Lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững nông nghiệp huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 54 - 59)

Đơn vị tính: người

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1. Trồng trọt 28.049 26.535 26.048 20.954 20.020 19.258 18.490 2. Chăn nuôi 5.325 5.833 6.046 6.450 6.952 7.182 7.260 Tổng số 33.374 32.368 32.094 27.404 26.972 26.440 25.750

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phù Cừ năm 2012)

Từ kết quả số liệu lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp trên, ta có biểu đồ phản ánh tăng giảm lao động của ngành nông nghiệp như sau:

Biểu đồ 2.3: Lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp

28.049 26.535 26.048 20.954 20.020 19.258 18.490 5.325 5.833 6.046 6.450 6.952 7.182 7.260 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 1.Trồng trọt 2.Chăn nuôi

Qua biểu đồ trên cho thấy lao động trong ngành nông nghiệp giảm, lao động ngành trồng trọt giảm theo từng năm, năm 2006 là 28.049 người, năm 2012 chỉ còn 18.490 người; lao động ngành chăn nuôi tăng lên so với ngành trồng trọt, năm 2006 là 5.325 người, năm 2012 tăng lên 7.260 người. Nguyên nhân tăng giảm lao động giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi là do quy hoạch phát triển mô hình trang trại chăn nuôi của huyện tăng, ngoài ra còn là do thu nhập của ngành chăn nuôi cao hơn ngành trồng trọt, nên số lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm so với ngành chăn nuôi.

* Vấn đề thu nhập

Thu nhập bình quân của người lao động nông thôn của huyện Phù Cừ hiện nay đã được tăng hơn rất nhiều so với những năm trước. Tính từ năm 2006 đến nay, thu nhập bình quân đầu người hộ nông dân không ngừng tăng lên, bình quân thu nhập đầu người tính theo giá hiện hành đạt 24 triệu

đồng/người, tương đương 1.143 USD (nguồn: Báo cáo phát triển Kinh tế - xã

hội năm 2012). Nông nghiệp vẫn là nguồn thu chủ yếu của hộ gia đình ở nông

thôn. Năm 2006 có 72,8%, năm 2012 có 62,7% lao động ở nông thôn dựa chủ yếu vào nông nghiệp, thuỷ sản. Nhờ thu nhập của người dân tăng nhanh, điều kiện sống của dân cư nông thôn được cải thiện rất nhiều.

Về thu nhập của người nông dân trong ngành nông nghiệp trong huyện đã được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên vẫn còn thấp so với các ngành nghề khác (Như thợ may lương trung bình 42triệu/người/năm; lương lao động phổ thông là 46triệu đồng/người/năm), sản xuất nông nghiệp hiện nay lợi nhuận còn quá thấp, trong khi các chi phí đầu vào thì cao hơn rất nhiều so với các ngành khác, nông dân đang sản xuất theo kiểu “lấy công làm lãi” là chủ yếu. Chính với mức thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn thấp như hiện nay ở huyện Phù Cừ sẽ không đủ sức thu hút người lao động, nhất là lực lượng lao động trẻ yên tâm tham gia sản xuất nông nghiệp. Như vậy, sản xuất nông nghiệp của huyện

Phù Cừ trong tương lai sẽ thiếu hụt lao động nhất là lực lượng lao động trẻ, có năng lực, trình độ tiếp thu và mạnh dạn đưa những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất để thúc đẩy nông nghiệp huyện Phù Cừ phát triển bền vững.

* Vấn đề xoá đói giảm nghèo

Huyện đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường đầu tư hơn nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với ổn định xã hội, xoá đói giảm nghèo tập trung vào đối tượng khó khăn; thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp hỗ trợ người nghèo, xã khó khăn tạo cơ hội về phát triển sản xuất để thoát nghèo thông qua các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, hỗ trợ sản xuất, tín dụng ưu đãi, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông; phát triển đa dạng các hoạt động dịch vụ đến tận thôn, xóm... xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển bền vững có hiệu quả, mô hình liên kết doanh nghiệp với hộ nghèo, xã khó khăn để phát triển kinh tế. Lồng ghép các nguồn vốn giữa Trung ương với địa phương; giữa ngân sách với huy động trong dân để thực hiện có hiệu quả hơn chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã khó khăn.

Huyện đã thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực của các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân về xoá đói, giảm nghèo, huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, phát triển mạng lưới an sinh xã hội. Các hoạt động từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ người nghèo, người không nơi nương tựa, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người gặp hoạn nạn, rủi ro, nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, nạn nhân của các tệ nạn xã hội luôn được huyện quan tâm.

