PHƢƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Quảng Bình (Trang 40 - 43)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

2.2.1 Nguồn số liệu thực hiện đề tài

Nguồn số liệu thực hiện đề tài đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu. Các nguồn số liệu chủ yếu sau:

Văn phòng UBND tỉnh: Các kế hoạch, báo cáo và các văn bản có liên quan. Cục thống kê tỉnh: Niên giám thống kê các năm 2005 - 2013, các báo cáo thống kê có liên quan.

Các sở, ban ngành tỉnh Quảng Bình: Các Nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản quản lý chỉ đạo, các báo cáo có liên quan.

Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình: Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, các văn bản, báo cáo, số liệu có liên quan.

Các số liệu điều tra thu thập ở 80 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chọn điều tra mẫu.

2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu là việc làm cần thiết trong nghiên cứu kinh tế, bao gồm thu thập số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Việc thu thập tốt các số liệu sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và xử lý số liệu, từ đó có những đành giá chính xác về thực trạng của các vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hữu ích giúp cho đề tài nghiên cứu đƣợc hoàn thiện.

- Thu thập tài liệu thứ cấp: Tổng hợp số liệu về các cơ sở kinh tế tƣ nhân thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân. Là những số liệu đã có sẵn, đƣợc tổng hợp từ trƣớc đã đƣợc công bố. Trong đề tài, số liệu thứ cấp bao gồm các số liệu về các cơ sở kinh

tế tƣ nhân, số lao động, số vốn và các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân, số liệu phục vụ đề tài đƣợc tiến hành thu thập trên sách báo, báo cáo tổng kết kinh doanh của các doanh nghiệp, Internet... Các số liệu này có vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin cơ bản làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

- Thu thấp số liệu sơ cấp: điều tra chọn mẫu 80 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân tại các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Bình. Là những tài liệu đƣợc thu thập trực tiếp thông qua các cuộc điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi đƣợc thiết kế trƣớc. Thu thập các số liệu này giúp chúng ta thấy đƣợc những thành tựu đã đạt đƣợc trong SXKD, tìm hiểu đƣợc nguyên nhân của những tồn tại để phân tích rỏ hiện tƣợng, qua đó đề xuất các giải pháp phát triển KTTN nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2.2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu

Có hai dạng thông tin đề tài thu thập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế gồm: thông tin định tính và thông tin định lƣợng. Do đó, đề tài có hai hƣớng xử lý thông tin nhƣ sau: Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện và Xử lý toán học đối với các thông tin định lƣợng. Đây là việc sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xác định xu hƣớng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập đƣợc.

Xử lý thông tin định tính

Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài đƣợc thực hiện bắt đầu từ việc thu thập qua các phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu…xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập đƣợc. Bƣớc tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính, tức là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện đƣợc xem xét.

Xử lý thông tin định lƣợng

Thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm; sau đó sắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và

xu thế của sự vật. Các số liệu có thể đƣợc trình bày dƣới nhiều dạng, từ thấp đến cao: Những con số rời rạc. Bảng số liệu. Biểu đồ. Đồ thị. Phân tích chỉ số

+ Chỉ số tăng trƣởng bình quần đƣợc tính bằng công thức: I = n 1 0 n a a  - 1 (% /năm)

Trong đó: I: tốc đô ̣ tăng trƣởng bình quân của các chỉ tiêu cần đánh giá

an: các chỉ tiêu cần đánh giá năm so sánh n ao: các chỉ tiêu cần đánh giá năm gốc

n: số năm

Ví dụ: Tốc đô ̣ tăng trƣởng bình quân của số lƣợng cơ sở đƣợc tính nhƣ sau Isl = n 1 0 n a a  - 1 (% /năm)

Trong đó Isl: tốc đô ̣ tăng trƣởng bình quân về số lƣợng cơ sở KTTN an: số lƣợng các cơ sở KTTN năm so sánh n

ao: số lƣợng các cơ sở KTTN năm gốc n: số năm

+ Hệ số tăng trƣởng của số lƣợng doanh nghiệp , vốn, tài sản, lao động của các cơ sở KTTN đƣợc tính bằng công thức: H = 0 n a a (lần)

Trong đó H: hê ̣ số tăng trƣởng của các chỉ tiêu cần so sánh

an: các chỉ tiêu cần so sánh năm n

ao: các chỉ tiêu cần so sánh năm gốc

Ví dụ: Hệ số tăng trƣởng của số lƣợng đƣơ ̣c tính nhƣ sau H = 0 n a a (lần)

an: số lƣợng năm n ao: số lƣợng năm gốc

- Nguồn vốn bình quân một DN = Tổng nguồn vốn

(%) Tổng số DN

- Lao động bình quân một DN = Tổng lao động (%) Tổng số DN

Tóm lại, để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài có sử dụng cả hai dạng xử lý thông tin: định tính và định lƣợng, trong đó chủ yếu sử dụng dạng xử lý thông tin định lƣợng để sắp xếp các con số rời rạc liên quan đến phát triển từ đó xây dựng các bảng số liệu, xây dựng các biểu đồ và phân tích các chỉ số để tìm ra mối liên hệ và xu hƣớng chung của các nội dung nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế tư nhân ở Quảng Bình (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)