Đơn vị tính: con Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1. Đàn trâu bò 6.334 6.421 6.470 6.500 6.500 7.000 7.200 2. Đàn lợn 52.700 53.000 55.000 57.000 51.000 65.000 67.000 3. Đàn gia cầm 856.000 870.000 900.000 800.000 900.000 950.000 1.000.000 4. Thuỷ sản (tấn) 5.123 5.000 5.150 5.500 4.800 6.000 6.100
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phù Cừ năm 2012)
Tổng số đàn gia súc gia cầm tăng nhanh, chỉ tiêu đến năm 2015 số lượng đàn gia cầm đạt trên 1.000.000 con thì đến năm 2012 đã đạt xấp xỉ mục tiêu đề ra; năng suất thủy sản cũng tăng nhanh giai đoạn 2006 - 2010 chỉ đạt trên 5.000 tấn/năm thì năm 2012 đạt trên 6.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, đàn lợn không những tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng, tỷ lệ nạc hóa đàn lợn năm 2006 chỉ khoảng trên 50% thì năm 2012 đã đạt trên 75%; tương tự đàn trâu bò phát triển tương đối ổn định, đem lại giá trị nông sản hàng hóa khá cao cho huyện.
* Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp (cây lương thực-rau màu, củ quả, cây công nghiệp-chăn nuôi, thuỷ sản) đã có sự chuyển dịch rõ rệt và theo hướng tích cực: Năm 2006 là 45%-25%-30%, năm 2012 là 35%-27%-38%;
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp năm 2006 và năm 2012 Trồng trọt Rau màu Chăn nuôi Trồng trọt Rau màu Chăn nuôi
Cơ cấu trà vụ lúa Đông xuân có nhiều đổi mới tích cực theo hướng giảm trà xuân sớm, tăng trà xuân muộn, diện tích, sản lượng lúa hàng hoá có giá trị cao tăng nhanh, năm 2006 diện tích lúa hàng hoá vụ Đông xuân chiếm 25%, năm 2010 diện tích lúa hàng hoá vụ Đông xuân chiếm trên 70%.
Tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản tăng nhanh, năm 2006 chiếm 30%, năm 2012 chiếm 38%;
Cơ cấu đàn giống gia cầm chuyển dịch theo hướng bền vững, hiệu quả. Mở rộng diện tích nuôi cá thâm canh, diện tích nuôi thuỷ đặc sản như: Cá trắm đen, ếch, baba. Các tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản được áp dụng vào sản xuất như nuôi cá thâm canh bằng thức ăn công nghiệp, kỹ thuật phòng, chữa bệnh cho cá góp phần bảo vệ an toàn dịch bệnh và tăng hiệu quả nuôi thuỷ sản.
* Phát triển nông sản hàng hoá
Những năm gần đây, huyện đã hình thành và phát triển một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, với các loại sản phẩm về rau màu, cây ăn quả, đàn lợn, đàn bò.
Diện tích rau, màu, củ, quả có giá trị kinh tế cao tiếp tục được mở rộng
Năm 2006 Năm 20
cây vụ đông như: Dưa chuột xuất khẩu, bí các loại, ớt, ngô nếp, ngô ngọt. Cơ cấu giống của tập đoàn cây ăn quả chuyển đổi theo hướng đa dạng hoá, tăng tỷ trọng cây ăn quả ngắn ngày, cây ăn quả có giá trị cao như: nhãn muộn, vải lai, cam đường canh, bưởi diễn, chuối tiêu hồng, cho hiệu quả kinh tế cao. Tập trung phát triển diện tích cây ăn quả lâu năm như nhãn muộn, vải lai, cam đường canh, bưởi diễn ở vùng đất ven sông Cửu An, Tây Nam Kẻ Sặt, vùng đất pha sa cổ như: xã Minh Tân, Nhật Quang, Tam Đa và xã Tiên Tiến; phát triển diện tích cây chuối, cây ăn quả ngắn ngày trên đất bãi, đất chuyển đổi của xã Tống Trân, Nguyên Hoà, Minh Tân, Đình Cao và xã Đoàn Đào. Tập trung gieo trồng trên đất bãi, đất chuyên rau màu, củ quả, đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đất chân dược mạ mùa. Đưa các giống cây trồng có khả năng cung cấp nguyên liệu cho chế biến và nhu cầu thị trường như: dưa chuột bao tử, ớt, bí ngô, bí xanh, dưa gang, dưa hấu ở các xã, thị trấn Trần Cao, Tam Đa, Nhật Quang, Đình Cao, Đoàn Đào, Tiên Tiến.
