: BCĐ xã chỉ đạo BQL tổ chức triển khai thực hiện xây dựng NTM; tham mưu, giúp việc cho BQL có tổ công tác giúp việc ban quản lý.

- Cấp thôn có Ban phát triển thôn, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của BQL xã trao đổi cung cấp thông tin với tổ công tác giúp việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)