Tạo động lực vươn lên làm giàu trong đông đảo tầng lớp dân cư, có cơ chế khuyến khích các hộ thoát nghèo, tạo cơ hội để hộ nghèo tự lực vượt

nghèo. Nên tỷ lệ hộ nghèo trong huyện từ trên 20% năm 2006 đã giảm xuống dưới 7,5% năm 2012.

Phát triển bền vững nông nghiệp đã góp phần tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo, đó là từ việc phát triển nông thôn trong thời gian qua, điều kiện cơ sở hạ tầng của huyện được cải thiện rất nhiều, dự án cải tạo điện RII được thực hiện hoàn thành ở các xã, thị trấn, đường liên thôn, liên xã đã được nhựa hoá, bê tông hoá 100%; đầu tư thuỷ lợi chuyển dần theo hướng đa mục tiêu, vừa phục vụ sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản đến phục vụ dân sinh. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ công và tăng năng suất sản xuất nông nghiệp cùng với các hỗ trợ đã góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo của huyện.

* Xây dựng nông thôn mới

Từ vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, huyện Phù Cừ xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu – phát triển kinh tế nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo phát triển kinh tế của huyện. Xây dựng nông thôn mới là “một cuộc cách mạng”, một nhiệm vụ chính trị quan trọng và rất nặng nề. Điều đó đòi hỏi cả hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện phải thống nhất đồng lòng. Với những chủ trương kịp thời, đúng đắn trong công tác chỉ đạo, tuyên truyền ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu hút doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào thu mua, chế biến nông sản, đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, cơ giới hoá nên nông nghiệp của huyện đã đạt được kết quả tiến bộ. Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh, huyện Phù Cừ đã xây dựng chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong giai đoạn từ nay đến 2015, phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đến nay, qua khảo sát đánh giá 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 13 xã, hầu hết các xã trong huyện đều chưa đạt, chỉ có một xã đạt cao nhất được 14/19 tiêu chí, có một xã đạt thấp nhất là 5/19 tiêu chí, còn lại đa số các xã đạt 9/19 tiêu chí. Mục tiêu của phát triển bền vững nông nghiệp cũng nằm trong mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, phát triển bền vững nông nghiệp là tiền đề và cơ sở quan trọng góp phần vào sự thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Phù Cừ.

* Công tác chăm sóc y tế cho nhân dân:

Công tác đảm bảo sức khỏe cho nhân dân ngày càng được chú trọng hơn, cụ thể số cơ sở khám chữa bệnh cho nhân dân được đầu tư nâng cấp, mở rộng số giường bệnh/số dân; số bác sĩ có tay nghề cao được thu hút ngày càng nhiều giai đoạn 2006 – 2010 trung bình mới có 26 bác sĩ thì đến năm 2012 có 31 bác sĩ; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ngày càng giảm.

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu về y tế huyện Phù Cừ giai đoạn 2006 – 2010 và năm 2012

Chỉ tiêu ĐVT 2006 – 2010 2012

1. Cơ sở khám chữa bệnh Cơ sở 17 17

2. Giường bệnh giường 138 138 - Bệnh viện cấp huyện 50 50 - Trạm y tế xã 64 64 - Phòng khám tư nhân 24 24 3. Cán bộ ngành y Người 144 171 - Bác sĩ và trình độ cao hơn 26 31 - Y sĩ 93 107

- Điều dưỡng, KT viên, nữ hộ sinh và các cán bộ

25 33

4. Số bác sĩ/vạn dân Người 3,7 4,4

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phù Cừ năm 2012)

Qua bảng 2.11 ta thấy công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và thu hút nhân lực tham gia. Giai đoạn 2006 – 2010 có 3,7 bác sĩ/vạn dân thì đến năm 2012 đã có 4,4 bác sĩ/vạn dân; đội ngũ y bác sĩ hàng năm đều được bổ sung; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng mỗi năm giảm trên 1%. Trong những năm tiếp theo huyện tiếp tục đầu tư xây dựng mới bệnh viện đa khoa cấp huyện với 100 giường bệnh, đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

2.2.3. Phát triển bền vững về nguồn tài nguyên và môi trường

* Tài nguyên đất đai

Hiện nay, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 9.382,33ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 6.524,07ha, chiếm 69,5% diện tích đất tự nhiên của huyện và 10,52% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp ở Phù Cừ cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững nông nghiệp huyện phù cừ, tỉnh hưng yên (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)