Thực hiện có hiệu quả chương trình “Nạc hoá” đàn lợn, “Sind hoá” đàn bò: Đàn bò thịt cao sản tăng nhanh về số lượng và sản lượng, đàn lợn phát triển theo hướng vừa sản xuất con giống hàng hoá vừa sản xuất lợn thịt hướng nạc góp phần đa dạng hoá sản phẩm chăn nuôi lợn. Giống gia cầm, đàn gà bố mẹ tăng nhanh, sản xuất con giống phục vụ cho chăn nuôi tại chỗ và làm con giống hàng hoá, đồng thời tăng nhanh tổng đàn và sản lượng gia cầm siêu trứng, siêu thịt. Chăn nuôi gia cầm được quy hoạch theo chương trình phát triển nông nghiệp của huyện giai đoạn 2006 - 2010, tập trung ở 3 địa phương là thị trấn Trần Cao, xã Tống Phan và xã Đình Cao chủ yếu là phát triển đàn gà và vịt đẻ; đến năm 2012 tổng đàn gia cầm trong toàn huyện đạt 1 triệu con. Giai đoạn 2011 - 2015, huyện tiếp tục mở rộng quy hoạch đàn gia cầm với nhiều loại giống khác nhau và quy mô trên 1 triệu con; tập trung phát triển đàn gia cầm siêu thịt, siêu trứng; đồng thời phát triển đàn gà bố mẹ để sản
xuất con giống cho nhu cầu nội địa và trứng giống; các giống gia cầm mới có chất lượng và giá trị cao được đưa vào sản xuất như gà Đông Tảo, gà Tây, gà lai chọi… áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, nhằm kiểm soát dịch bệnh đảm bảo môi trường và sức khoẻ cộng đồng dân cư. Hiện nay, tổng đàn gia cầm đã tăng lên khoảng 1 triệu con.
Diện tích mặt nước được đẩy mạnh đầu tư thâm canh, khai thác có hiệu quả trên 200ha, đồng thời các hình thức nuôi thuỷ sản như nuôi cá ruộng, nuôi ếch, nuôi cá quả theo phương pháp công nghiệp được phát triển; mở rộng quy mô, diện tích nuôi thuỷ đặc sản. Những giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng cao được đưa vào nuôi thâm canh như: Cá rô đồng, cá diêu hồng, cá quả. Chủ động sản xuất và ương nuôi cá giống, thuỷ đặc sản để phục vụ cho sản xuất nội địa và giống hàng hoá; quan tâm, chú trọng đến bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản trên sông trục, và sông Cửu An, sông Tây Nam Kẻ Sặt. Giai đoạn 2006 - 2010, huyện quy hoạch thủy sản đạt mức trên 5.000 tấn/năm; theo số liệu thống kê hàng năm cơ bản đều đạt kế hoạch.
