Nhóm giải pháp tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ bảo hiểm tại công ty bảo việt phú thọ (Trang 93 - 95)

3.2. Giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ bảo hiểm tại Công ty Bảo Việt

3.2.3. Nhóm giải pháp tài chính

Nhóm giải pháp này liên quan đến việc hình thành, tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đối với Bảo Việt Phú Thọ, do là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, nên các quỹ tiền tệ không đầy đủ như một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập. Có hai loại quỹ tiền tệ cần quan tâm nhất là quỹ doanh thu phí bảo hiểm và quỹ bồi thường bảo hiểm. Các giải pháp tài chính đưa ra nhằm tăng cường tính hiệu quả trong quá trình hình thành tạo lập và sử dụng hai quỹ này. Tác giả luận văn kiến nghị thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

3.2.3.1. Bố trí nguồn lực tài chính hợp lý để phát triển sản phẩm mới, thị trường mới

Kế hoạch doanh thu hàng năm, Tổng công ty giao cho các đơn vị thành viên tăng bình quân 15%. Để hoàn thành mục tiêu này, trong bối cảnh các sản phẩm truyền thống đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn, khả năng tăng trưởng doanh thu theo mức kế hoạch đặt ra là rất khó nếu cứ tiếp tục đi theo “lối mòn” này. Do đó, cần tập trung nguồn lực tài chính để triển khai các sản phẩm bảo hiểm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhóm khách hàng cá nhân.

3.2.3.2. Có chiến lược đầu tư cho các nhóm khách hàng có thể phát triển các dịch vụ bảo hiểm mới.

Hiệu quả kinh doanh của Bảo Việt Phú Thọ chủ yếu đến từ nhóm khách hàng tổ chức, tập trung vào một số nghiệp vụ bảo hiểm. Do đó cần xây dựng chiến lược để chuyển dịch cơ cấu doanh thu vào nhóm các khách hàng và nghiệp vụ này.

Về khách hàng, cần sử dụng các chính sách khuyến khích tài chính để

giữ được những khách hàng chiến lược, truyền thống của công ty như: Tổng công ty giấy Việt Nam, Công ty cổ phần supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, Khối giáo dục như để từ đó phát triển các dịch vụ bảo hiểm mới như đã

KẾT LUẬN

Phát triển các dịch vụ bảo hiểm luôn là mục tiêu hướng tới trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Sử dụng hợp lý các nguồn lực, nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh là nhiệm vụ cần thiết để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm.

Với tư cách pháp lý là một đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu về thị phần, không ngừng nâng cao đời sống người lao động là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của Bảo Việt Phú Thọ.

Qua 3 chương, tác giải luận văn đã cố gắng trình bày những vấn đề cơ bản về dịch vụ và dịch vụ hiểm nói riêng (Chương 1). Trên cơ sở đưa ra các phương pháp nghiên cứu tác giả đã phân tích thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm tại Công ty Bảo Việt Phú Thọ giai đoạn 2009 -2013 (Chương 2) để rút ra được những kết quả đã đạt được đồng thời chỉ ra những hạn chế trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty Từ đó, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, chiến lược kinh doanh trong giai đoạn tới tác giả đề xuất 6 nhóm giải pháp lớn để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Bảo Việt Phú Thọ.(Chương 3)

Xuất phát từ vị trí công tác của mình, tác giả hy vọng rằng, những giải pháp đưa ra sẽ được áp dụng vận dụng vào tình hình thực tiễn tại Bảo Việt Phú Thọ.

Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm và bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII (2013). 2. Báo cáo đánh giá thị trường bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2011). 3. Bộ tài chính(2007): Thông tư số 156/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện

chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới được thành lập, tổ chức và hoạt động theo luật kinh doanh bảo hiểm, ban

hành ngày 20 tháng 12 năm 2007.

4. Hoàng Văn Châu, Vũ Sĩ Tuấn, Nguyễn Như Tiến (2002), Bảo hiểm

trong kinh doanh, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

5. Công ty Bảo Việt Phú Thọ (2009-2013), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh

doanh.

6. Phạm Văn Dược (1998), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản

thống kê

7. Nguyễn Ngọc Hà (2009), “Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm của các

nước và những bài học đối với Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ

Hàng hải, số 18-6/2009, tr. 80-83.

8. Học viện tài chính Hà Nội (2005), Giáo trình bảo hiểm, nhà xuất bản tài

chính.

9. Quốc hội (2000), Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày

09/12/2000.

10. Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt (2005, 2010), Quyết định phân cấp

quyền hạn trách nhiệm và hạch toán nội bộ hiệu quả kinh doanh đối với các đơn vị thành viên.

11. Trương Mộc Lâm, Lưu Nguyên Khánh (2001), Một số điều cần biết về

pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

12. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1998), Giáo trình quản trị kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển các dịch vụ bảo hiểm tại công ty bảo việt phú thọ (Trang 93 - 95)