Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục tháo gỡ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững nông nghiệp huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 71 - 75)

Bảng 2.12 : Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cừ

2.3.3.Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục tháo gỡ

5. Kết cấu đề tài:

2.3.3.Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục tháo gỡ

2.3. Đánh giá chung

2.3.3.Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục tháo gỡ

- Vấn đề quản lý trong nông nghiệp chưa hiệu quả, còn thiếu các giải pháp để quản lý hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện có hiệu quả, việc định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai còn chưa được cụ thể, chưa đưa ra được những sản phẩm chủ lực của địa phương. Chưa có sự thống nhất

trong việc xác định vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp thể hiện qua sự đánh giá khác nhau, dẫn đến còn có những bất cập trong hoạch định và thực thi các chính sách phát triển nông nghiệp thời gian qua, nhất là chính sách đầu tư.

- Quy hoạch phân bổ tài nguyên cho phát triển nông nghiệp chưa hợp lý, chưa hướng tới thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, trong đó:

+ Các quy hoạch về đất, mặt nước cho sản xuất lúa gạo, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản chưa rõ ràng, chưa đầy đủ cụ thể để quản lý chặt chẽ theo yêu cầu của sản xuất từng loại cây trồng, vật nuôi.

+ Mức đầu tư vào nông nghiệp chưa tương xứng với vai trò của nó đối với phát triển kinh tế, cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Chất lượng nguồn lao động nông nghiệp thấp, quy mô, hình thức đào tạo còn manh mún, nhỏ lẻ, nguồn nhân lực nông thôn hiện nay so với yêu cầu vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Lực lượng lao động chủ yếu ở nông thôn vẫn là lao động phổ thông. Hiện tại công tác đào tạo nghề của huyện chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của lao động, nhất là những nghề đào tạo dài hạn. Việc liên kết và giới thiệu lao động đào tạo dài hạn còn nhiều hạn chế, số lao động được đào tạo nghề từ trung cấp trở lên là quá ít. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông vào học nghề quá ít. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có nguyên nhân từ công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh chưa được đồng bộ, triệt để. Công tác giáo dục hướng nghiệp còn mang nặng tính hình thức, không thể hiện đúng mục tiêu.

- Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ trong ngành nông nghiệp ở huyện còn hạn chế, bất cập về nhiều mặt, phần lớn chưa được đào tạo một

cách bài bản, chính quy về chuyên môn nghiệp vụ. Năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nhận thức trong đội ngũ cán bộ không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo; việc vận dụng các chủ trương, chính sách của cấp trên vào điều kiện cụ thể của từng địa phương chưa linh hoạt, còn sao chép một cách máy móc. Không ít cán bộ cấp xã chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không nắm vững các quy định của pháp luật, vì vậy quá trình thực hiện nhiệm vụ còn mang tính chủ quan, tuỳ tiện theo cảm tính cá nhân, không căn cứ vào quy định pháp luật dẫn đến vi phạm.

+ Về năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp, phần lớn thiếu khả năng độc lập, quyết đoán giải quyết công việc, thụ động trong thực thi các nhiệm vụ, thiếu khả năng bao quát tình hình, đồng thời chậm thích ứng với nhiệm vụ mới. Chưa có khả năng tư duy, dự báo, xây dựng chương trình kế hoạch, thiếu khả năng nghiên cứu, tổng hợp tình hình, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tinh thần hợp tác, phối hợp công việc còn nhiều hạn chế, nên hiệu quả công tác không cao.

+ Một bộ phận cán bộ không nhỏ sa sút về phẩm chất, đạo đức lối sống, thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ không tốt, có biểu hiện quan liêu, hách dịch, gây phiền hà cho nhân dan.

+ Bên cạnh sự thiếu hụt, bất cập về số lượng và yếu kém về chất lượng, thì việc xây dựng quy hoạc đào tạo, bồi dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và công tác sử dụng đội ngũ cán bộ chưa được quan tâm chỉ đạo một cách thoả đáng.

- Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất nông nghiệp tại huyện Phù Cừ vẫn còn nhiều bất cập.

+ Cơ giới hóa nông nghiệp còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Tình trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, ruộng đất bị xé lẻ, phần

lớn nông hộ có diện tích đất nhỏ, rải rác làm tăng rủi ro, ngăn cản quá trình áp dụng công nghệ tiên tiến, khó bảo quản hàng hoá, tăng chi phí sản xuất.

+ Vốn đầu tư cho ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế.

+ Các giống ít được thay đổi nên hạn chế về năng suất, sản lượng. Chuyển đổi cây trồng vật nuôi diễn ra chậm và chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Những giống cây, con mới đưa vào sản xuất đang dừng lại ở mô hình là chủ yếu, chưa nhân rộng ra diện rộng.

+ Cán bộ kỹ thuật hỗ trợ nông dân chưa hiệu quả, hoạt động còn nhiều bất cập có thể nói là chỉ hoạt động theo bề nổi, hoạt động theo các lân phát động phong trào sản xuất, dẫn đến hiểu biết của bà con nông dân về áp dụng khoa học công nghệ còn yếu kém.

CHƯƠNG 3

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÙ CỪ

3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển ngành bền vững nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững nông nghiệp huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 71 - 75)