* Hình thức tổ chức sản xuất:
Phù hợp với quá trình phát triển của sản xuất là sự phát triển các hình thức tổ chức sản xuất. Bên cạnh hình thức kinh tế hộ gia đình– là hình thức sản xuất chủ yếu, huyện chú ý đầu tư phát triển các loại hình sản xuất khác để nâng cao năng suất lao động và giá trị sản xuất hàng hoá, trong đó mô hình kinh tế trang trại của huyện khá phát triển so với các huyện khác trong tỉnh Hưng Yên, nó không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn giúp giải quyết nhiều việc làm cho lao động ở địa phương. Mô hình trang trại chăn nuôi được phát triển nhiều nhất so với các mô hình trang trại khác. Năm 2012, trên toàn huyện, trong chăn nuôi có 253 trang trại, trong khi nuôi trồng thuỷ sản có 56 trang trại và kinh doanh tổng hợp có 19 trang trại. Các trang trại chủ yếu
hoạt động theo mô hình VAC, có một số trang trại chuyên canh trồng cây ăn quả như bưởi diễn, cam Vinh, cam đường canh... các chủ trang trại này có sự liên kết phân công lao động trong nội bộ trang trại để thực hiện các quá trình sản xuất; bên cạnh đó chủ trang trại còn thường xuyên liên kết với các tổ chức kinh tế khác như Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp để mua vật tư phục vụ sản xuất; liên kết với các tổ chức tín dụng để vay vốn phát triển, mở rộng quy mô trang trại; liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm, và đặc biệt quan trọng là các trang trại này đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến, đưa công nghệ cao ứng dụng vào sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, nâng cao năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Dưới đây là một số trang trại điển hình của địa phương:
- Mô hình trang trại nhà ông Hoàng Kiến Quốc, thôn Hoàng Các, xã Tiên Tiến có diện tích 6ha; loại hình sản xuất: trồng cây ăn quả như cam đường canh, cam vinh, bưởi diễn và nuôi cá trắm đen, cá rô phi đơn tính, cá rô đồng. Vốn đầu tư là: 3tỷ đồng; số lao động thường xuyên: 10lao động; số lao động thời vụ: 15lao động; thu lãi hàng năm: 1,2tỷ đồng.
- Mô hình chăn nuôi nhà ông Nguyên Hữu Tân, thôn Duyên Linh, xã Đình Cao có diện tích 1ha; loại hình sản xuất: chăn nuôi lợn nái ngoại, lợn thịt siêu lạc, gà lai chọi, cá chép. Vốn đầu tư là: 2,5tỷ đồng; số lao động thường xuyên: 5lao động; thu lãi hàng năm: 0,9tỷ đồng.
Như vậy, có thể thấy những biện pháp và các bước đi trên là cơ sở quan trọng để nông nghiệp huyện Phù Cừ phát triển cả về chất và lượng, tăng nhanh giá trị sản lượng hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
* Ứng dụng khoa học công nghệ
Các ngành chức năng của huyện chủ động phối hợp với các ngành đoàn thể tiếp nhận các mô hình khuyến nông, khuyến ngư và thực hiện các chương trình dự án về giống lúa, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản,
phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, cây trồng. Tích cực chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật đến bà con nông dân, hàng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn, đào tạo kỹ thuật và quản lý trang trại, thâm canh lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, phân bón, bảo vệ thực vật cho hàng nghìn lượt nông dân trong huyện. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú qua các kênh nhất là thông qua kênh truyền thanh đã tuyên truyền phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết, cơ chế chính sách, các tiến bộ kỹ thuật trong hoạt động nông nghiệp đến với nhân dân kịp thời có hiệu quả. Tín chấp hàng trăm tỷ đồng từ ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội cho nhân dân vay để phát triển sản xuất.
- Hoạt động khuyến nông, khuyến ngư: từ năm 2006 đến nay, công tác khuyến nông, khuyến ngư được quan tâm, các tiến bộ khoa học công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Mỗi năm, huyện Phù Cừ xây dựng hàng trăm mô hình đưa các tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản cả 3 vụ trong năm để chọn lọc, bổ sung vào sản xuất tại địa phương. Đến nay, nhiều mô hình tiêu biểu, hiệu quả đang được triển khai nhân rộng như mô hình nuôi gà, lợn an toàn sinh học theo quy mô trang trại; mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và hiệu quả bền vững; mở rộng mô hình trình diễn các giống lúa có triển vọng như nếp Yên Mỹ, lúa lai, Hương thơm số 1, Bắc thơm số 7... Năm 2012, thông qua các dự án có sử dụng kinh phí Nhà nước, trạm khuyến nông huyện xây dựng mô hình sử dụng máy làm đất công suất trung bình tại hai xã Đình Cao và Quang Hưng. Với mô hình này tiến độ làm đất được đẩy nhanh, chất lượng đất làm kỹ, chi phí thấp hơn 30-60 nghìn đồng/sào so với các máy làm đất công suất nhỏ. Từ hiệu quả của mô hình, nông dân ở các xã Minh Tân, Phan Sào Nam, Đoàn Đào đã đầu tư mua mới 13 máy làm đất công suất trung bình để phục vụ sản xuất. Mô hình gieo mạ trên nền đất cứng
và gieo xạ đã tiết kiệm chi phí 85 nghìn đồng/sào, đảm bảo chủ động bảo vệ mạ tốt trong các tình huống thời tiết rét hại, nắng gắt. Tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ của các đơn vị, huyện Phù Cừ đã xây dựng được cả chục mô hình trình diễn giống lúa tại các xã Quang Hưng, Đoàn Đào, Tống Phan... tổ chức nhiều cuộc hội thảo đầu bờ về kỹ thuật thâm canh lúa.
