Kinh nghiệm của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững nông nghiệp huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 25 - 27)

Bảng 2.12 : Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cừ

5. Kết cấu đề tài:

1.2. Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển

1.2.3. Kinh nghiệm của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Huyện Gia Lộc là một huyện nằm phía tây nam của tỉnh Hải Dương với tổng diện tích 112 km² và dân số 147.322 người. Địa hình Gia Lộc là đồng bằng, đất nông nghiệp chiếm 67% diện tích. Về giao thông, đường 17 chạy qua địa phận huyện và đường thủy trên sông Thái Bình; là huyện có xuất phát điểm làm nông nghiệp là chính, nhưng hiện nay đã trở thành huyện có kinh tế phát triển nhanh, đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải

Dương. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, Gia Lộc là một điểm sáng của tỉnh trên các phương diện, điển hình là nông nghiệp.

Huyện đã thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2006-2010, gắn với áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức liên doanh liên kết, từng bước gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, nhờ đó đã nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 ước đạt 123,7 tỷ đồng gấp 1,9 lần so với năm 2006.

Về trồng trọt chủ yếu là trồng lúa, các loại rau, khoai tây, tỏi, ớt, hoa đào... với nguồn nước phong phú. Rau, quả của Gia Lộc được tiêu thụ cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh phía nam. Trung tâm mua bán, trao đổi các sản phẩm nông nghiệp tập trung ở Chợ Đầu mối Nông sản Gia Lộc (thuộc khu vực Quán Nghiên xã Gia Xuyên). Tại xã Thống Nhất có Viện Cây lương thực Lương Đình Của (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt trên 90.000 tấn, giá trị sản xuất thực tế hiện nay đạt trên 85 triệu/ha canh tác.

Về chăn nuôi từng bước đi vào sản xuất theo mô hình trang trại, gia trại mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh môi trường; giá trị sản xuất tăng bình quân 1,72%/năm. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được quan tâm đúng mức, kịp thời dập tắt các ổ dịch bệnh nhanh chóng. Ngoài ra kinh tế vườn, kinh tế trang trại có bước phát triển khá. Toàn huyện có 126 gia trại, trang trại; doanh thu bình quân trên 200 triệu đồng/trang trại/năm (bình quân lãi trên 50 triệu đồng/ha/năm). Kinh tế hợp tác cũng được quan tâm tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển.

Trong quá trình chỉ đạo, điều hành, các cấp ủy Đảng và chính quyền đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của địa phương; đề ra các chương

trình, mục tiêu, xây dựng các đề án sát đúng, có tính khả thi cao và xây dựng các chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính quyền một cách cụ thể, sâu sát; tạo được sự đoàn kết nhất trí cao trong toàn đảng bộ, trong tập thể lãnh đạo, sự đồng thuận, hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân địa phương và của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở nên kết quả đạt được là đáng tự hào và rất đáng ghi nhận; xứng đáng là bài học kinh nghiệm quý báu, bổ ích cho rất nhiều địa phương có điều kiện tự nhiên-xã hội tương tự như huyện Gia Lộc.

Như vậy, có thể thấy những điểm mấu chốt mà huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình và huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã làm để phát triển bền vững nông nghiệp là: cùng với việc phát huy tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực sẵn có, họ đã thực hiện tốt việc khuyến khích đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; hỗ trợ nông dân về vốn, về kỹ thuật… nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển một cách toàn diện và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững nông nghiệp huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)