Việc xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông, khuyến ngư hiệu quả huyện Phù Cừ đã tạo được đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, vật nuôi, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh phù hợp với xu thế phát triển bền vững nông nghiệp.
- Hoạt động đào tạo, tập huấn kiến thức sản xuất cho nông dân: việc đào tạo, tập huấn kiến thức sản xuất nông nghiệp cho nông dân được thực hiện có hiệu quả. Giai đoạn 2006 - 2010 thực hiện quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Mỗi năm trạm khuyến nông huyện Phù Cừ mở 03 lớp dạy nghề, đào tạo cho 165 lao động nông thôn tham gia, qua đó giúp nông dân tại các xã nâng cao trình độ và kỹ năng sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới của huyện. Các lớp dạy nghề như: Trồng rau an toàn, chăn nuôi gà an toàn sinh học, chuẩn đoán nhanh bệnh động vật thuỷ sản, trồng lúa chất lượng cao... Sau khi tập huấn các học viên đều nắm được những kiến thức cơ bản của các nghề được đào tạo, từ đó cho thấy trạm khuyến nông triển khai thực hiện dạy nghề cho nông dân đã có hiệu quả, được nông dân đánh giá cao, có hiệu quả và thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển bền vững nông nghiệp. Giai đoạn 2011 - 2015, tiếp tục thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện đã mở rộng quy mô các ngành nghề như may mặc xuất khẩu, nghề điện dân dụng, sửa chữa lắp ráp máy nông nghiệp... qua đó hàng năm tạo việc làm cho trên 1.500 lao động.
- Tình hình ứng dụng giống cây - con mới trong sản xuất nông nghiệp: trong 5 năm trở lại đây, Phù Cừ đã tích cực ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tạo ra giống cây trồng mới kháng sâu, bệnh, chịu hạn như giống lúa thuần NB 01 kháng đạo ôn, chịu hạn tương đối tốt; giống Bắc thơm kháng bạc lá… bằng công nghệ lai ghép đã tạo ra nhiều giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt, sạch bệnh, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên của huyện; Tích cực áp dụng các biện pháp thụ tinh nhân tạo cho đàn lợn và đàn bò, tăng cơ cấu đàn bò cao sản và đàn lợn đa máu ngoại nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc; cơ cấu đàn giống gia cầm được chuyển dịch theo hướng bền vững, hiệu quả, chủ động sản xuất con giống phục vụ nhu cầu chăn nuôi tại chỗ và làm con giống hàng hóa, đồng thời tăng nhanh tổng đàn và sản lượng gia cầm siêu trứng, siêu thịt.
- Tình hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: với huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên hiện nay chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp nào ứng dụng công nghệ cao một cách toàn diện; một số mô hình kinh tế trang trại có áp dụng các biện pháp tích cực trong sản xuất như: trang trại cam đường canh, bưởi diễn ở Tiên Tiến và Tam Đa, các trang trại này bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tác động vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây để có các sản phẩm có chất lượng cao và vào từng thời điểm thích hợp.
- Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ trong thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản: nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp, huyện đã xây dựng đề án ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ trong thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tất cả các sản phẩm sau sản xuất đều được áp dụng các công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến theo hình thức đa dạng từ thấp đến cao nhằm làm giảm tổn thất
của quá trình sản xuất, tăng giá trị sản phẩm và thu nhập của người sản xuất trên cơ sở tạo điều kiện và thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm; khép kín chuỗi